Thứ ba, Tháng mười 15, 2024
Trang chủNHỊP CẦU BẠN ĐỌCBẠN ĐỌC VIẾTVỀ MIỀN TÂY, THĂM CÁC ĐỊA DANH LỊCH SỬ

VỀ MIỀN TÂY, THĂM CÁC ĐỊA DANH LỊCH SỬ

Chuyến đi lần này, đoàn chúng tôi dành nhiều thời gian trải nghiệm các địa điểm nổi tiếng ở miền Tây, đây chính là các địa danh gắn liền với tên tuổi các nhân vật lịch sử, với những dấu mốc của một thời hào hùng.

Điểm đấu tiên chúng tôi đến là Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định, ông sinh năm 1820 tại Bình Sơn, Quảng Ngãi, sinh sống tại Gò Công, Tiền Giang, ông là võ quan Triều Nguyễn, là thủ lĩnh chống Pháp, ông cũng là người khai hoang lập ấp tạo dựng giúp dân làng xây dựng cuộc sống.

Sau khi bị thương, ông quyết không để lọt vào tay giặc và đã dùng gươm tự sát năm vừa tròn 44 tuổi.

Điểm tiếp tiếp theo của đoàn là xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây vào năm 1978, bọn Pôn Pốt đã giết hại bà con nhân dân ta một cách dã man, 3.157 người chết, trong đó đã tìm thấy 1.157 hài cốt của người dân. Sau đó, tỉnh An Giang đã xây mồ hình búp sen trắng năm cánh úp ngược để thờ nhằm tố cáo tội ác man rợ của bọn giệt chủng Pôn Pốt. Đó chính là bản cáo trạng về tội ác Pôn Pốt làm rúng động cả thế giới và là bằng chứng đanh thép khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa hành động cao đẹp đến từ đội quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Đến Hà Tiên, chúng tôi bước vào Đền Thờ họ Mạc, ông Mạc Cửu là một thương gia người Hoa, ông sinh năm 1655, mất năm 1735, ông có công khai phá hình thành nên đất Hà Tiên.

Các con cháu nội, ngoại họ Mạc noi gương ông gầy dựng nên cơ nghiệp tại đất Hà Tiên. Không những vậy, ông còn giỏi tài dụng binh. Khi ông qua đời, ở tuổi 80, Nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu khai trấn thượng trụ quốc Đại tước quân Vũ Nghị công.

Điểm đến tiếp theo của đoàn là Khu di tích cấp quốc gia nơi có anh hùng lực lượng vũ trang Phan Thị Ràng, bà còn có tên cách mạng là Tư Phùng, bà là nguyên mẫu chị Sứ trong tác phầm Hòn Đất. Bà sinh năm 1937, tham gia kháng chiến từ lúc còn thiếu niên, sau nhiều năm hoạt động cách mạng, bà đã động viên em mình cùng tham gia kháng chiến.

Sau khi bà bị địch bắt vì không khai thác được gì ở bà nên chúng đã treo bà lên cây và róc từng xớ thịt của bà cho đến chết, bà hy sinh khi vừa tròn 25 tuổi.

Đến Rạch Giá, Kiên Giang, chúng tôi ghé thăm người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ông là người yêu nước, thương dân, ông đứng đầu trong các cuộc khởi nghĩa đánh thực dân Pháp, khi bị địch bắt sống ông khảng khái nói rằng “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây”. Không dụ giỗ được ông, chúng đưa ông về Rạch Giá chém đầu, lúc đó ông tròn 30 tuổi.

Tiếp đó, đoàn chúng tôi ghé rừng U Minh Thượng, lúc này tôi liên tưởng đến những năm tháng chiến tranh chống Mỹ vô cùng ác liệt, bộ đội ta anh dũng hy sinh trong khu rừng đầm lầy.

Khu rừng này rộng hơn 8.000 ha, bao quanh là cây rừng, cỏ dại, với đa dạng sinh thực vật. Rừng U Minh là nơi chứng kiến một thời oanh liệt, hào hùng của quân đội ta.

Tới Mũi Cà Mau, nơi địa đầu thiêng liêng của Tổ quốc, hàng năm nơi đây thu hút hơn 1 tỷ lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Sau đó, đoàn đến hòn đảo Hòn Đá Bạc Trần Văn Thời, Cà Mau, được Đảng, Nhà nước ta xây dựng thành Khu di tích lịch sử quốc gia.

Tại đây, vào năm 1981-1984, lực lượng an ninh Việt Nam đã phá tan âm mưu và ảo vọng của tổ chức phản động, đánh bại bọn gián điệp trong nội địa, bắt giữ 148 tên gián điệp, biệt kích, thu giữ nhiều vũ khí các loại, mìn, thuốc nổ, điện đài, tàu vận tải. Hòn Đá Bạc đã trở thành di sản văn hoá đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Tới miền Tây sông nước, đoàn còn ghé nhiều địa điểm nổi tiếng, đó là những công trình khoa học hiện đại, những điểm du lịch hấp dẫn…

Trong chuyến tham quan, tôi có cơ duyên gặp thương binh Phan Văn Tiệp, quê Cái Bè, Tiền Giang. Ông nhớ lại, thuở trước đồng bào nơi đây sống trong cảnh nước mất nhà tan, bản thân ông đi kháng chiến trong rừng, nhịn đói nhìn khát, xung quanh toàn là bom đạn, máy bay trực thăng của địch. Thời điểm đó, chỉ được bộ đồ mang trong người cả tháng chưa thay, chui rúc khắp nơi, nay chỗ này mai chỗ kia, đồng đội mình trúng đạn chết nằm trên vũng sình, tôi bị thương được y tá băng bó xong vẫn bò lết tiếp tục chiến đấu…

Chuyến đi đã giúp chúng tôi hiểu hơn về thời chiến, qua đó thầm biết ơn, tri ân các anh, các chị, những người không tiếc máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nguyễn Nhị

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây