SỐNG MÃI TÊN ANH
(Viết về chiến sĩ Tư Bắc Đơn vị I.4 Sài Gòn Gia Định)-Bài được đ8ang trên đặc san ” LINH KHÍ QUỐC GIA” số 1
Anh tên là Cố, chẳng biết ngày xưa Bố Mẹ anh có cố đẻ thêm anh hay không mà đặt cho anh cái tên Cố! Anh hơn tuổi chúng tôi, nên mọi người xem anh như anh cả trong đơn vị Anh là một người cùng quê, cùng nhập ngũ, cùng đi B chiến đấu một ngày, vào đến chiến trường, cùng đơn vị phòng chính bộ I.4 Sài Gòn Gia Định.
Bước đầu anh làm quản lý hậu cần, anh như người chị gái chăm chỉ tảo tần lo bữa ăn cho anh em chúng tôi. Anh bon bon trên chiếc xe đạp tồng tềnh chẳng có cát te, dè chắn chất đầy mắm muối, rau dưa, cá thịt … Anh người nông dân thực hụ, một người lính anh nuôi lý tưởng vui tính, nồng hậu, nụ cười luôn nở trên môi, cái miệng hơi rộng, đôi môi dầy, nhưng chân tình và nhân hậu!
Tôi nhớ những đêm hai anh em giăng võng kề nhau trong căn cứ Rừng Le thuở chiến trường, với bao tâm sự sâu lắng về mảnh đất Hà Bắc quê tôi, nơi anh và tôi sinh ra, trên cánh đồng chiêm chũng hai mùa ngập úng, lớn lên cùng khoai lúa, ốc cua … Tuổi trẻ gian truân của anh thời ly loạn, mẹ gánh anh chạy giặc Tây khi chúng xua quân lính càn quét xóm làng. Chiếc máy bay “Bê Banh xít” của giặc Pháp bay ràn rạt trên những làng quê vỡ vụn cả không gian. Từng đoàn người nối đuôi nhau chạy vào vùng tề tránh bơm rơi đạn nổ … Người mẹ của anh bị giặc Pháp bắt đưa lên trại lính trên núi Thiên Thai … bà trở về như cái xác không hồn, sự tủi nhục không giữ tròn tiết hạnh cùng chồng, bà đau buồn và qua đời ở tuổi bốn mươi lăm! Bố anh gà trống nuôi con, hồi anh mới hai tuổi bị đậu mùa, mặt đầy vết sẹo, người ta gọi là rỗ hoa. Anh là con thứ ba trong gia đình, nên trong đơn vị chúng tôi gọi anh là Tư cố. Nhưng danh từ miền Nam: Cố là cố ăn, tham ăn, nên chúng Tôi gọi anh là Tư Bắc, cái tên Tư Bắc theo anh suốt những năm tháng thời chiến trường Sài Gòn Gia Định.
Đầu năm 1972, đơn vị xuống đường, anh nhận nhiệm vụ xuống Tiểu đoàn 2 thuộc N.10, về ém quân tại Đồng Tháp Mười. Để bảo đảm an toàn lực lượng chờ giờ G, mỗi cán bộ, chiến sĩ “chém vè” một khu vực riêng, nếu đụng độ với địch tự chiến đấu, các điểm khác không chi viện.
Hôm ấy, sáng Tháp Mười mênh mông nắng, bầu trời xanh cao trong vắt, gió nhẹ mơn man, những cánh sen hồng rạt rào lay động, tỏa mùi hương thơm ngát một vùng. Lúc ấy khoảng 8 giờ pháo địch từ bốn phía dội ầm ầm xuống cánh đồng, tiếng nổ ầm vang xé tan cảnh thanh bình tĩnh mịch, từng cụng khói lửa bốc cao ngùn ngụt. Khi đạn pháo vừa dứt, từng bày trực thăng địch lao tới bắn phá, đổ quân xuống cánh đồng, bọn lính xả đạn vào bất cứ mực tiêu nào chúng nghi ngờ có Việt Cộng. Một tiểu đoàn địch bao vây một gò đất nhỏ, ở đó có tiếng súng AK nổ vang, chúng dàn quân xông lên, đoàng – một tên lính quay lơ, chúng la ó lùi ra xa, rồi lại bò vào, lại đoàng, một tên nữa dãy chết … Cứ thế, từ sáng đến 11 giờ trưa chúng tổ chức nhiều đợt tấn công, nhiều tên chết, chúng lại phải lùi ra xa. Đúng 12 giờ trưa, chúng xốc lại đội hình tổ chức tấn công, bọn lính địch tràn lên dày đặc. Sự im lặng đến rợn người, chúng nghĩ chiến sĩ ta đã hy sinh, chúng hô nhau đứng lên, súng lăm lăm trong tay chạy ùa vào. Đoàng, tiếng lựu đạn nổ vang, khói lửa trùm lên bọn giặc, đứa chết, đứa bị thương la liệt. Số sống sót rút ra xa củng cố lực lượng, tiếp tục tiến công, nhưng đều thất bại, xác bọn lính nằm ngổn ngang trên đồng cỏ Tháp Mười.
Cuộc chiến đấu không cân sức kéo dài tối 4 giờ chiều cùng ngày, khẩu súng AK trong tay anh Tư Bắc chỉ còn 3 viên đạn cuối cùng. Hình như bọn địch cũng đoán biết chiến sĩ ta sắp hết đạn, chúng ùa lên tấn công hòng bắt sống anh và tịch thu vũ khí của Việt Cộng.
Chúng hò reo ùa lên từ bốn phía. Với tình chiến đấu “quyế tử cho Tổ Quốc quyết sinh” giấy phút lạnh lùng đến bất tử của người chiến sỹ Giải phóng quân Miền Nam Tư Bắc. Anh mở căng đôi mắt nhìn kẻ thù áo ào xông lên, năm mét, rồi ba mét …
Anh nhằm thẳng vào kẻ thù nhả hết ba viên đạn cuối cùng, đứa chết đứa bị thương lăn xuống cỏ – anh cất tiếng hò vang “Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm”. Sau tiếng hô vang dậy cả cánh đồng, anh vung tay đập gãy đôi cây súng. Bọn địch điên cuồng bắn anh gục xuống ngay chỗ anh đứng những dòng máu đỏ thắm của người chiến sĩ Giải Phóng Quân thấm vào lòng đất Đồng Tháp Mười tỏa ngát hương Sen!
Sau ngày 30.4.1975, vì mưu sinh cuộc sống cơm áo gạo tiền, tôi chưa có dịp về lại Đồng Tháp Mười, chỉ mãi đến sau tết 1982 tôi mới có dịp về thăm lại chiến trường xưa, tìm đến vùng đất nơi anh Tư Bắc chiến đấu hy sinh, nơi giờ đây con lộ đỏ vắt ngang như một dãi lụa đào. Tôi băng xuống, săn quần lội phăm phăm trên đồng cỏ mềm mại ẩm ướt hơi sương mong tìm được “báu vật” nơi người đồng đội, người anh đồng hương Bắc Ninh ngã xuống. Tôi vừa lội vừa gọi tên anh. Anh Tư Bắc ơi, hốp phách anh có linh thiêng hãy đưa đường chỉ lối cho em tìm thấy phần mộ anh … Nhưng tiếng gọi vô vọng của tôi như chìm vào trong khoảng không gian mênh mông vô tận!
Có lẽ tiếng gọi của tôi đã đến tai một bà má nơi gần đó. Trước mắt tôi người má Tháp Mười như từ trong quả thị bước ra. Má nắm tay tôi đôi mắt lấp lánh ngấn lệ, tiếng má run run, trầm xuống: “ con đi tìm người chiến sĩ Quân Giải phóng anh hùng phải không …” Tôi chỉ biết dạ trong niềm xúc động nghẹn ngào. Chính mẹ là người kể cho tôi nghe về gương chiến đấu hi sinh của anh Tư Bắc. Tôi ôm chầm lấy mẹ như người con chiến sĩ thủa nào!
Phần mộ vô danh của anh đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ Kiến Tường trong những năm 1980. Tấm gương chiến đấu hy sinh bất tử của anh mãi mãi sống trong lòng người dân Tháp Mười tỏa ngát hương Sen!
Xuân Hòa