linh khí quốc gia

Trang tin điện tử của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ
IMG_1615631091742_1615631549177
13-3-2021 (5)
13-3-2021 (12)
13-3-2021 (23)
13-3-2021 (26)
13-3-2021 (40)
13-3-2021 (49)
13-3-2021 (67)
13-3-2021 (297)
13-3-2021 (296)
13-3-2021 (286)
13-3-2021 (272)
13-3-2021 (234)
13-3-2021 (221)
13-3-2021 (168)
13-3-2021 (101)
13-3-2021 (83)
13-3-2021 (301)
13-3-2021 (308)
13-3-2021 (309)
13-3-2021 (324)
13-3-2021 (353)
Previous
Next
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN BÀI MỚI
    • Đặc san
    • Thời sự
    • KT-XH
    • Tri ân
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
    • Tin hoạt động Hội
    • Chỉ đạo điều hành
    • Thông báo
  • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • Tìm mộ liệt sĩ
    • Tìm thân nhân liệt sĩ
    • Danh tính Liệt sĩ
    • Nghĩa trang
  • VĂN HÓA VĂN NGHỆ
    • Tin văn hóa
    • Ca nhạc
    • Thơ
    • Tác phẩm
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Chính sách mới
    • Người có công
    • Pháp luật
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • Bạn đọc viết
    • Hỏi đáp
  • DIỄN ĐÀN
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • TỰ GIỚI THIỆU
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN BÀI MỚI
    • Đặc san
    • Thời sự
    • KT-XH
    • Tri ân
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
    • Tin hoạt động Hội
    • Chỉ đạo điều hành
    • Thông báo
  • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • Tìm mộ liệt sĩ
    • Tìm thân nhân liệt sĩ
    • Danh tính Liệt sĩ
    • Nghĩa trang
  • VĂN HÓA VĂN NGHỆ
    • Tin văn hóa
    • Ca nhạc
    • Thơ
    • Tác phẩm
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Chính sách mới
    • Người có công
    • Pháp luật
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • Bạn đọc viết
    • Hỏi đáp
  • DIỄN ĐÀN
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • TỰ GIỚI THIỆU
Trang chủ Nhịp cầu bạn đọc Bạn đọc viết

NHỚ VỀ BÁC HỒ VỚI THƯƠNG BINH LIỆT SĨ,  NHÂN DỊP KỶ NIỆM 74 NĂM NGÀY TBLS (27/7/1947- 27/7/2021).

19/07/2021
trong Bạn đọc viết, Tin tức, Tin văn hóa, Tri ân
0
0
Lượt chia sẻ
145
Lượt xem
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

NHỚ VỀ BÁC HỒ VỚI THƯƠNG BINH LIỆT SĨ,  NHÂN DỊP KỶ NIỆM 74 NĂM NGÀY TBLS (27/7/1947- 27/7/2021).

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt vòng hoa tại tượng đài Tổ quốc Ghi Công  anh hùng Liệt sĩ ( ảnh Tư liệu-Internet)

READ ALSO

Cải cách tiền lương Quân đội theo Nghị quyết số 27-NQ/TW

Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Ngày thơ Việt Nam Xuân Quý Mão

 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ  vĩ đại của Đảng và dân tộc, Người cha thân yêu của các Lực lương  vũ trang nhân dân ta.Bác đã dành muôn vàn tình thương yêu  cho quân và dân ta, cho đồng bào các dân tộc. Bác Hồ đặc biệt quan tâm thương binh và gia đình liệt sĩ , những ân nhân của dân tộc.
Suốt 24 năm  kể từ ngày nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (tháng 9/1945) đến tháng 5-1969, có khoảng 25 lần Bác Hồ gửi  thư thăm anh chị em thương binh, gia đình liệt sĩ và Người đã gương mẫu đóng góp tặng phẩm, tiền lương trực tiếp gíup thương binh gia đình liệt sĩ.
Ngày 10 thảng 3 năm 1946, Báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ . Trong thư có đoạn: “Tôi kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em  đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh  cho nước nhà”. Và sau đó, trong thư gửi đồng bào Việt Nam”, Hồ Chủ tịch lại viết: “Tôi nghiêng mình  trước linh hồn những chiến sĩ  và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng”.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước đặt vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ tại một nghĩa trang Liệt sĩ ( ảnh Tư liệu-Internet)

Ngày 7 tháng 11 năm 1946, Người đã đến dự lễ “Mùa đông binh sĩ” do Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam  tổ chức tại nhà hát thành phố Hà Nội,  vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  xâm lươc đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh  anh dũng, một số nữa là thương binh , bệnh binh , đời sống gặp nhiều khó khăn, tuy rằng hầu hết anh chị em  đều sẵn sàng chịu đựng vượt qua, không kêu ca phàn nàn. Song biết tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn  một ngày nào đó trong năm làm”ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị  đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm làm “Ngày thương binh liệt  sĩ”. Và ngày thương binh liệt sĩ đầu tiên được tổ chức trong năm 1947.

Nơi ghi dấu ấn ngày ra đời ngày thương binh liệt sị 27/7 ( ảnh Tư liệu-Internet)

Trong thư gửi Thường trực Ban tổ chức “Ngày thương binh liệt sĩ” 27 tháng 7 năm 1947, Hồ Chủ tịch viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy , giang sơn, sự nghiệp , mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tồ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em,vợ con, ao  vườn, làng mạc ta bị nguy ngặp. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ  mà nay một số đã thành thương binh”. Người giải thích: “Thương binh là ngưới đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm, xẻ áo, gíup đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp một chiếc áo lụa , một tháng lương và tiền ăn một bữa. Người động viên tất cả nhân viên của Phủ Chủ tịch , tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng để tặng thương binh.
Một năm sau, trong thư gửi đồng bào nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ lần thứ 2 (27/7/1948), Hồ Chủ tịch viết: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to, đe dọa tràn ngập cả non sông  Tổ quốc, đe doạ cuốn trôi cả tính mệnh,tài sản , chìm đắm cả bố mẹ, vợ con , dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông   thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”. Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch, để  cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên  bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ không thề tái sinh”. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi  đồng bào: “Trước đã  giúp đỡ , sau này sẽ sẵn sàng giúp đở mãi…”. Và hàng năm đến ngày thương binh liệt sĩ Bác Hồ đều gửi thư  và quà tặng thương binh, gia đình liệt sĩ. Năm 1949, Hồ Chủ tịch gửi  tặng anh chị em thương binh một số khăn mặt , quần áo và một tháng lương 1.000 đồng. Năm 1950, Người lại gửi một tháng lương tặng thương binh và gia đình liệt sĩ. Năm 1951, ngoài việc tặng chị em thương binh một số bộ quần áo, Người đề nghị  “Chính quyền , đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã trích một phần ruộng công , vận động đồng bào cày cấy, lấy hoa lợi đón thương binh về xã. Anh em thương binh tùy sức mà làm công việc nhẹ,làm như vậy là giúp lâu dài, chứ không phải là gíup trong một thời gian”. 

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt vòng hoa tại tượng đài Tổ quốc Ghi Công  anh hùng Liệt sĩ ( ảnh Tư liệu-Internet)

Từ đó, phong trào đón thương binh về làng do Hồ Chủ tich vận động đã được chính quyền, đoàn thể  vá đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng.
Ngày 27 tháng 7 năm 1952, trong thư gởi  Bộ Trưởng Thương binh – Cựu binh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị coi việc gíup thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ là một nghĩa vụ, chứ không nên coi  là một việc làm phúc. Người cũng căn dặn anh chi ẹm  thương binh “tránh tâm lý công thần,  chớ bi quan chán nản, hoà mình với nhân dân và luôn luôn  cố gắng”.

Năm 1954, sau khi Miền Bắc hoàn toàn giải phóng , ngày 31 tháng 12, Hồ Chủ tịch cùng các đồng chí Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Gíap…đã đến đặt vòng hoa lên đài liệt sĩ vừa được dựng lên trong vườn hoa cạnh quảng trường Ba Đình, trước  Phủ Chủ tịch. Đứng trước đài liệt sĩ,hương trầm nghi ngút, Bác Hồ bùi ngùi  tưởng nhớ các liệt sĩ, không cầm được dòng nước mắt. Thủ tướng Phạm Văn Đồng  đã thay mặt Bác đọc diễn từ. Bác viết: “Hỡi các liệt sĩ! Trong lúc cả nước vui mừng  thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ. Tiếng thơm  các liệt sĩ để muôn đời truyền với sử xanh Một nén hương thanh/Vài lời an ủi; Anh linh của các liệt sĩ bất diệt/ Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm…”

Trong một lần đi thăm trường thương binh hỏng mắt, Bác Hồ đã khuyên anh chị em  “tàn mà không phế”.  Bác đã dành nhiều phần thưởng  cho các thương binh lao động, học tập giỏi.
Hàng năm , trong những lời chúc mừng năm mới, Bác kêu gọi đồng bào nhân những ngày kỷ niệm  kháng chiến, Bác Hồ vẫn gửi lời  chúc thân ái đến các thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ .
Thật là bao la, vô vàn tình thương yêu mà Bác đã giành cho đồng bào, chiến sĩ ta, đặc biệt với các thương binh, gia đình liệt sĩ.
Những lời dạy vô cùng quý giá của Bác cách đây đã mấy mươi năm, vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta.                                    

Tháng 7/2021

Đại tá, cựu chiến binh:  NGUYỄN VĂN  BẠCH

 

Chia sẻTweet

Xem thêm Bài viết

Cải cách tiền lương Quân đội theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
Tin tức

Cải cách tiền lương Quân đội theo Nghị quyết số 27-NQ/TW

07/02/2023
Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Ngày thơ Việt Nam Xuân Quý Mão
Tin tức

Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Ngày thơ Việt Nam Xuân Quý Mão

06/02/2023
Thời sự

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ 3 BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ

05/02/2023
Đặc san

MẸ CÒN DAY DỨT MÃI

05/02/2023
Quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Tin tức

Quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

04/02/2023
Tự hào khi được đồng hành cùng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM
Bạn đọc viết

Tự hào khi được đồng hành cùng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM

04/02/2023
Bài tiếp theo

QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tìm Liệt sỹ Hoàng Khắc Xương D6E2F5

11/03/2021

TRỞ VỀ

18/07/2022

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG – kỳ mười một 

24/06/2021

TP.HCM TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIÃN CÁCH XÃ HỘI TỪ NGÀY 16/9/2021 ĐẾN HẾT NGÀY 30/9/2021

15/09/2021
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • LIÊN HỆ
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • LIÊN HỆ

hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố hồ chí minh

Địa chỉ: 26 Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại : (+84)2866539948.
Email:hoihotrogiadinhlietsytphcm@gmail.com | linhkhiquocgia@gmail.com

Chủ tịch Hội: Trần Thế Tuyển. Điện thoại: +84 938006868
Quản trị web: Nguyễn Đồng Bằng. Điện thoại: +84 913906766
Giấy phép số: 113/GP-XBĐS-Bộ TTTT ngày 16/10/2020