Anh Nguyễn Xuân Đạt là chiến sĩ pháo cao xạ của quân chủng phòng không không quân thuộc Tiểu đoàn 28, Trung đoàn 230, Sư đoàn 367.
Anh cho biết, Trung đoàn của anh làm nhiệm vụ phối kết hợp với các đơn vị bộ binh từ Tây Nguyên tiến về Sài Gòn. Khác với lần chiến đấu ở Quảng Trị năm 1972, lần này đơn vị thần tốc hành quân, vừa đánh địch vừa truy kích bọn tàn binh. Mỗi ngày lại thêm vài tỉnh giải phóng, các anh không gặp trở ngại gì, khí thế hừng hực tiến công, quân địch tan rã từng mảng.
Sau khi qua ngầm Sông Bé, tiến về Đồng Nai và dừng lại một cánh rừng ven đô cách Sài Gòn 40 km theo đường chim bay.
Tiếng súng nổ ran các khu vực gần đó, rồi im hẳn. Các anh đào hầm, triễn khai trận địa, đơn vị đang chuẩn bị ăn cơm trưa thì được tin Sài Gòn giải phóng. Quân ta đã làm chủ toàn vùng. Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
CCB Nguyễn Xuân Đạt
Nhận được tin này, anh em trong đơn vị ôm nhau reo hò, tất cả hô to “Sài Gòn Giải phóng rồi, Việt Nam giải phóng rồi, nước nhà thống nhất rồi”. Cứ thế mọi người ôm chặt lấy nhau vừa nhảy vừa hô vừa khóc, ai cũng khóc. Có người sắp được về quê thăm lại gia đình và người yêu rồi, mừng quá quên ăn, quên mệt.
Buổi tối hôm đó các anh vào tiếp quản sân bay Phú Lợi, rồi đến sân bay Tân Sơn Nhất, ánh đèn rực rỡ mà các anh chưa bao giờ thấy. máy bay ngổn ngang hư hỏng trực thăng, C130, F4, Ad6, và nhiều loại khác nằm chỏng chơ của địch.
Sáng 1/5, đơn vị anh tổ chức liên hoan ăn mừng chiến thắng. Buổi tối sinh hoạt văn nghệ, hát và đọc thơ rồi nghe Đài tiếng nói Việt Nam nói về chiến thắng. Ôi! niềm vui giải phóng diễn ra quá nhanh, cứ ngỡ như trong mơ. Có lẽ đây là cái khoảng khắc đặc biệt nhất của cuộc đời người lính.
Sáng hôm sau bộ đội duyệt binh rầm rộ khắp các trục đường lộ, diễu hành qua các tuyến đường xung quanh Sài Gòn, và hô vang Sài Gòn giải phóng, Việt Nam thống nhất. sài Gòn giải phóng, Việt Nam thống nhất cứ như thế bộ đội hô vang của người chiến thắng.
Bọn nguỵ quân nguỵ quyền thì được đưa đi vào các trại tập trung cải tạo.
Cả nước vui mừng, nhân dân hồ hởi phấn khởi đứng hai bên lề đường đông nghẹt dơ tay vẫy chào những đoàn quân giải phóng, hoan hô các chú bộ đội. hoan hô các chú bộ đội…!.
Anh tâm sự; Sau khi đất nước thống nhất đơn vị anh vẫn ở lại bảo vệ Sài Gòn cho đến tháng 11 năm 1976 anh xuất ngũ trở về quê hương, ôi .! cái phút giây trở về sau ngày giải phóng, gia đình, cô bác, làng xóm họ trông chờ từng phút từng giây, họ ngóng tin con, cháu mãi, có người không chịu đựng được nữa họ thốt ra chắc thằng Đạt đã hy sinh rồi, sao đất nước thống nhất cả năm nay rồi mà vẫn không thấy tin tức nó đâu cả.
Ngày anh về cả nhà cả xóm bất ngờ họ ùa vào ôm lấy anh mọi người khóc to, còn bố mẹ anh mừng quá mà mẹ ngã ra bất tỉnh vì mẹ yếu tim.
Ngay lập tức cả nhà bắt con heo trong chuồng làm thịt ăn mừng, cả xóm, cả làng đến mừng thằng cu Đạt đang sống trở về.
Mấy năm sau, anh lập gia đình, bố mẹ cho ra ở riêng bố mẹ cho ít vốn gầy dựng kinh tế. Anh làm ruộng, trồng rừng bạch đàn, hoa màu bưởi, và ao cá mỗi năm thu từ 50 đến 70 triệu đồng. Anh, chị có 4 cháu nay đã xây dựng gia đình ra riêng. Giờ chỉ còn anh, chị trong ngôi nhà với 2 ha đất đồi trồng tràm, 7 sào đất vườn trồng bưởi, và một ít hoa màu, cùng áo cá.
Hiện anh đang tham gia Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi ở địa phương và hội viên hội văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Là một người lính Cụ Hồ trong chiến đấu không quản hy sinh quyết bảo vệ tổ quốc đến cùng, và nay là người nông dân anh vẫn là người gương mẫu trong lao động sản suất, dù ở nơi đâu, dù làm việc gì anh luôn nêu cao tình thần như một tấm gương cho thế hệ sau học tập.
Nguyễn Nhị