Đầu năm 2023, George Black, nhà văn Mỹ gốc Scotland, đến TP Hồ Chí Minh. Ông có một buổi xin gặp phỏng vấn Bác sĩ Trần văn Bản, người từ lâu đã nổi tiếng kiên trì cùng các bạn cựu chiến binh Tiểu đoàn Cát Bi đi tìm hài cốt liệt sĩ ròng rã nhiều năm.
Bây giờ phong trào đền ơn đáp nghĩa đã lan ra cả nước. Rất nhiều tổ chức cùng hưởng ứng tham gia phong trào, truy tìm được nhiều hài cốt liệt sĩ quy tập về nghĩa trang. Tuy nhiên, việc đi tìm đồng đội đã được thực hiện ngay từ sau năm 1975, khi đó, bác sĩ Bản còn phải giấu hài cốt lên gác xép nhà mình để rồi bí mật đem lên tàu ra Bắc trao tận tay gia đình liệt sĩ.
Tuy được hỗ trợ và có nhiều tổ chức cùng làm nhưng vẫn còn nhiều nấm mồ liệt sĩ “không có thông tin” trong nghĩa trang. Bác sĩ Bản nói với nhà văn Mỹ trong buổi gặp gỡ mới đây: “Việt Nam xã nào cũng có liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Xã tôi có 500 ngôi mộ thì chỉ có khoảng 200 mộ thật còn lại là mộ gió”.
George khóc nhiều lần khi nghe chuyện, khi xem từng hình ảnh, sơ đồ, kỷ vật và khi nghe bác sĩ Bản nghẹn ngào: “Khi chúng tôi chết đi thì ai sẽ là người biết dấu vết và kinh nghiệm chiến trường xưa để giúp tìm anh em?”.
Lần gặp này, G.Black cho biết nhiều thông tin mới:
“Năm ngoái Bộ trưởng Austin sang Việt Nam có ký một chương trình hợp tác giữa hai Bộ quốc phòng Việt – Mỹ nhằm tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích. Giai đoạn đầu Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ AND mới nhất cho Việt Nam để có thể xác định được những bộ xương mủn ra hàng mấy chục năm. Giai đoạn hai là cung cấp tài liệu, hồ sơ mà phía Mỹ đang giữ để có thể tìm liệt sĩ”.
G.Black cho biết tại Đại học Texas Tech có hơn 3 triệu trang tài liệu gồm các báo cáo trận đánh của quân đội Mỹ, bản khai thẩm vấn tù binh, các cuốn sổ ghi chép, nhật ký của quân giải phóng và cả của lính Mỹ, các giấy tờ, ảnh, kỷ vật lính Mỹ tìm được trên xác đối phương…”.
Ông cho biết thêm: “Sự hợp tác không chỉ từ Chính phủ mà từ nhân dân hai nước xuất phát từ lòng nhân đạo tuyệt vời”.
Tháng 3/2023 mới đây, sau chuyến đi Việt Nam của G. Black, tại Mỹ sẽ phát hành cuốn sách quan trọng của ông có tựa đề: “Cuộc phán xét dài lâu: Chuyện kể về chiến tranh, hòa bình và chuộc lỗi ở Việt Nam” (The Long Reckoning: A story of war, Peace and Redemption in Vietnam).
Các cựu chiến binh Mỹ và lực lượng quân sự tỉnh Bình Định trao đổi thông tin tìm hài cốt liệt sĩ
Trong cuộc trò chuyện với bác sĩ Bản, nhà văn Mỹ cũng nói nhiều về cảm xúc của ông khi “người Việt Nam chịu nhiều đau thương”, nhưng sau mỗi lần gặp gỡ ông đều “được truyền cảm hứng từ những người tôi gặp”.
Black còn kể một câu chuyện ông biết về một cựu binh Mỹ làm quân cảnh ở sân bay Biên Hòa thời chiến tranh. Năm 1968 ông ấy có ca trực trên đài quan sát cao nhất sân bay, chứng kiến trận đánh và sự hy sinh của một nhóm quân giải phóng. Hết chiến tranh, ông về Mỹ làm kinh doanh. Năm 2017, cháu ông ấy hỏi chuyện vì phải làm bài văn về chiến tranh Việt Nam. Ông lên tra Google và phát hiện ra một số chi tiết. Sau nhiều lần liên lạc qua lại với một đại tá quân giải phóng đang có chương trình đi tìm đồng đội, họ đã kết hợp tìm ra 150 hài cốt và tìm rộng ra vùng xung quanh lên tới 683 hài cốt. Toàn bộ thông tin sau này nhiều nữa đã được đưa vào chương trình hợp tác.
Trong cuộc trò chuyện với bác sĩ Bản (mà sau đó ông đã viết bài trên báo Mỹ) G. Black còn tỏ quan điểm của ông muốn cả những người lính của quân đội phía Chính phủ Sài Gòn cũng cần được tìm kiếm.
Nhà văn cũng quan tâm việc các cựu chiến binh như Bác sĩ Bản và Tiểu đoàn Cát Bi đã kết hợp như thế nào với các tổ chức của Nhà nước và Quân đội, Hội Cựu chiến binh, các nhà khoa học và Tổ chức Thương binh – Xã hội.
Vấn đề day dứt của G. Black còn là chất độc màu da cam. Ông đã từng lặn lội cùng các nhà khoa học Mỹ, Canada dọc đường Trường Sơn, sang cả phía Lào, thu thập dữ liệu về sự tàn phá của bom mìn và chất độc da cam.
Điều G.black trả lời công khai khi báo Tuổi Trẻ phỏng vấn ông, đáng để chúng ta suy nghĩ: Ông rất ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam hòa giải với Mỹ lại dễ dàng hơn là hòa giải các vấn đề nội bộ.
Nguyễn Thị Ngọc Hải
Tôi có người anh trai là liệt sỹ Lường Hữu Phán ( tên trong Giấy Báo tử) (có tên goi khác Lường Ngọc Phán trong Giấy Chứng nhận Gia đình liệt sỹ), sinh ngày 06/05/1949 .Nguyên quán HTX Đại Triều, xã Hoàng Phong, Huyện Hoàng Hóa , tỉnh Thanh Hóa. Nhập ngũ ngày 25/03/1967. Đơn vị Đại Đội 3, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân khu ba. Hi sinh tại Khe Sanh – Đường 9 .Quảng Trị . Trong Giấy Báo tử ghi Mặt trận phía Nam. Thi hài đã mai táng tại Nghĩa trang của Đơn vị.
Đến nay gia đình vẫn không nhận được thông tin về phần mộ liệt sỹ ở đâu, đã dược quy tập về Nghĩa trang liệt sỹ nào chưa?
Chào anh Phương. Chúng tôi đã cung cấp thông tin của liệt sĩ và địa chỉ mail của anh cho một số đơn vị có thể có liên quan. Hy vọng chung của nhiều gia đình và của chúng tôi