linh khí quốc gia

Trang tin điện tử của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ
IMG_1615631091742_1615631549177
13-3-2021 (5)
13-3-2021 (12)
13-3-2021 (23)
13-3-2021 (26)
13-3-2021 (40)
13-3-2021 (49)
13-3-2021 (67)
13-3-2021 (297)
13-3-2021 (296)
13-3-2021 (286)
13-3-2021 (272)
13-3-2021 (234)
13-3-2021 (221)
13-3-2021 (168)
13-3-2021 (101)
13-3-2021 (83)
13-3-2021 (301)
13-3-2021 (308)
13-3-2021 (309)
13-3-2021 (324)
13-3-2021 (353)
Previous
Next
Trang chủ Diễn đàn

Người có công với cách mạng là những ai? Chế độ dành cho người có công như thế nào?

04/05/2023
trong Diễn đàn, Tin tức
0
0
Lượt chia sẻ
11
Lượt xem
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Người có công với cách mạng là những ai?

Căn cứ vào Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định về những người có công với cách mạng bao gồm những người sau đây:

“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

1. Người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

Như vậy, người có công với cách mạng bao gồm tất cả các đối tượng nêu trên.

READ ALSO

TIẾC THƯƠNG SƯ ĐOÀN TRƯỞNG BÙI ĐỨC TRẦN

Lời cảm tạ

Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 (Các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 75/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/09/2021) quy định về các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng cụ thể như sau:

“Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

a) Bảo hiểm y tế;

b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.”

Tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng có thể được hưởng các chế độ ưu đã nêu trên.

TPHCM tặng quà cho người có công với cách mạng – Ảnh: MTTQ 

Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng

Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng được quy định tại Điều 7 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 cụ thể như sau:

“Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng

1. Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.

3. Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

4. Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.”

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định như sau:

+ Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.

+ Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

+ Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Phương án 1: Điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.055.000 đồng (cao hơn mức chuẩn nghèo thành thị 55.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,54%).

Phương án 2: Điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.111.000 đồng (cao hơn mức chuẩn nghèo thành thị 111.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,99%).

Trên cơ sở mức chuẩn được quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung, các mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng, hằng năm, một lần được điều chỉnh tăng theo mức chuẩn và được thực hiện kể từ ngày 1/7/2023. 

Hoàng Diệp

Chia sẻTweet

Xem thêm Bài viết

Tin tức

TIẾC THƯƠNG SƯ ĐOÀN TRƯỞNG BÙI ĐỨC TRẦN

01/06/2023
Diễn đàn

Lời cảm tạ

02/06/2023
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hải Phòng làm việc tại TPHCM
Diễn đàn

Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hải Phòng làm việc tại TPHCM

30/05/2023
Chính sách mới

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

28/05/2023
Tin tức

Hội HTGĐLS TPHCM thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong 6 tháng đầu năm 2023

27/05/2023
Phó Chủ tịch Hội HTGĐLS TPHCM Nguyễn Văn Ái nhận huy hiệu 55 tuổi Đảng
Tin tức

Phó Chủ tịch Hội HTGĐLS TPHCM Nguyễn Văn Ái nhận huy hiệu 55 tuổi Đảng

26/05/2023
Bài tiếp theo
Ký ức về người chiến sĩ Điện Biên Phủ

Ký ức về người chiến sĩ Điện Biên Phủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LAN TOẢ KÝ ỨC MỘT THỜI HÀO HÙNG 

LAN TOẢ KÝ ỨC MỘT THỜI HÀO HÙNG 

25/06/2021

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ MỘ LIỆT SĨ, NGHĨA TRANG LIỆT SĨ

20/03/2021
Bàn giao nhà tình nghĩa, tặng quà cho gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng tại Bến Tre

Bàn giao nhà tình nghĩa, tặng quà cho gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng tại Bến Tre

21/11/2022

TÌM MỘ LIỆT SỸ PHẠM VĂN KHOÁC

11/03/2021

hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố hồ chí minh

Địa chỉ: 999 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi, Tp.Thủ Đức, TP.HCM.
Điện thoại : (+84)28 6653 9948.
Email:hoihotrogiadinhlietsytphcm@gmail.com | linhkhiquocgia@gmail.com

Chủ tịch Hội: Trần Thế Tuyển. 
Quản trị web: Nguyễn Đồng Bằng. Điện thoại: +84 913906766
Giấy phép số: 113/GP-XBĐS-Bộ TTTT ngày 16/10/2020