Thứ Bảy, Tháng Chín 7, 2024
Trang chủĐặc san xuânMÙA XUÂN BÁC VỀ TỔ QUỐC

MÙA XUÂN BÁC VỀ TỔ QUỐC

Nhà văn TRÌNH QUANG PHÚ

Trung Quốc những ngày giữa năm 1938, phía Đông Bắc và phía Đông bị đế quốc Nhật chiếm đóng. Nền Bắc phải vào Trung Quốc theo con đường xuyên núi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Con tàu đưa Bắc đến phía Nam Siberia, và dùng lại ở ga Novosibirsk để vượt qua của khẩu biên giới Nga – Trung ở Anmata, đoạn giữa núi rừng Tân Cương với sa mạc Gobi của Mông Cổ để đến Lan Châu của tỉnh Cam Túc. Đảng Cộng sản Trung Quốc phân công đồng chí Ngũ Tu Quyền đón Bác. Sau này trong hồi ký đồng chí Quyền viết: “Tôi được cấp trên chỉ thị đón một đồng chí Việt Nam quan trọng từ Liên Xô qua Trung Quốc. Lệnh yêu cầu tiếp đãi chu đáo, chúng tôi bố trí chế độ ăn tiểu táo (Trong quân đội mức tiểu táo là mức ăn cao nhất). Đồng thời, bố trí đưa Người về Diên An an toàn. Sau này gặp lại mới biết đồng chí Hồ Chí Minh chính là đồng chí mà chúng tôi đón và làm giấy tờ mang tên Hồ Quang ngày trước”.

Bác đã đi dọc đất nước Trung Quốc từ Bắc xuống Nam trong vai người lính Bát lộ quần để về biễn giới Việt Nam.

Ở Tây An vài hôm, rồi đi Diên An, Bác cùng mấy đồng chí Trung Quốc phụ trách “hộ tống” mấy ngày chiếc xe chở vải rách (mua về để bện dép) đến Diên An. Xe này không phải là xe hơi mà cũng không phải xe bò, vì nhiều khi phải dùng một ngựa, một lừa và một trâu cùng kéo, mỗi ngày chỉ đi được vài chục cây số. Tối đến, trọ ở nhà nông dân: Tiễn phòng ngủ và phòng ăn (ẵn miến, ăn nhiều ít tuỳ ý) chỉ tốn hai hào. Đi đủng đỉnh chậm chạp như thế có hơi mệt, nhưng lại thấy được nhiều điều thú vị

Trên đường, gặp nhiều nhóm thanh niên, trai có, gái có, số đông là trí thức, từ các nơi lũ lượt kéo nhau đi Diên An. Phần vì không quen lao động, phần vì đi bộ đã nhiều, nhưng họ hướng về Diên An – trung tâm cách mạng – như các tín đồ hướng về “đất thánh”. Họ quyết tâm vượt mọi gian khổ, đi cho đến nơi. Họ chia thành từng nhóm giúp đỡ lẫn nhau. Hai bên đường, trên gốc cây và tảng đá, thường có những khẩu hiệu viết bằng phấn hoặc bằng than: “Anh em ơi! Gần đến X.. rồi! Cố gắng lên thôi …

Diên An là một thị trấn nằm xen với núi, nhà cửa không nhiều mấy, nhưng người lại rất đông, đại đa số ở nhà “hằm” tức là đào móc núi đất thành những tổ tỏ và khổng lồ ở được

hàng chục người. Nhà hầm có ưu điểm là mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Những dãy nhà hầm khoét sâu vào sườn núi. Học sinh và bộ đội ở nhà hầm. Các đồng chí lãnh tụ Đảng và Chính phủ cũng ở nhà hầm.

Về mặt vật chất, Diên An là một nơi cực kỳ giản đơn, chất phác, khắc khổ. Về mặt tinh thần thì Diên An là một “trời đất tự do” cực kỳ vui vẻ, sôi nổi, phấn khởi, khẩn trương. Ai cũng tăng gia, ai cũng học tập.

Trường học to nhất là trường “Kháng Đại” (kháng Nhật quân chính đại học), trong mấy năm đã đào tạo 20 vạn cán bộ quân sự và chính trị Nhà trường trống rỗng, không ghế không bàn. Khi lên lớp mỗi học sinh mang theo một cái ghế cỏn con để ngồi, khi ghi chép thì học sinh kế sách lên đầu gối mà viết.

Lúc đó Diên An là nơi tổng chỉ huy của 18 vạn quân đội cách mạng và 8, khu giải phóng ở Hoa Bắc và Hoa Trung. Một không khí sôi nổi lại thường bao trùm tất cả mọi người và biểu lộ ra trên nét mặt của mỗi người. Đoàn kết, phấn đấu, thắng lợi – đó là chí khí của Diên An, thật xứng đáng với cái tên vẻ vang mà nhẫn dẫn Trung Quốc đã tặng cho nó: “Thánh địa cách mạng”.

Vội đi Hoa Nam cho gần nước ta hơn, Bác chỉ ở Diên An hai tuần, rồi trở lại Tây An.

Đến Tây An, Bác đi Quảng Tây, vì Quảng Đồng hồi đó bị giặc Nhật chiếm. Cùng đi chuyến ấy có đồng chí L. là cán bộ Đảng. Để cho nó có vẻ, đồng chí L. ra vai quan trưởng, Bác thì làm vai lính hầu của L.

Ở Quế Lâm (tỉnh lị Quảng Tây) có biện sự xứ và một đơn vị nhỏ của Bát lộ quân. Bác vừa tham gia công việc Bát lộ quân, vừa tìm cách liên lạc với trong nước. Các đồng chí Trung Quốc giúp Bác nhiều trong việc này.

Khi đơn vị Bát lộ quân mới đến đóng tại ngoại ô Quế Lâm, nhân dân địa phương tỏ vẻ lạnh nhạt, vì họ đã bị Quốc dân đảng tuyên truyền. Nhưng Bát lộ quân ra sức thực hiện khẩu hiệu “Hết lòng giúp đỡ nhân dân”, cho nên không bao lâu thì tình cảm giữa Bát lộ quân và bà con địa phương đã trở nên “như cá với nước”.

Được ít lâu, Bác đi Hành Dương với tướng quân Diệp Kiếm Anh.

Tháng 6 năm 1940, “nước mẹ” Pháp đầu hàng Đức. Tiếp đến thực dân Pháp ở Đông Dương cũng đầu hàng Nhật. Giặc Nhật kéo vào Việt Nam. Từ đó đồng bào ta bị một cổ hai tròng.

Không thể khoanh tay ngồi chịu, đồng bào ta liên tiếp khởi nghĩa ở Bắc Sơn (tháng 9 năm 1940), ở Nam kỳ (tháng 11 năm 1940), và ở Đô Lương (Nghệ An). Những tin tức sôi nổi ấy làm cho Bác càng nóng ruột. Bác nói: Thời cơ cách mạng đến rồi, chúng ta phải chớp lấy, nếu không có tội với dân tộc.

Ở biên giới Quảng Tây không chắp được liên lạc, các đồng chí Trung Quốc giúp cho Bác đi Vân Nam. May mắn thay đến Côn Minh thì gặp các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, và mấy đồng chí nữa. Thế nào chuyến này cũng nhất định về nước.

Bàn định kế hoạch xong, mấy anh em cùng nhau đi trở lại Quảng Tây. Cùng đi trên thuyền có mấy Việt kiều khác. Để giữ bí mật, Bác đóng vai một người viết báo Trung Hoa, không biết tiếng Việt..(2).

Đầu năm 1940, Bác liền từ Quế Lâm đi ô tô về Nam Ninh và từ Nam Ninh đi thuyền về Điền Đông. Trong thuyền đông người, chỉ có anh Phạm Văn Đồng, anh Phùng Chí Kiên, và cụ Đặng Văn Cáp là biết Bác. Bác đóng vai trò một “tân văn ký giả” Trung Quốc. Bác nói tiếng Pháp, anh Đồng dịch lại, ai cũng chỉ tưởng Bác là một nhà báo. Thuyền đi ngược nước, phải kéo, Bác cũng xuống kéo. Lúc ngồi thuyền ai có hỏi, có người dịch lại Bác mới trả lời. Có chị tên là Hiền khát nước, toan uống nước sông, Bác nói tiếng Pháp, anh Đồng dịch lại bảo nên mua mía ăn, đừng uống nước lã đau bụng. Nhưng có một lần một đồng chí để rơi tàn thuốc cháy áo, Bác ngồi bên cạnh, buột miệng nhắc khẽ: “Kìa cháy! Cháy!”. Khi về, nhắc lại chuyện ai cũng không nhịn được cười.

Tháng 12 năm 1940, về đến Tĩnh Tây, Bác cho người về tìm một địa điểm để về nước. Bác dặn địa điểm cần hết sức bí mật, có hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui.

Đã Bác ở Tĩnh Tây được mấy tuần thì liên lạc với Trung ương và các đồng chí ở trong nước ra tìm gặp Bác, trong số đó có các đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, những lãnh đạo chủ chốt của Trung ương ngày đó.

Từ Côn Minh đến Tỉnh Tây thì gặp một nhóm thanh niên Cao Bằng, dẫn đầu là các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm… Họ sang đây tìm người lãnh đạo cách mạng.

Đồng chí Lê Quảng Ba dẫn Bác và nhóm thanh niên đi cả đêm, đến một làng Trung Quốc gần biên giới Việt Nam gặp nhà quen thì dùng lại. Trong khi chờ tin trong nước, Bác cho mở lớp huấn luyện do Bác phụ trách. Lớp huấn luyện rất sôi nổi, dân chủ và vui vẻ. Bà con Trung Quốc trong làng không hiểu lớp dạy cái gì, nhưng đều khen thanh niên Việt Nam đoàn kết. chăm học, siêng làm. Bà con trong làng, nhất là những người cho mượn nhà rất mến chúng tôi vì và nước bao giờ cũng đầy, đống củi bao giờ cũng cao, nhà cửa bao giờ cũng sạch, trong nhà có việc gì chúng tôi đều ra tay làm giúp. Đặc biệt các em nhi đồng luôn luôn xoắn xít chung quanh anh em ta để học hát, học nhảy múa, không nghịch ngợm và đánh nhau như trước nữa. Chúng tôi đã góp phần làm cho cái làng tịch mịch trong thung lũng âm u vui hẳn lên. Bác bảo các đồng chí thanh niên: “Đó là một cách dân vận thiết thực đẩy”.

Giáp Tết âm lịch thì lớp huấn luyện vừa kết thúc”.

nhau một thước, không nhìn thấy nhau. Bác bảo, đi như thế càng bí mật. Đoàn có lương y Đặng Văn Cáp, Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Lộc do anh Thế An vừa từ Cao Bằng qua dẫn đường. Đi được vài tiếng trong sương mù trắng như vậy, Bác cho cả đoàn dùng chân ăn sáng bằng cơm lam muối mè mang theo. Ăn uống xong, mặt trời lên, sương mù tan bớt mới hay cả đoàn đang ngồi giữa đông trống không. Thế An vội vàng dẫn cả đoàn đi vào núi. Lên dốc, xuống dốc, trên tay cầm một cây gậy tre, nhưng Bác đi thoăn thoắt không chống, chỉ khi xuống dốc lởm chởm Bác mới chống. Người nói: Người ta cứ kêu lên dốc mỗi gối, nhưng thực ra khi xuống dốc mới chùn chân, dễ ngã. Lại lên dốc, lên đến eo đỉnh núi, Thế An ren lên: “Đến bia giáp ranh rồi”. Một bia đá hiện ra. Bác nói trong vui mừng: “Mốc biên giới đây rồi”.

Bác dùng lại, xúc động đặt tay lên cột mốc rồi Bác quì xuống đặt cả hai tay xuống nền cỏ xanh trên đất, im lặng, như muốn nói với giang sơn Tổ quốc Bác đã về đến đây rồi. Người đứng dậy và cúi khom đọc những dòng bằng chữ Trung Quốc và chữ Pháp ở cả hai mặt cột mốc và Bác nói: “Cột mốc 108. Tổ quốc đây rồi!”. Bác đứng lên, lòng lâng lâng vui sướng. Nhìn về phía

Nam núi non trùng điệp. Không xa lắm, mấy bụi mận rừng đang nở hoa trắng xóa, có cả hoa đào và một mùi thơm thoang thoảng theo gió đưa đến, Bắc hỏi:

– Hoa gì thơm, giống mùi hoa huệ thế?

– Dạ thưa, hoa bjoóc chỉ có ở vùng này thôi ạ – Thế An trả lời.

Xuống núi được một lúc thì gặp một hồ nước nhỏ, mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra, và từ đây tạo thành dòng suối luận theo chân núi chảy xuống làng Pác Bó. Bác đưa tay khoát nước rửa mặt, mọi người làm theo. Ai cũng khen nước mát và sạch.

– Ở đây là đầu nguồn a, tiếng Tày gọi là Pác Bó ạ.

– À, Pác Bó, đầu nguồn – Bác nhắc lại – Các chủ có thấy duyên trời định không? Ta về đúng đầu nguồn. Cách mạng chắc chắn sẽ lan tỏa nhanh.

Nhìn kỹ bốn bề, Người nói:

– Ở đây, dễ đường lui khi gặp khó khăn, và thuận đường tiến. Từ đây thông về Tuyên Quang, Thái Nguyễn rồi thông cả nước để phát động vũ trang, tốt lắm.

Chúng tôi trở lại thăm Pác Bó, nơi đầu nguồn cách mạng. Một quần thể di tích làm rung động cháu con. Trong đoàn chúng tôi có đồng chí Hà Ngọc Chiến, người dân tộc Tày đã từng làm Bí thư Cao Bằng và Anh hùng tàu không số huyền thoại Hồ Đắc Thạnh. Anh Thạnh nói: “Tôi đã dọc ngang, giữ thông đường Hồ Chí Minh trên đại dương. Giờ được đặt chân đến mảnh đất đầu nguồn này, nó thiêng liêng làm sao”.

Từ bờ suối trong mà Bác đã đặt là suối Lênin, in bóng núi mà Bác gọi là núi Các Mác. Chúng tôi đã vào thăm hang, một hang nhỏ chưa đầy 100 mét vuông, nhưng có đường xuyên qua biên giới rất an toàn, đồng bào gọi là hang Cốc Bó. Đồng chí Hà Ngọc Chiến cho biết Cốc Bó tiếng Tày có nghĩa là của nguồn. Bác đã mở cửa nguồn, đã ở hang này. Hang Cốc Bó đã trở thành căn cứ đầu nguồn của cách mạng Việt Nam. Bác đã ở đây những tháng ngày đầu tiên, Hội nghị Trung ương lần thứ tám đã họp ở đây. Một hang đá ẩm lạnh, nước từ mỏm như đá vẫn nhiều xuống, vậy mà Bác đã cảm hứng viết thành thơ

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Vùng đất Pác Bó nói riêng và Cao Bằng nói chung ít ruộng, nên đồng bào chủ yếu trồng bắp, miền Bắc gọi là ngô, đồng bào Tày gọi là “bé”. Những ngày đó với Bác cũng chỉ là cháo bẹ, cháo ngô chứ không có cháo gạo, nhưng Bác vẫn thấy sang, có lẽ cái sang của Bác là bữa tiệc đời, tiệc cách mạng thành công đã ở trước mắt Bác. Và với tư tưởng Lênin, với Chủ nghĩa Mác, Bác quyết tâm “Hai tay xây dựng một sơn hà”.

Trong ba mươi năm bôn ba, đã có ba mươi mùa xuân đến với Bác. Mùa xuân 1924, sống trong tự do của đất trời Xô Viết. Mùa xuân 1927, là xuân đoàn tụ với thanh niên yêu nước khắp ba miền về Quảng Châu dự lớp bồi dưỡng lý luận cách mạng. Mùa xuân 1930, thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Và mùa xuân nay, mùa xuân Tân Tỵ, 1941 là mùa xuân lịch sử Bác về với Tổ quốc và dâng hiến cho Tổ quốc.

Tháng 12 năm 2023 (Trích từ “Theo dấu chân Người” sắp tái bản)

Bài trước đó
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây