Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 9, 2023
Trang chủNHỊP CẦU BẠN ĐỌCBẠN ĐỌC VIẾTMỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐỂ PHỤC HỒI DI CHỨNG SAU...

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐỂ PHỤC HỒI DI CHỨNG SAU NHIỄM COVID

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐỂ PHỤC HỒI DI CHỨNG SAU NHIỄM COVID

Bác sỹ : Nguyễn Đồng Bằng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

Như phần I đã đề cập đến một số tổn thương do virus gây bệnh covid tác động tối các cơ quan nội tạng cũng như hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa…

Hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Những triệu chứng báo hiệu tình trạng hậu COVID-19

Xin nhắc lại có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài, nhất là với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… khi COVID-19 xảy ra trên nền bệnh đó có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

Khỏi COVID-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ.

Vấn đề điều trị và thuốc điều trị hậu covid.

Như đã trình bày đơn giản và dễ hiểu tại phần I nói về những tổn thương thực thể và sang chấn tâm lý tinh thần đối với người bệnh sau khi đã khỏi bệnh covid.

Những tổn thương thực thể trên từng cơ quan nội tạng của cơ thể  tùy mức độ tổn thương qua khám tầm soát hậu covid và khám chuyên khoa sâu đối với từng dạng tổn thương với từng cá nhân bệnh sẽ là khác nhau, các chuyên gia ngành y sẽ có những can thiệp nội khoa hoặc can thiệp khác khi cần thiết. Những chỉ định điều trị không có cùng mẫu số về đơn thuốc do tính chất mới của bệnh lý và cũng cần thời gian để đúc kết về phương diện khoa học.

Cơ bản và trước mắt điều trị là dựa trên triệu chứng lâm sàng ở từng bệnh nhân nên khám bác sy để có những chỉ định riêng lẻ ví dụ: Ho nhiều uống thuốc ho, loạn nhịp tim dùng thuốc an thần tim;  đau mỏi cơ dùng massager, xoa bóp; mẩn ngứa dùng thuốc kháng histamin. ..v.vv .sau đây xin gợi ý và nêu ra một số biện pháp chung về phương pháp “ Trị liệu” bằng rèn luyện vật  lý và trị liệu “Tâm lý”

 Một số  biện pháp chăm sóc sức khỏe sau khi  “ khỏi” bệnh do covid và điều trị triệu chứng hậu covid

  • Tập thở:Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày. Tôi cũng từng tư vấn cho nhiều bệnh nhân bị nhiễm covid sau khi khỏi bệnh mà hệ hô hấp chưa phục hồi là “ mua 1 bịch bong bóng bay về hít thật sâu và thổi vào bong bóng cho căng vừa, sau đó cho xì hết hơi ra ngoài, xong lập đi lập lại trong khoảng thời gian 5 phút, tập như vậy trong ngày 6- 10 lần và nức độ nâng dần về lượng hơi hít vào và thổi ra theo khả năng cơ thể chấp nhận chịu được. giao đoạn đầu không nên gắng sức. Nếu cơ thể còn xuất hiện triệu chứng Ho cũng nên dùng thuốc giảm ho để hạn chế đau cơ hỗ trợ hô hấp, và giảm sự giãn mạch gây thêm tổn thương.
  • Tập thể dục:Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày.
  • Tập, rèn trí nhớ: Xem, nghe ghi nhận 1 vấn đề ( bước đầu nên tập trung vào vấn đề của nội dung giải trí nhẹ nhàng ) tự ghi nhận nhớ. Sau đó 1 khoảng thời gian ( không bắt buộc khoảng cách thời gian) thử nhớ lại xem còn ghi nhớ được những gì, Tự so sánh và phân tích mức độ còn nhớ được. Tập nâng dần nhớ các nội dung khác với mức khó khác nhau. Nếu trong quá trình tập thấy bất thường như đau đầu, chóng mặt nên ngừng tập.

Theo phân tích của các nhà khoa học quá trình rèn và tập nhớ sẽ làm tăng hoạt động của tế bào não. Đưa khả năng nhớ tăng lên 20-25% so với khi chưa rèn , tập nhớ.

Đồng thời quá trình rèn, tập nhớ này củng thúc đẩy hoạt động hệ tuần hoàn đưa lượng oxy lên não được nhiều hơn

  • Dinh dưỡng đúng:Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali. Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh COVID-19 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần:Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Do đó, để phục hồi sức khỏe  trong giai đoạn hậu COVID, bên cạnh việc nghỉ ngơi, vận động hợp lý, ngủ đủ giấc, cần đặc biệt chú ý chăm sóc dinh dưỡng  để  phục hồi chức năng của từng cơ quan nội tạng bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng hậu COVID.

( Xem tiếp phần III : CHĂM SÓC DI CHỨNG HẬU COVID CHO TRẺ EM ).

Bs.Đồng Bằng

 

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây