Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2023), tôi có dịp đến thăm căn cứ cách mạng tại tỉnh Sơn La.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với vai trò, trí tuệ và bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh của chiến dịch. Chiến thắng này đã trở thành mốc son chói lọi, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Có thể nói yếu tố quyết định đến chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta, đặc biệt là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đã đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn; phương pháp cách mạng khoa học, biết tạo thời cơ và vận dụng thời cơ để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Tại nhà tù Sơn La, nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồi A1, mọi thứ như mới vừa diễn ra ngày hôm qua.
Trên đường đi tác nghiệp, lắng nghe các hướng dẫn viên du lịch người Thái giới thiệu về quá trình hoạt động cách mạng của quân đội ta, bản thân tôi càng thấm thía hơn so với những gì đọc qua sách báo, phim tài liệu…
Hôm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến cảnh tù cộng sản, hay còn gọi là địa ngục trần gian. Nhà tù với tường dày khoảng 40 phân, diện tích 1m2 /1 người, bọn thực dân cho ăn gạo nếp ngâm với vôi nấu loảng như cháo rồi đổ vào máng như cho heo ăn, người tù tự bốc tay ăn, chất vôi ấy đã ngấm dần phá hủy gan, thận, dạ dày, ruột làm cho những tù cộng sản ngã bệnh tiêu chảy, mùi hôi nồng nặc.
Đến với nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các vật dụng hết sức đơn giản, di sản chỉ có căn chòi lá đơn sơ và bộ bàn ghế làm bằng tre nứa. Dưới hầm là những tấm bản đồ với những chiến thuật đánh trận.
Tiến về đồi A1, tôi càng cảm nhận và biết ơn sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Điện Biên Phủ.
Trên đồi cao là hầm của tập đoàn cứ điểm. Với những hàng rào dây thép gai chằng chịt dày 50 phân, quân địch gài mìn xung quanh, mỗi khi chiến sĩ ta xông lên đều bị chúng bắn chết. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
Trong trận chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đổi chiến thật đào hầm ngầm xuyên vào tận hầm của tướng Đờ Cát-xtơ-ri.
56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không sờn”, biết bao nhiêu gian nan khổ cực và cả hy sinh khi gặp mìn của Pháp, trong hầm thiếu oxy nên các chiến sĩ ta phải chuyền oxy qua đường dây dẫn, bọn Pháp nghe tiếng động ngày đêm trong lòng đất nhưng chúng không hề biết gì. Sau 56 ngày đêm, ta đã đập tan căn cứ của địch.
Đã 69 năm, hôm nay mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn. Điều thiêng liêng nhất là các Anh hùng liệt sĩ ngã xuống trên đồi A1 vẫn còn đâu đó trong lòng đất, nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ còn nhiều ngôi mộ không tên tuổi.
Để có được chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không bao giờ quên ơn thế hệ cha anh đã ngã xuống.
Hôm nay, đất nước đổi mới, căn cứ cách mạng năm xưa đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia, điểm tham quan nỗi tiếng của Việt Nam.
Tôi chợt nhớ đến bài thơ của Tố Hữu:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp
Sét đánh ngày đêm
Xuống đầu giặc Pháp
Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như
Huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lữa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm
Mưa dầm, cơm vắt
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…
Nguyễn Nhị