Hơn 50.000 hồ sơ của cán bộ đi B chưa tìm được chủ nhân
( vnexpress.vn) 70% trong 72.000 hồ sơ đi B của cán bộ vào chiến trường miền Nam giai đoạn 1959-1975 vẫn chưa tìm được chủ nhân và gia đình để trao trả.
Sáng 21/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức trao bản sao hồ sơ cho cán bộ đi B thuộc Hội Cựu giáo chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giám đốc Trung tâm Trần Việt Hoa đánh giá 72.000 hồ sơ của cán bộ đi B là khối tài liệu đồ sộ, phản ánh chân thực giai đoạn lịch sử khi đất nước thực hiện chủ trương điều động cán bộ vào chiến trường miền Nam lao động, chiến đấu.
Người đi B là cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève năm 1954, sau đó bí mật trở vào miền Nam công tác (1959-1975). Nhóm thứ hai là cán bộ dân sự người miền Bắc đi B (1959-1975). Cả hai nhóm này chủ yếu là y sĩ, bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo vào Nam công tác theo con đường dân sự do Ủy ban Thống nhất Chính phủ quản lý.
Trước khi đi, cán bộ phải gửi lại toàn bộ hồ sơ, kỷ vật cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ, bao gồm tư trang, vật dụng, giấy tờ cá nhân như: Sơ yếu lý lịch, phiếu cán bộ, thẻ Đảng, số Đoàn, huân chương, huy chương, giấy khen, bằng khen, ảnh, nhật ký.
Lý giải sau gần 50 năm đất nước thống nhất, đến nay mới có khoảng 30% cán bộ đi B, gia đình nhận được hồ sơ, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cho biết nhiều địa phương đổi địa danh, tên gọi, trong khi cán bộ đi B được quản lý theo địa chỉ cũ khiến việc tìm kiếm, trao trả hồ sơ khó khăn.
Trung tâm vẫn đang tìm kiếm để trao trả bởi đây là kỷ vật, tài liệu làm cơ sở giải quyết chế độ, chính sách cho người hoạt động cách mạng, thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, người tham gia kháng chiến. Cơ quan này cũng đã phân loại hồ sơ theo quê quán cán bộ đi B, phục vụ tra cứu trên website của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Riêng bản chính hồ sơ sẽ là tài liệu lưu trữ vĩnh viễn.
Đại diện cho cán bộ đi B được nhận hồ sơ dịp này, bà Đặng Thị Thanh Bình nói khi nhận nhiệm vụ vào Nam năm 1965, bà vừa tốt nghiệp ngành sư phạm. Hành trang khi đó chỉ là tuổi trẻ và sự hăng hái.
Sau khi trải qua nhiều lớp đào tạo, huấn luyện, bà được phân vào Bình Long, Phước Long, nơi chiến trường khốc liệt. “Nhận lại kỷ vật trước lúc đi B, tôi rất cảm động, bởi chúng rất quý giá với tôi và gia đình”, bà nói.
Theo tôi về các AHLS vẫn mất tích mà gia đình thân nhân LS đến nay chưa biết LS là còn em mình có phần mộ ở đâu?
Nhà nước & đặc biệt là Bộ LĐTB & XH giáo cụ thể & thiết thực cho các Ban ngành liên quan hỗ trợ & thông tin cho các gia đình & thân nhân các AHLS với thời gian sớm nhất ( vì chiến tranh đã kết thúc quá lâu rồi). Đã gần 60 năm rồi mà vẫn không biết con, anh, em của mình nằm ở nơi đâu…????…
Anh trai tôi cũng nằm trong số AHLS này chưa biết phần mộ ở đâu. Cha mẹ tôi khắc khoải mong tìm thấy phần mộ của con. Nhưng cũng không chờ tìm được chỗ đến chút hơi thở về với Tổ tiên mà không biết mộ phần còn. Và đến tôi cũng đã trên 70 tuổi rồi không biết bao giờ tìm thấy mộ phần của anh trai ruột….?
Chào Anh Long. Vấn đề anh đặt ra đang là tâm tư, nguyện vọng khát khao của nhiều gia đình trên đất nước Việt Nam. Đất nước và dân tộc đã trải qua nhiều cuộc chiến trang giải phòng dân tộc, thống nhất và bảo vệ tổ quốc. Những anh hùng liệt sĩ nằm xuống, máu đào thắm từng hạt đất của tổ quốc Việt Nam. Tôi là người lính đã tham gia chiến trận và đã bị thương nhiều lần. Dân tộc, Đất nước Việt Nam đến nay còn nợ những người cha, người mẹ, Vợ , con và thân nhân của nhiều gia đình về địa chỉ phần mộ của những Anh hùng Liệt sị.
Cuộc chiến tranh dù đã đi qua ka1 lâu nhưng địa chỉ và mộ chí của những ngưỡi đã hy sinh vẫn chưa được tìm thấy chưa được quy tập và chưa xác định được danh tính của những mộ phần chưa ghi rõ tên và thông tin hoặc chưa có thông tin còn khá nhiều. Đây đó trên các nghĩa trang Liệt sĩ vẩn còn nhiều ngôi mộ như vậy, Đồng đội của các anh cũng đã hy sinh sau các các anh nên danh tính và thông tin về các anh chưa xác định được. Bên cạnh đó cuộc chiến tranh ác liệt có khi cả một đơn vị cùng hy sinh nên không thể có thông tin về nơi các anh đã nằm. Thời gian càng lâu thì xương thịt của các Anh hùng liệt sĩ đã ” Hóa thánh đất đai Tổ Quốc” Hồn thiêng của các anh đã ” Hóa Thành Linh khí Quốc Gia”- Ban biên tập trang thông tin LINH KHÍ QUỐC GIA xin gửi tới gia đình lời chúc bình an.