GIAO LƯU NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH THÁNG 4 NĂM 1975
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2021, Đảng uỷ Khối cơ sở Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch phối hợp với Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh ( Quân khu 7) đã tổ chức giao lưu với các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn – Gia Định, giải phóng hoàn toàn Miền Nam cách nay 46 năm.
Đến dự có Đại diện Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP HCM, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối CS BVHTTDL ; lãnh đạo các trường Đại học và cán bộ sinh viên, CNVC thuộc Bộ tại khu vực phía Nam.
Nhân chứng lịch sử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1975 gồm: Đại tá Nhà báo Trần Thế Tuyển, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM ( Hội ), nguyên cán bộ tuyên huấn Trung đoàn 174 ; CCB Trình Tự Kha, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội, nguyên Khẩu đội trưởng DKZ thuộc Trung đoàn 174 ( đoàn Cao Bắc Lạng ) tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh từ cánh quân Tây Nam và nhà báo Xuân Hoà, UVBCH Hội, nguyên cán bộ Tuyên huấn Trung đoàn Gia Định tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh từ hướng Tây Sài Gòn.
Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Lương Văn Nhiền, Bí thư Đảng uỷ Khối, các đại biểu tham dự đã giao lưu cùng 3 nhân chứng lịch sử.
Là những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các đồng chí : Xuân Hoà, Trình Tự Kha, Trần Thế Tuyển đã bồi hồi kể lại những phút giây thiêng liêng trước ngày giải phóng Sài Gòn; giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Nhà báo Xuân Hoà xúc động kể lại giữa ngày chiến đấu khốc liệt ấy, ông nhận được tin cha mất mà không thể về chịu tang . Nỗi đau riêng và nỗi xót thương đồng đội ngã xuống trước giờ toàn thắng đã biến thành sức mạnh giúp ông vượt qua bom đạn cùng đồng đội tiến vào giải phóng Sài Gòn. CCB Trình Tự Kha không bao giờ quên được gương mặt thân thương của người chiến sĩ trẻ thuộc đại đội DKZ của ông. Chính người chiến sĩ ấy đã cùng ông và đồng đội chiến đấu giải phóng Long Khốt, vượt “cánh đồng chó ngáp” về giải phóng thị xã Tân An. Chỉ còn ít phút nữa thị xã
Tán An được giải phóng, Sài Gòn được giải phóng, anh đã ngã xuống bên cầu Tân An. Nhà thơ Trần Thế Tuyển kể về đồng đội của ông không trở về sau ngày toàn thắng, trong đó có người em trai của ông. Hai anh em cùng chiến đấu trên một mặt trận mà không biết tin nhau. Sự hy sinh của em trai với cuộc tìm kiếm hài cốt của em kéo dài mấy chục năm đã thôi thúc ông viết đôi câu thơ, cặp vế đối: Thân ngã xuống thành đất đai tổ quốc/ Hồn bay lên hoá linh khí quốc gia..,
Bày tỏ cảm tưởng tham dự giao lưu, một sinh viên trường Đại học Văn hoá TP HCM chia sẻ: “ Chúng con vô cùng xúc động trước câu chuyện nghĩa tình đồng đội thiêng liêng
của các chú. Điều ấy lý giải tại sao nay tuổi đã cao, nghỉ hưu, nhưng các chú không ngơi nghỉ
mà vẫn tiếp tục dấn thân,
cống hiến xây dựng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM để tri ân đồng đội; hỗ trợ các gia đình liệt sĩ. Chúng con càng nhận rõ trách nhiệm của mình phải học tập, rèn luyện thật tốt để sau này phục vụ đất nước; tiếp bước con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với sự hy sinh của hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập tự do của tổ quốc ./.
THẢO NGUYÊN HÀ
Sau đây là một số
hình ảnh của buổi giao lưu :