linh khí quốc gia

Trang tin điện tử của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ
IMG_1615631091742_1615631549177
13-3-2021 (5)
13-3-2021 (12)
13-3-2021 (23)
13-3-2021 (26)
13-3-2021 (40)
13-3-2021 (49)
13-3-2021 (67)
13-3-2021 (297)
13-3-2021 (296)
13-3-2021 (286)
13-3-2021 (272)
13-3-2021 (234)
13-3-2021 (221)
13-3-2021 (168)
13-3-2021 (101)
13-3-2021 (83)
13-3-2021 (301)
13-3-2021 (308)
13-3-2021 (309)
13-3-2021 (324)
13-3-2021 (353)
Previous
Next
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN BÀI MỚI
    • Đặc san
    • Thời sự
    • KT-XH
    • Tri ân
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
    • Tin hoạt động Hội
    • Chỉ đạo điều hành
    • Thông báo
  • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • Tìm mộ liệt sĩ
    • Tìm thân nhân liệt sĩ
    • Danh tính Liệt sĩ
    • Nghĩa trang
  • VĂN HÓA VĂN NGHỆ
    • Tin văn hóa
    • Ca nhạc
    • Thơ
    • Tác phẩm
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Chính sách mới
    • Người có công
    • Pháp luật
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • Bạn đọc viết
    • Hỏi đáp
  • DIỄN ĐÀN
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • TỰ GIỚI THIỆU
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN BÀI MỚI
    • Đặc san
    • Thời sự
    • KT-XH
    • Tri ân
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
    • Tin hoạt động Hội
    • Chỉ đạo điều hành
    • Thông báo
  • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • Tìm mộ liệt sĩ
    • Tìm thân nhân liệt sĩ
    • Danh tính Liệt sĩ
    • Nghĩa trang
  • VĂN HÓA VĂN NGHỆ
    • Tin văn hóa
    • Ca nhạc
    • Thơ
    • Tác phẩm
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Chính sách mới
    • Người có công
    • Pháp luật
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • Bạn đọc viết
    • Hỏi đáp
  • DIỄN ĐÀN
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • TỰ GIỚI THIỆU
Trang chủ Nhịp cầu bạn đọc Bạn đọc viết

Điểm tựa của người thương binh        

30/11/2022
trong Bạn đọc viết
0
0
Lượt chia sẻ
31
Lượt xem
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Chị tên Vũ Thị Cát thường trú tại tổ 3, KP Phú Sơn, phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, làm nghề quét rác ở chợ Bình Long hơn 10 năm nay.

Tôi đến thăm chị vào một buổi sáng cuối năm. Nhà chị – ngôi nhà tềnh toàng đơn sơ – nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở một xóm lao động nghèo. Đã hơn 11 giờ trưa, chị vẫn chưa về, tiếp tôi là một thương binh cụt hai tay, chồng chị. Vẻ mệt nhọc trầm tư, anh tâm sự: “Vợ tôi đi làm từ 3 giờ sáng. Tôi thương binh nặng có làm được gì đâu. Mọi thứ dồn hết lên đôi vai gầy của cô ấy”.

READ ALSO

Tự hào khi được đồng hành cùng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM

Tảo mộ cuối năm một nét đẹp truyền thống của người Việt

Chị  Vũ Thị Cát, vợ CCB, thương binh nặng, hằng ngày lặng lẽ làm công việc quét rác ở chợ Bình Long

Tôi từ biệt anh ra về. Sáng hôm sau, tôi tìm gặp chị trên tuyến đường chợ Bình Long. Trời vừa rạng sáng, đàn chim sẻ, bồ câu sà xuống nhẹ nhàng nhặt những hạt gạo rơi vãi bên chiếc xe tải đang dừng chuyển gạo cho một quầy tạp hóa. Chúng như thân thiện với con người từ lúc nào, vô tư quấn chân người. Một đàn chim bồ câu đang bới tìm thứ gì đó trong đống rác mà chị Cát vừa gom lại. Hình ảnh ấy khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh cô Tấm dịu hiền trong truyện cổ tích.

Hừng đông, chiếc nón lá trên đầu chị vẫn còn đẫm sương đêm. Nhưng trên đôi gò má khắc khổ của chị những giọt mồ hôi lăn dài. Tiếng chổi khua xoèn xoẹt, nhịp nhàng gấp gáp. Chợ là nơi đông người, làm sao vừa nhanh vừa không để bụi bay vào người khác, cái này phải có kinh nghiệm.

Chị Cát tâm sự: “Tôi còn nhớ mấy ngày đầu mới vào làm, tối về không nhấc lưng lên được vì quá đau, nhưng hôm sau vẫn phải ra chợ vì đã là công việc của mình. Cực nhất là về mùa mưa, rác thải vô cùng phức tạp, có những thứ nhầy nhụa họ vứt bừa bải, chó mèo tha lung tung, chuột chết thậm chí chó mèo chết họ cũng vứt ra đấy, nhất là vỏ cua khi gặp trời mưa thì thối phải biết.

Nhiều khi mưa ròng rã vẫn phải làm cho kịp, càng mưa càng khó, lớp thì dính, lớp thì nát, trôi lênh láng rất khó quét. Quần áo ướt nhem, lạnh cóng nhưng vẫn phải làm cho kịp xe chở rác tới thu gom… Có những chỗ bọn nghiện ngập tụ tập hút chích vứt bừa bãi kim tiêm ống chích, phải hết sức cẩn thận, sơ ý bị kim tiêm đâm rất nguy hiểm”.

Dụng cụ của chị đơn giản chỉ là cây chổi cán dài, đồ hốt, găng tay, khẩu trang và chiếc xe đẩy đựng rác. Nhưng có khi gặp mưa to, khẩu trang, găng tay cũng lột bỏ vì ướt nhèm, chị bộc bạch.

Đặc biệt công việc này không có ngày nghỉ. Hôm nào lỡ ốm đau hay có việc khẩn cấp phải ngưng quét một ngày là những người còn lại phải làm gấp đôi, gấp ba cho kịp. Vì thế, chị ý thức phải cố gắng hết sức có thể để không phải nghỉ việc ngày nào. Ngày thường thế thôi chứ ngày lễ tết lượng rác thải nhiều gấp đôi gấp ba lần.

Làm nghề quét rác cực khổ, dơ bẩn chị chịu được hết nhưng nỗi niềm của chị cũng là nỗi niềm chung của người công nhân quét rác chính là thái độ của một số người không có ý thức.

Chị kể: “Mình vừa mới quét sạch, họ lại vứt bừa ra đất trong khi bên cạnh xe rác để sẵn. Có người xách bịch rác tới kêu: Ê rác! Rồi vứt toẹt một cái, bịch rác bể tung tóe. Mình nhắc nhở thì họ trả lời ngang ngược, tôi thích vứt đấy bà làm gì tôi, nếu không có bọn này xả rác thì mấy người lấy đâu ra việc để làm. Tôi không nói gì nữa, lặng lẽ quét gom hốt cho vào thùng rác. Thậm chí có những người khinh khi, họ nhìn mình chế giễu, có người đi qua đống rác họ bịt mồm bịt mũi nhổ nước bọt kêu hôi quá. Trong khi mình phải sống chung với rác hằng ngày”.

Tôi cầm chổi quét giúp chị một hồi để cảm nhận sự nhọc nhằn, mới thấy tủi thân với nghề quét rác. Tôi đọc cho chị nghe mấy câu trong bài thơ Tiếng chổi tre của Tố Hữu: Những đêm đông. Khi cơn dông. Vừa tắt. Tôi đứng trông. Trên đường lặng ngắt. Chị lao công. Như sắt. Như đồng. Chị lao công. Đêm đông. Quét rác… chị reo lên, mình quét rác mà cũng được vào thơ luôn hả cô?

Làm việc vất vả lại ô nhiễm độc hại như thế, nhưng đồng lương rất ít ỏi. Cộng vào với lương thương binh của chồng chị 2,8 triệu/tháng, vừa trang trải cuộc sống, vừa nuôi ba con ăn học, gánh nặng gia đình chất hết lên đôi vai gầy của chị.

Nhọc nhằn là thế, chịu tiếng đời thị phi là thế nhưng chị Cát thấy mình rất mãn nguyện khi được làm điểm tựa cho gia đình, cho người chồng thương binh nặng đã bỏ lại một phần thân thể ngoài chiến trường. So với sự hy sinh của anh, sự vất vả của chị có thấm vào đâu.

Chị muốn các con mình ngoài niềm tự hào có người cha góp phần bảo vệ Tổ Quốc trong thời chiến, còn có một người mẹ lao động chân chính, thầm lặng, cần mẫn góp cho xã hội một môi trường trong sạch.

Cặm cụi với công việc quét rác hằng ngày, sự nhọc nhằn hiện rõ trên khuôn mặt, nhưng khi nhắc đến chồng con, đôi mắt chị ánh lên niềm hạnh phúc.

Nguyễn Nhị

Chia sẻTweet

Xem thêm Bài viết

Tự hào khi được đồng hành cùng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM
Bạn đọc viết

Tự hào khi được đồng hành cùng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM

04/02/2023
Tảo mộ cuối năm một nét đẹp truyền thống của người Việt
Bạn đọc viết

Tảo mộ cuối năm một nét đẹp truyền thống của người Việt

04/01/2023
Vài suy nghĩ trước thềm năm mới
Bạn đọc viết

Vài suy nghĩ trước thềm năm mới

31/12/2022
Nhân đọc bài viết “Đại tá Chín Ái nặng lòng với việc nghĩa”
Bạn đọc viết

Nhân đọc bài viết “Đại tá Chín Ái nặng lòng với việc nghĩa”

16/12/2022
Những bài học khác rút ra từ phiên tòa xét xử vụ án bé 8 tuổi bị “mẹ ghẻ” bạo hành đến tử vong
Bạn đọc viết

Những bài học khác rút ra từ phiên tòa xét xử vụ án bé 8 tuổi bị “mẹ ghẻ” bạo hành đến tử vong

29/11/2022
Bạn đọc viết

NHÀ GIÁO ƯU TÚ NGUYỄN NGỌC KÝ – SỰ PHẤN ĐẤU PHI THƯỜNG VÀ KỲ DIỆU

28/09/2022
Bài tiếp theo
Trao gần 130 triệu đồng cho gia đình có công tại huyện Củ Chi

Trao gần 130 triệu đồng cho gia đình có công tại huyện Củ Chi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

CHÍNH SÁCH MỚI CHO NGƯỜI CÓ CÔNG ÁP DỤNG TỪ  15/9/2021

27/07/2021

DANH MỤC NHÀ TÙ VÀ NHỮNG NƠI ĐƯỢC COI LÀ NHÀ TÙ ĐỂ XEM XÉT CÔNG NHẬN NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN, BẢO VỆ TỔ QUỐC, LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY.

05/04/2022

NGƯỜI VỀ TỪ PHÍA BÊN KIA

05/08/2021

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI –HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG (kỳ sáu)

28/05/2021
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • LIÊN HỆ
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • LIÊN HỆ

hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố hồ chí minh

Địa chỉ: 26 Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại : (+84)2866539948.
Email:hoihotrogiadinhlietsytphcm@gmail.com | linhkhiquocgia@gmail.com

Chủ tịch Hội: Trần Thế Tuyển. Điện thoại: +84 938006868
Quản trị web: Nguyễn Đồng Bằng. Điện thoại: +84 913906766
Giấy phép số: 113/GP-XBĐS-Bộ TTTT ngày 16/10/2020