linh khí quốc gia

Trang tin điện tử của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ
IMG_1615631091742_1615631549177
13-3-2021 (5)
13-3-2021 (12)
13-3-2021 (23)
13-3-2021 (26)
13-3-2021 (40)
13-3-2021 (49)
13-3-2021 (67)
13-3-2021 (297)
13-3-2021 (296)
13-3-2021 (286)
13-3-2021 (272)
13-3-2021 (234)
13-3-2021 (221)
13-3-2021 (168)
13-3-2021 (101)
13-3-2021 (83)
13-3-2021 (301)
13-3-2021 (308)
13-3-2021 (309)
13-3-2021 (324)
13-3-2021 (353)
Previous
Next
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN BÀI MỚI
    • Đặc san
    • Thời sự
    • KT-XH
    • Tri ân
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
    • Tin hoạt động Hội
    • Chỉ đạo điều hành
    • Thông báo
  • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • Tìm mộ liệt sĩ
    • Tìm thân nhân liệt sĩ
    • Danh tính Liệt sĩ
    • Nghĩa trang
  • VĂN HÓA VĂN NGHỆ
    • Tin văn hóa
    • Ca nhạc
    • Thơ
    • Tác phẩm
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Chính sách mới
    • Người có công
    • Pháp luật
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • Bạn đọc viết
    • Hỏi đáp
  • DIỄN ĐÀN
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • TỰ GIỚI THIỆU
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN BÀI MỚI
    • Đặc san
    • Thời sự
    • KT-XH
    • Tri ân
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
    • Tin hoạt động Hội
    • Chỉ đạo điều hành
    • Thông báo
  • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • Tìm mộ liệt sĩ
    • Tìm thân nhân liệt sĩ
    • Danh tính Liệt sĩ
    • Nghĩa trang
  • VĂN HÓA VĂN NGHỆ
    • Tin văn hóa
    • Ca nhạc
    • Thơ
    • Tác phẩm
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Chính sách mới
    • Người có công
    • Pháp luật
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • Bạn đọc viết
    • Hỏi đáp
  • DIỄN ĐÀN
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • TỰ GIỚI THIỆU
Trang chủ Tin tức Đặc san

ĐÊM GIAO THỪA BÊN BIỂN CẦN GIỜ

25/02/2022
trong Đặc san
0
0
Lượt chia sẻ
28
Lượt xem
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Trình Tự Kha

Một chiều cuối năm, tôi có dịp về lại Cần Giờ với tư cách đại diện cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh đi thăm và tặng quà Tết cho 2 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại thị trấn Cần Thạnh. Gọi là “về lại” vì hơn 36 năm trước tôi đã đến Cần Giờ trong đoàn cán bộ tăng cường cho Duyên Hải (tên gọi ngày đó của Cần Giờ). Không thể không khái quát vài dòng về lịch sử và địa lý của vùng đất cuối sông giáp biển này.

READ ALSO

MẸ CÒN DAY DỨT MÃI

LỜI DẶN DÒ CỦA MẸ TRƯỚC LÚC ĐI XA

Trước 30/4/1975, Cần Giờ là một quận của tỉnh Gia Định. Sau 30/4/1975, huyện Duyên Hải được thành lập từ quận Cần Giờ và quận Quảng xuyên, thuộc tỉnh Đồng Nai. Tháng 11/1977, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đi cùng đồng chí Võ văn Kiệt (ngày đó là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) về thăm Duyên Hải, chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử dẫn đến quyết định chuyển nhập huyện Duyên Hải về TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 29/12/1978, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá VI đã ban hành Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập huyện Duyên Hải vào TP. Hồ Chí Minh. Kể từ đó vùng đất cách Trung tâm TP. Hồ Chí Minh 50km, có diện tích tự nhiên 71.361ha (chiếm 1/3 diện tích TP. Hồ Chí Minh), trong đó trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch, với dân số hiện nay là 75.452 người, đã trở thành một huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh. Đến ngày 18/12/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành Quyết định số 405-HĐBT đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ – tên gọi truyền thống từ xa xưa của vùng đất này. Nhưng với tôi, mỗi khi gặp lại bạn bè cũ, chúng tôi vẫn hay nhắc đến “một thời Duyên Hải” với biết bao kỷ niệm vui, buồn.

Qua phà Bình Khánh là con đường trải nhựa rộng thênh thang chạy giữa ngút ngàn rừng đước, con đường mang tên “Rừng Sác”. Gần đến cầu Rạch Lá, tôi để ý tìm “cua Tư Tình” nhưng chẳng thấy khúc cua gấp tay áo đâu nữa. Thay vào đó là một khúc cong trải nhựa mềm mại, mai này có mấy ai biết sự tích “cua Tư Tình” (?) Ngày thi công con đường Nhà Bè – Duyên Hải, anh Tư Tình, Phó Chủ tịch huyện Duyên Hải (phụ trách Công – Xây – Giao – Bưu) là Chỉ huy trưởng công trường. Con đường được thi công từ 2 đầu, một nhánh từ Bình Khánh xuống, một nhánh từ Long Hòa lên, do máy móc trắc địa còn thô sơ nên khi 2 nhánh đường gặp nhau thì bị lệch thành một khúc cua gấp khúc như cùi chỏ vậy. Ngày khánh thành con đường, một chiếc xe trong đoàn xe đi thông đường đã bị lật xuống ruộng khi chạy hơi nhanh qua khúc cua này (may là không ai việc gì), từ đó có tên “cua Tư Tình”.

Những địa danh quen thuộc An Thới Đông, Lý Nhơn, Dần Xây, Hào Vỏ… gợi nhớ bao bạn bè một thời Duyên Hải nay người còn người mất, Đặng Văn Chung (nguyên Giám đốc Công ty XNK Duyên Hải); Ung Ngọc Trí (nhà văn CCB với tác phẩm để đời “Hạ sĩ quan”); Ngọc Sửu (giọng ca vàng của Đoàn Văn công Phòng không – Không quân), kỹ sư thủy sản Trần Công Bình (nhà thơ thư pháp)… tất cả đã thành người thiên cổ. Các anh Hai Thanh,Bảy Câu, Tư Tình, Đoàn Lý… nay đã nghỉ hưu về vui thú điền viên với con cháu… Nguyễn Thành Dũng (nguyên Giám đốc Trường Đảng Duyên Hải) nay đã là Việt kiều yêu nước đang cách xa nửa vòng trái đất…

Chiều xuống nhanh, tôi lang thang trên kè đá chắn sóng đón luồng gió chướng từ biển thổi vào mà cảm thấy vị mặn của muối trên môi. Đêm cuối cùng của năm, không gian như tĩnh lặng hơn. Đâu đó trong khoảng không bao la vô tận kia đang có cuộc giao ban giữa năm Tân Sửu và Nhâm Dần. Giữa giây phút trọng đại này của đất – trời, nói gì đây với hôm qua, với hôm nay và với mai sau. Những ngôi mộ cổ bề thế ở Giồng Xoài giúp ta khẳng định thêm Rừng Sác là một trong những vùng đất có người Việt đến định cư sớm nhất của Nam bộ cũ. Sử sách còn chép rằng hơn 300 năm trước, miền đất cuối sông này còn là đại ngàn hoang vu, dưới nước cá sấu tung hoành, trên bờ cọp dữ ngự trị. Những cư dân đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này, nếu không phải là nạn nhân của chế độ Phong kiến – địa chủ hà khắc thì cũng là dân bốn phương quy tụ, coi trên đầu không có kẻ quyền lực, dưới chân là đất riêng một cõi… Tính cách như vậy lại phải hằng ngày đương đầu với mọi thứ khắc nghiệt, hiểm nguy như rắn rết, cá sấu, cọp dữ… nên người dân Rừng Sác mang một sắc thái góc cạnh khác thường, dữ dội và “mã thượng” hơn thiên hạ.

Năm 1783, Nguyễn Huệ đã chỉ huy quân Tây Sơn tiến qua cửa biển Cần Giờ, đánh một trận lớn với quan quân Nhà Nguyễn tại vùng sông Ngã Bảy (Thất Kỳ Giang) nhấn chìm hơn 400 chiếc thuyền của Nguyễn Ánh. Cũng tại trận này, tên tướng thực dân Pháp Manuel cùng với chiến thuyền bọc đồng trang bị 10 cỗ đại bác bị thủy quân Tây Sơn đốt cháy và đánh chìm. Ngày 11/2/1859, tàu Pháp và Tây Ban Nha tấn công tuyến pháo đài Cần Giờ để tiến vào Gia Định, thôn tính miền Nam nước ta. Phòng tuyến Cần Giờ tan vỡ nhưng những trận đánh dọc rừng Sác vẫn tiếp diễn khá ác liệt. Phải mất 3 ngày sau,15/2/1859 quân xâm lược Pháp mới đến được Nhà Bè. Năm 1859 Pháp chiếm Sài Gòn – Gia Định thì chỉ một năm sau, 1860, Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định đứng lên phất cờ kháng chiến và cũng không phải ngẫu nhiên mà ông đã chọn Lý Nhơn (Rừng Sác) làm căn cứ của mình trong những ngày gian nan nhất.

Hết Pháp rồi Mỹ với tất cả những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, nhưng chưa có một ngày nào quân giặc làm chủ được chiến khu Rừng Sác anh hùng… Trong những năm chiến tranh ác liệt, quân Mỹ đã dội xuống đây hơn 2 triệu tấn bom đạn, 4 triệu lít chất độc hoá học biến rừng ngập mặn thành bình địa trơ trụi. Nhưng Đoàn 10 đặc công rừng Sác vẫn kiên cường bám trụ chiến đấu cho đến ngày toàn thắng. Con đường mang tên người anh hùng đặc công Hà Quang Vóc giữa căn cứ rừng Sác còn mãi với thời gian để nhắc về những chiến công bất hủ. Hơn 40 năm qua Cần Giờ đã vững vàng làm vọng gác tiền tiêu của thành phố mang tên Bác bên bờ biển Đông, thực sự trở thành một miền đất đầy tương lai sáng lạn…

Từ 13km đường nhựa sau ngày giải phóng nối Cần Thạnh với Long Hòa, nay đã có con đường Rừng Sác dài 36km thảm nhựa với 6 làn xe, tuyến giao thông đường bộ đã nối liền thị trấn Cần Thạnh với 6 xã còn lại (trừ xã đảo Thạnh An). Bệnh viện Cần Giờ là bệnh viện miễn phí đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam với tổng diện tích 38.556ha. Lưới điện quốc gia đã được kéo về huyện, 70% số hộ dân Cần Giờ đã được sử dụng nước sạch từ tuyến ống chuyển tải Nhà Bè – Cần Giờ. Từ chỗ tỷ lệ hộ nghèo cao (35% vào năm 1990) nay huyện đã không còn hộ nghèo chuẩn quốc gia.

Vượt lên trên tất cả là con đường Nhà Bè – Duyên Hải (nay là đường Rừng Sác); Con đường của Hạnh phúc, của Văn minh đã không còn là giấc mơ của những người dân rừng Sác nữa. Những thế hệ hôm nay sẽ không tin rằng đã từng có những cụ già cố chống gậy lần từng bước trên con đường đất đỏ và khẩn khoản chặn đoàn xe đi thông đường, xin được sờ vào nóc xe để có cái cảm giác đây là sự thật chứ không phải giấc mơ.

Không có gì lãng mạn hơn khi cuối con đường này, bên bờ biển Đông, ta sẽ dựng một tượng đài kỷ niệm để nhắc nhở với thế hệ mai sau về những con người đã đến với Cần Giờ từ những năm Cần Thạnh còn những con đường mòn chỉ vừa lối người đi, Lý Nhơn, An Thới Đông còn cá sấu ra rình đớp người đi lại trên sông, còn muốn đến Thạnh An vào lúc nước ròng thì phải lội trong sình ngập đến đầu gối.  Tam Thôn Hiệp, Long Hòa còn những cô giáo trẻ, chiều chiều ra bờ sông Soài Rạp ngắm ánh hoàng hôn mà rơi nước mắt vì nỗi nhớ nhà, nhớ thành phố thân yêu… Mấy ai đã quên những ca nước ngọt mọi người vẫn chắt chiu trong mùa khô hạn khi xà lan chở nước từ Nhà Bè chưa về kịp, những bữa cơm ăn với cá khô nướng mà thấy thèm cọng rau xanh trái ớt… những đêm trăn trở bên ngọn đèn dầu với bao dự định chưa làm và sẽ muốn làm, mọi điều ấy làm ta quên đi nỗi thiếu thốn thường nhật và mặc nhiên đó chính là sự chuẩn bị cho mai sau. Nói với mai sau thường là cả một chuỗi dài của hôm qua và hôm nay gộp lại…

Phút giao thừa đang chuyển, tiếng sóng của năm 2022 nghe như dồn dập hơn, giục giã hơn, cánh chim Cần Giờ đang dang rộng để bay vào tương lai.

Chia sẻTweet

Xem thêm Bài viết

Đặc san

MẸ CÒN DAY DỨT MÃI

05/02/2023
Đặc san

LỜI DẶN DÒ CỦA MẸ TRƯỚC LÚC ĐI XA

03/02/2023
Đặc san

TỰ GIÁC RÈN LUYỆN – QUYẾT ĐỊNH HÀNG ĐẦU GIỮ GÌN TƯ CÁCH CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN

03/02/2023
Đặc san

NGHĨ DỌC ĐƯỜNG XUÂN

03/02/2023
Đặc san

QUÂN DÂN ĐOÀN KẾT LẬP KỲ TÍCH LỊCH SỬ

02/02/2023
Đặc san

MỘT LẦN CÙNG NHÀ NGOẠI CẢM ĐI TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ

23/01/2023
Bài tiếp theo

TRIỂN KHAI 6 NHÓM VIỆC CHÍNH TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

ĐỘI K72 TỈNH BÌNH PHƯỚC QUY TẬP ĐƯỢC 9 MỘ LIỆT SĨ TẠI HUYỆN HỚN QUẢN

30/08/2022

Ghi chép: Trên đỉnh Trường Sơn của tác giả Trần Thế Tuyển

06/12/2022

KÝ ỨC ĐẪM LỆ CỦA VỊ ĐẠI TÁ “BA VỢ, MỘT CON”

04/04/2022

ĐI TÌM MỘ LIỆT SĨ-NHỮNG ĐIỀU TRĂN TRỞ

08/02/2022
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • LIÊN HỆ
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG HỘI
  • NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
  • KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • LIÊN HỆ

hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố hồ chí minh

Địa chỉ: 26 Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại : (+84)2866539948.
Email:hoihotrogiadinhlietsytphcm@gmail.com | linhkhiquocgia@gmail.com

Chủ tịch Hội: Trần Thế Tuyển. Điện thoại: +84 938006868
Quản trị web: Nguyễn Đồng Bằng. Điện thoại: +84 913906766
Giấy phép số: 113/GP-XBĐS-Bộ TTTT ngày 16/10/2020