Thứ tư, Tháng chín 18, 2024
Trang chủKÝ ỨC CHIẾN TRANHDẤU ẤN CUỘC ĐỜI- TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG ( kỳ một)

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI- TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG ( kỳ một)

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI

Lưu Phước Lượng

LỜI CỦA TÁC GIẢ

Gần 70 tuổi đời, 48 tuổi quân và 50 tuổi Đảng, tôi nghĩ đây là thời điểm chín muồi để ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất của cuộc đời. Trong toàn bộ chuỗi thời gian này, biết bao câu chuyện để lại trong tôi… và mãi mãi là những kỷ niệm đẹp cho dù đó là những niềm vui, nỗi buồn với sự phong phú và sinh động thời thơ ấu, cả trong chiến đấu của thời chiến tranh ác liệt, gian khổ và hy sinh cũng như cuộc sống an bình trong môi trường xã hội nhiều biến động như hiện nay

Trung tướng Lưu Phức Lượng

( kỳ một)

Phần một

NHỮNG NĂM THAM GIA QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Tư lệnh Mặt trận 719 cùng Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh chiến dịch và cơ quan nghiên cứu dự kiến quyết tâm tiến công căn cứ trung ương Pôn Pốt trong chiến dịch Cácđamôn tại sở chỉ huy “Năm Nhà” – tỉnh Pursát
Từ trái sang:  Hàng ngồi: Tư lệnh Mặt trận 719 Lê Đức Anh, Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Thới Bưng. Hàng đứng: Phó Tư lệnh Chính trị Mặt trận 719 Lê Hai, Chủ nhiệm Chính trị Lê Khả Phiêu, Tư lệnh Quân khu 9 Trần Văn Nghiêm (mùa khô 1984-1985)

Quê hương và bà ngoại yêu quý

Tôi sinh ra trên đất Thủ – (Thủ Dầu Một), sau này được gọi là Bình Dương, bên dòng sông nổi tiếng – sông Sài Gòn. Tôi nhớ mãi, cái thị tran nhỏ ven sông với xã Phú Cường, là thủ phủ của tỉnh Thủ Dầu Một – vang tiếng một thời.

Ở đó, thời nhỏ tôi đi học ở trường Minh Tâm, nói là trường, nhưng chỉ  có mấy lớp học. Tôi nhớ mẹ tôi cũng học ở trường này, bà kể rằng: ở đó có ông thầy rất “dữ dằnˮ, ai cũng sợ. Đó là ông giáo Thọ (người bà con cô cậu xa với mẹ tôi), mà cólantôi được chứng kiến sự “dữ dằnˮ của ông, khi tôi không thuộc bài, hết giờ ông dùng xe đạp chở tôi về nhà của ông, mặc cho tôi nài nì  van xin hết lời, đây thật là một sự khủng khiếp với cậu bé sáu, bảy tuổi. Saulanấy, tôi học chăm chỉ  hơn và không còn nói chuyện riêng Trong giờ học nữa

Ngoại tôi, một con người mà tôi vô cùng yêu quý, Trong tat cả các cháu, có lẽ tôi là người được bà yêu thương nhất vì dáng người nhỏ yếu, hay đau bệnh, thường bị ngắt xỉu khi sợ hãi một việc gì. Nhưng Trong sâu thẳm sau này tôi mới hiểu, tình cảm của ngoại dành cho anh chị em tôi, bắt nguồn từ sự yêu thương của bà với đám cháu nhỏ đang thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc dạy dỗ của người cha. Cha tôi đi tập kểt ở miền Bắc, sáu anh chị em tôi sống với mẹ và ngoại trong sự khó khăn bộn bề, lam lũ, bươn chải Trong cuộc sống bằng nghề làm bánh, bán bưng. Quê chính của ngoại ở xã Tương Bình Hiệp, thuộc huyện Bến Cát ngày nay. Hàng năm, anh chị em tôi cũng được ngoại cho về quê chơi một vài lần. Và tôi cũng được ngoại cho đi nhiều nhất. Tôi nhớ, năm tôi học ở trường Minh Tâm, ngoại về quê làm đám giỗ, vì  đang đi học, ngoại không cho tôi đi, tôi nài nì, khóc lóc mãi cuối cùng bà cũng xuôi lòng, cho tôi nghỉ  học một ngày và đi cùng bà. Sau chuyến đi đó, tôi không chịu đi học nữa, mặc dù bà dỗ dành tôi rất nhiều, thậm chỉ đánh đòn tôi rất đau. Thế rồi cuối cùng bà cũng chịu, và như vậy, sau khi đi đám giỗ ở trên quê, tôi đã bỏ học luôn một năm. Một năm sau, tôi mới gặp lại ông giáo Thọ “dữ dằnˮ và đấy ấn tượng của tôi.

Tôi nhớ cứ vài ba ngày vào giac trưa, ngoại thường làm những bữa ăn đạm bạc cho vui. Nói là bữa ăn nhưng thật ra có gì  đâu! Có hôm là vài cây mía vàng chấm muối ớt ngoại trồng ở hàng rào trước nhà, có hôm là mấy củ khoai mì, khoai lang luộc cuốn bánh tráng cùng rau thơm hoặc da heo luộc chấm nước mắm tỏi ớt, đơn giản vậy thôi mà sao cái vị ngon đó theo tôi đến tận bây giờ.

Tôi sống Trong sự nuôi dưỡng của mẹ tôi và sự chăm sóc yêu thương của ngoại với cả một chuỗi dài lúc thăng trầm, lúc sôi động với nhiều sự việc từ lúc tôi còn nhỏ học ở trường Minh Tâm cho đến lúc tôi trưởng thành, đi bộ đội tham gia Quân giải phóng Miền Nam.

Được tin cha

Một ngày nấng nóng mùa hè năm 1961, có một người phụ nữ ẵm một em bé từ nhà má Bẩy (chị ruột của mẹ tôi) đi cùng chị Hà đến nhà tôi với vẻ mặt khá căng thẳng, gặp mẹ và nói rằng: “Có phải chị là chị Tư – má của cháu Hải, Hà không?”. Cùng lúc dì  đưa luôn tam ảnh cậu Sáu (em của mẹ cũng đi tập kểt) và một bức thư. Mẹ vừa mừng vừa ngỡ ngàng, chị em tôi mừng đến mức ngơ ngác vì sự việc quá bat ngờ, nhưng điều ấn tượng nhất của chúng tôi là giờ đây mình cũng có cha như bao nhiêu người khác. Đây là sự thăng hoa giải tỏa nỗi đau canh cánh của chị em tôi về sự thiếu vắng của cha.

Saulanấy, tôi và chị Hà được vào chiến khu thăm balanđầu tiên ( Ba tôi tên thật là Lưu Phước Anh, bí danh Lê Bình. Sinh năm 1921 tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hoạt động chiến trường Miền Đông từ 1945-1985, cấp bậc đại tá, tỉnh đội trưởng tỉnh đội Phước Thành, chính ủy trung đoàn tên lửa DKB, chính ủy bệnh viện K71A, chính ủy phòng quân y miền, chính ủy cục hậu cần quân khu 7. Là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng “ Bệnh viện đánh giặc” “ Tình khúc miền Đông”, “ Bốn mùa nhớ lại”..). Làm sao kể hết nỗi xúc động này! Chị Hà kể chuyện nhiều vì  khi ba đi tập kết chị đã lớn và có tiễn ba đi, còn tôi thì  quá nhỏ không biết gì. Sau đó đến lượt má vào thăm ba và kết quả là Út Thành ra đời. Vậy là Trong gia đình tôi có thêm một thành viên nữa – Lưu Phước Thành, cái tên gần với chiến thắng Phước Thành, tỉnh lỵ đầu tiên của chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam bị Quân giải phóng tiến công và tiêu diệt. Với vai trò là Tỉnh đội trưởng tỉnh Phước Thành, ba đã có sự đóng góp xứng đáng vào chiến thầng này.

Biết về quê nội

Vào lúc cả nhà đang ăn sáng, với món hủ tiếu bình dân, tức là ngoài hủ tiếu ra, có ít thịt heo bằm. Đang ăn vui vẻ, đột nhiên xuất hiện một quân nhân trước cửa nhà, ông tự giới thiệu, quê ông ở Nha Trang, đi quân dịch và đi tìm người thân mà mấy chục năm nay không có tin tức gì. Mẹ tôi từ nhà sau bước lên, nghe lại câu chuyện và bà hiểu rằng, đây là người em thứ tư của ba tôi – chú Thọ. Cuộc hàn huyên được khởi đấu với nhiều câu chuyện, tình tiết đau thương và cảm động.

Niềm vui của chúng tôi là sau khi biết được tin cha, có cha, nay lại có bên nội nữa Saulangặp đó, chú Tư thường về Bình Dương thăm mẹ và các anh chị em tôi với sự ân cần và thân thương. Chúng tôi cũng có dịp được gặp các chú, cô và các em đang ở Nha Trang. Năm 1964, chú Hiệp – em út của cha tôi vào Bình Dương để học văn hóa. Sau đó chú tham gia Quân giải phóng và đã anh dũng hy sinh trong một trận phục kích của địch ở đường 20 thuộc tình Đồng Nai. Đây là nổi đấu củagia đình tôi trong cuộc chiến đấu này.

Ra sức học tập và trị bệnh

Học hết tiếu học trường Nam, quận Châu Thành, tỉnh Bình Dương, tôi thi vào trường Trịnh Hoài Đức để tiếp tục học trung học, nhưng không may năm ấy tôi bị rớt, và như vậy, tôi phải học ở trường tư – trường Nguyễn Trãi ngay tại thị xã Phú Cường. Có thế nói đây là một năm học buồn tẻ, không có nhiều dấu ấn, Nam nữ học chung cùng lớp, nhưng tôi lại học quá kém, tat cả các môn học, qua kiem tra đều “đội sổˮ, ngoài môn Pháp văn.

Năm sau (1961) tôi tiếp tục thi vào trường Trịnh Hoài Đức, vàlannày tôi đã trúng tuyển vào lớp đệ thất của một trường danh giá lúc bay giờ. Những năm học ở trường Trịnh Hoài Đức, tôi luôn là một cậu học sinh khá giỏi, khác xa với năm học ở trường Nguyến Trãi, bởi ngoài nguyên nhân học lại những bài học cũ, có một điều vô cùng quan trọng là tôi đã được tiếp thêm nguồn động viên rất lớn của cha tôi, cũng như các cô, chú, anh chị mà tôi được tiếp xúc: con (cháu) phải tập trung học tập để xây dựng đất nước sau này. Những lời khuyên ấy, quả thật có ý nghĩa lớn lao đối với sự trưởng thành trong chiến đấu, học tập, công tác ở mọi cương vị của tôi sau này.

Lúc bay giờ, cũng như các nơi khác trên toàn Miền Nam, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã lan tỏa và phát triển mạnh mẽ và trường Trịnh Hoài Đức đã vang danh với nhiều hoạt động đấu tranh, tuyên truyền gây thanh thế cho cách mạng. Sống Trong hoàn cảnh đó, tôi thấy không thế tiếp tục con đường học vấn, mà phải trực tiếp tham gia kháng chiến. Tôi đề đạt nguyện vọng này với cha tôi – và ông đồng ý, mẹ tôi cũng rất hài lòng.

Nhưng thật không may cho tôi, đến giờ phút quyết định để lên đường ra chiến khu thì  tôi lại ngã bệnh (bị lao phổi). Vậy là mọi việc phải dừng lại và tiếp tục học. Tôi rất buồn vì nguyện vọng không đạt được, Trong khi gia đình đang nghèo khó, mà mẹ tôi phải lo nuôi dạy cả đàn con và chạy chữa cho tôi và cả chị Chi (chị thứ tư) của tôi nữa

  • Mời đoc tiếp kỳ hai 
Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây