Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
Trang chủKÝ ỨC CHIẾN TRANHDẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC...

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG Phần 1 –  kỳ năm

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

Phần 1 –  kỳ năm

Tình yêu và buổi ban đầu của sự nghiệp

Mẹ tôi lên Lộc Ninh được vài tháng, tôi được quyết định đi học ở miền Bac. Các đồng chí  lãnh đạo quán triệt cho tôi cùng nhiều anh em khác, phải cố gắng học tập, nhanh chóng trở về tham gia vào cuộc chiến đầu mang tỉnh chat quyết định giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Tôi náo nức lên đường, không giống tâm trạng như cha tôi đã nói khi đi tập kết. Tình hình và nhiệm vụ đã khác xa rồi. Hàng ngày xe tăng, xe kéo pháo tầm xa, xe chở quân, bộ đội thông tin dây trần, bộ đội đường ống hoạt động nhộn nhịp,… cả vùng giải phóng Lộc Ninh hừng hực khì  thế tiến công.

Đêm trước khi lên đường nhập trạm giao liên, tôi tâm sự với mẹ rất nhiều, bà dặn tôi giữ gìn sức khỏe, vì  lúc nhỏ ở nhà tôi hấy đầu ồm, và không quên nhắc nhở chăm lo học tập, chuyện vợ con khi học về sẽ tỉnh sau. Tôi im lặng gật đầu bày tỏ sự đồng tỉnh.

Ngày hôm sau tôi nhập trạm, gặp rất nhiều anh em từ những đơn vị khác nhau, chủ yếu là ở các cơ quan đơn vị củaBộ Chỉ huy Miền. Trong đó có ba cháu nhỏ, một cô gái cỡ đôi mươi, số còn lại là cán bộ tuổi tác đều lớn hơn tôi.

Nam ở trạm mấy ngày, làm công tác tổ chức và sinh hoạt. Đoàn trưởng là đồng chí  Hoàng Phi De (anh Năm De) có nhiều tỉnh nghĩa với tôi sau này. Trạm đầu tiên chúng tôi dừng chân là Bù Gia Mập, đóng cạnh một con suồi lớn, nhưng cạn nước vào mùa khô. Đến đây chúng tôi thực sự bước vào đường Trường Sơn. Để đến được miền Bắc, còn phải qua nhiều cung trạm. Lúc ngồi xe ô tô tải, chạy trên những con đường mù mịt cát bụi, lại có lúc đi bộ cả ngày đường qua đối núi, những khu rừng dầu mênh mông trên đất Tây Nguyên.

Chúng tôi có dịp ngồi ô tô đi trên đường 9 huyến thoại, với trận chiến Khe Sanh vang lừng, đập tan hàng rào “điện tử Mác Namara”. Lại có những lúc ngồi xe và đi bộ trên đất Lào, được đi ngang qua Bản Đông, một địa danh nỗi tiếng gần liến với thất bại thảm hại củaquân đội Sài Gòn Trong cuộc hành quân Lam Sơn – 719 đánh Sang đất Lào nhầm cất đứt “đường mòn Hồ Chí Minh” ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường Miền Nam.

Dừng chân ở trạm cuối cùng trên đất Lào, anh Năm Dế thông báo, ngày mai, chúng ta sẽ đến mảnh đất đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa – Quảng Bình, nơi chịu đựng sự tàn phá khổc liệt của bom đạn Mỹ. Đến trạm Quảng Bình, chúng tôi nhận ra ngay sự gian khổ, hy sinh, thiểu thốn mọi bế của người dân bám trụ tại đây, Trong chiến tranh và cho đến thời điểm đó, vẫn chưa được sự cải thiện nào trong cuộc sống. Tôi nghĩ  đất nước phải tiếp tục chịu đựng để dồn sức cho thắng lợi quyết định nhất định sẽ diễn ra trong thời gian tới. Điều này cũng khắc sâu trong tâm tư của tôi, khi trên đường Trường Sơn, quân ra, quân vào nhộn nhịp.

Trong đoàn, ngoài số cán bộ là thanh niên và các cháu nhỏ, chỉ  có Mạc Phương Minh (vợ của tôi sau này) là chiến sĩ  nữ duy nhất và cũng là người đẹp nhất toàn đoàn.

Quân vào rất đông, nhiều thanh niên trai trẻ như chúng tôi, hỗ hởi, phần khởi chào mừng khi gặp đoàn từ Miền Nam ra đặc biệt là cô gái đẹp trong đoàn. Đi phía sau, tôi nghe nhiều chiến sĩ  trong đoàn quân vào, khen “con bé xinh quá”, là thành viên trong đoàn tôi cũng cảm thấy vui. Thật ra lúc bay giờ tôi cũng cảm thấy vui trong cảm xúc tự nhiên, chưa có khái niệm rõ ràng về “tiếng sét ái tỉnh” đối với Phương Minh. Mặc dù tôi đã biết đây là con gái của cô Hai Phương, người có một ước mong đơn sơ Bình dị như bao người khác nhưng không bao giờ đến.

Trong tôi, là một sự cảm thông sâu Sac, nhưng đến thời điểm đó tôi chưa có một lần trò chuyện. Rất “dửng dưng”, trước người con gái tôi luôn chia sẻ trong lòng về nỗi đau mất mẹ bi thương này. Tôi tự hiểu, đang có một sự mất mát, tổn thương quá lớn về mặt tinh thần, cô gái ấy cần có thời gian yên tình để tạo sự thăng bằng trong  cuộc sống. Và với lòng tự trọng, sự quan tâm và tôn trọng đúng mực với “người ấy”, “ta” không nên có biếu hiện gì làm “rối ren” và “phức tạp” thêm tình hình. Trong khi chung quanh đang có những bày tỏ về tình cảm và sự giúp đỡ rất chân thành. Đây là sự khác biệt của tôi với các bạn. Sau này tôi hiểu đó là điểm nhấn mà tôi được ghi điểm.

Tôi cũng được biết, trên đường giao liên từ vùng đất mũi Tây Nam Bộ lên Lộc Ninh, Phương Minh luôn bày tỏ niềm vui sướng vì sắp được gặp mẹ và chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho sự gặp gỡ này… Nhưng thật là bat hạnh, khi đến cơ quan Thị đội Lộc Ninh, chỗ mẹ đang công tác; gặp các anh, chị trong cơ quan Thị đội, sau khi tự giới thiệu, cả cơ quan ngậm ngùi rơi nước mất, và thông báo với Phương Minh: chị Hai (Hai Phương) đã hy sinh cách đây 19 ngày. Một tin chấn động, xung quanh gần như sụp đồ. Sau này Phương Minh nói rằng: đau đớn đến mức em trở nên ngây dại như bị mộng du không thế bật khóc lên được, suốt cả buổi chiều và tối hôm đó… thật không có phút giây đau khổ nào như lúc này…

Khoảng tháng 6 năm 1974, đoàn chúng tôi về đến Đoàn ấn dưỡng (Đoàn 871) tiếp nhận cán bộ Miền Nam, đóng quân trên nhiều xã thuộc huyện Gia Lâm, thành phổ Hà Nội. Chúng tôi được bố trí  Trong nhà dân ở xã Mai Hiên. Miền Bac đang rất khó khăn, nhưng đã chăm lo đến mức cao nhất có thế cho cán bộ Miền Nam ra.

Sau thời gian an dưỡng, ba cháu nhỏ được đưa về trường học sinh Miền Nam, tat cả về Trường văn hóa Bộ  Quốc phòng ở Lạng Sơn để học tập.

Những tháng sống ở Mai Hiên, tuy không nói chuyện riêng lần nào, nhưng qua ánh mắt và cách cư xử, tôi và Phương Minh đã đọc được tình cảm của nhau. Các anh Trong đoàn nhất là anh Tư Hải, anh Năm Hoàng thấu hiểu được tình cảm của chúng tôi, và có những lời động viên chân thành. Nhưng chúng tôi cũng không dám bước tới. Trong khoảng thời gian này Phương Minh đã vài lần đi phép gặp cha, đang sống trên đất Bắc cùng nhiều bà con thân thuộc, đã khuây khỏa và làm dịu đi phần nào nỗi đau buồn.

Đầu tháng 8 năm 1974, Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị thông báo: tôi được chọn là thành viên tham gia đoàn đại biểu nhân dân Miền Nam thăm Trung Quốc. Trước thông tin này, tôi vừa vui, xenlầnvới một nỗi buồn khó tả. Tôi phải xa Phương Minh một khoảng thời gian.

Cảm thông nỗi lòng của tôi lúc này, các anh Tư Hải và Năm Hoàng quyết định tổ chức một lần gặp gỡ riêng tư giữa tôi và Phương Minh, chúng tôi đồng ý. Vậy là “sự kiện lịch sử” giữa tôi và Phương Minh được bắt đầu, chính ngày trọng đại ấy đã quyết định cuộc sống hạnh phúc hôm nay và sau này củac ả gia đình tôi. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến anh Tư Hải, anh Năm Hoàng.

Đang ngồi trò chuyện vui vẻ, anh Tư Hải, anh Năm Hoàng đứng dậy: “Hai đứấ nói chuyện đi, có gì báo lại thôi”. Mọi người rất vui và hài lòng. Ngồi đối diện, Phương Minh không nói gì, tôi cũng không biết mở đầu câu chuyện như thế nào. Mặc dù “kịch bản” đã có chuẩn bị. Đột nhiên  Phương Minh hỏi: “Hôm nay gặp em anh định nói chuyện gì?”. Thật là một câu hỏi quá khó! Chang khác nào câu hỏi của ông thầy giảng triết học ở Trường H19. Tôi nói lòng vòng, giống như khi tôi trả lời ông thầy triết học. Chỉ  khác ở cho “cô giáo” không phê bình tôi điều gì. Và chủ động trình bày những tình cảm sâu lắng của mình đối với tôi. Phương Minh nói: “Em cứ nghĩ người em yêu phải có hoàn cảnh giống em, là phải trải qua đau thương như em. Chỉ như vậy, mới có một sự hòa hợp cảm thông trong cuộc sống. Còn anh, hoàn cảnh của anh không phải là điều em mong ước…”. Tôi im lặng và không biết nên tiếp nói câu chuyện như thế nào! Nhiều phút trôi qua, Phương Minh nói tiếp: “Gia đình em gần bó với bộ đội, cho nên em rất yêu thương bộ đội…”. Nghe đến đây tôi cảm thấy bình tình hơn, mạnh dạn hơn. Tôi hỏi Phương Minh: “Em nghĩ  gì về con người của anh?”. Sau khi nói nhiều cảm nhận tốt về tôi, Phương Minh bộc bạch: “Nhưng những cái đó, không phải là điều làm em quan tâm và có cảm tình với anh. Em thương anh vì điều khác: đó là vết thương dài trên đùi của anh” (mà em nhìn thấy khi tôi mặc quần đùi đi gánh nước giúp chủ nhà). Tôi thật sự bất ngờ về sự cảm nhận đơn sơ, mộc mạc nhưng thật sâu sắcnày của Phương Minh. “Lại còn một điều nữa, sự “vô tư” và “rụt rè” của anh, có cái gì đó khác với mọi người”. Cuối cùng tôi nói: “Anh thương em, tình yêu của chúng ta sẽ trọn vẹn và không gặp một trở ngại nào! Những đức tình của em, chac rằng mẹ anh và gia đình sẽ rất hài lòng”. Phương Minh cũng bày tỏ những khó khăn phân vân khi chap nhận tình yêu đến Trong thời điểm này. Tôi động viên: Trước mất là như vậy, bây giờ phải tập trung cho học tập, đó là thái  độ tốt nhất để không xảy ra bat cứ sự phiến phức nào! Chúng tôi trao đối về những việc liên quan đến gia đình. Và cuối cùng Phương Minh dặn dò tôi, phải giữ gìn sức khỏe Trong chuyến đi và không quên yêu cầu tôi không hút thuốc nữa Đây là một đòi hỏi chính đáng, nhưng quả thật rất khó khăn đối với tôi.

Hơn một giờ trò chuyện, chúng tôi chia tay, khi Nam tay tôi bất ngờ ôm và hôn vào má Phương Minh, không có một sự phản ứng nào cả! Cái hôn ấy đã đi với tôi gần cả cuộc đời suốt hơn 40 năm, mà sao vấn nóng bỏng như ngày nào…

Ngày hôm sau, tôi về Trạm 66 (trạm khách của Bộ Quốc phòng) được Cục Cán bộ đến làm các thủ tục và hướng dằn những điều cần thiết. Tôi gặp anh Nguyễn Văn Mốt, Anh hùng Quân đội cũng là thành viên cùng đi với tôi. Mấy ngày sau, chúng tôi được đưa đến cơ quan thường trực Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, được phổ biến tình hình và nhiệm vụ củađoàn… Đặc biệt là những lời phát biếu dặn dò rất chân tỉnh củađồng chí  Nguyễn Thị Bình  – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Lúc bấy giờ, quan đảo Hoàng Sa củaViệt Nam vừa bị đánh chiếm. Cả miền Bắc và Miền Nam đều có công hàm phản đối. Báo ảnh Trung Quốc lúc bay giờ đăng rất nhiều hình ảnh, bình luận về sự kiện này.

Nhiều hình ảnh Phó Thủ tướng của họ đến thăm và ủy lạo các binh sĩ  vừa “chiến thắng” ở Hoàng Sa. Đồng chí  Nguyễn Thị Bình dặn, chúng ta đang tranh thủ họ cho nên tránh đề cập đến vấn đề này, tập trung cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau đó chúng tôi làm công tác chuẩn bị: quần áo, vật dụng cho sinh hoạt cá nhân. Đoàn đi được tổ chức gọn nhẹ, chí  5 đồng chí, do Hòa thượng Thích Thiện Hào  – Úy viên Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam làm trưởng đoàn, anh Mốt và tôi cùng hai đồng chí  nữa ở Bộ Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Sáng ngày 15 tháng 8 năm 1974 chúng tôi lên đường, Đại sứ Trung Quốc ra tận sân bay tiễn đoàn. Khoảng 10 giờ sáng đến sân bay Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, sau đó đến thành phố Trịnh Châu, chiều tối đến Thủ đô Bac Kinh và được đưa về nghĩ  ở nhà khách chính phủ.

 

Theo chương trình, đoàn ở Trung Quốc từ 15 tháng 8 năm 1974 đến ngày 1 tháng 9 năm 1974, thăm các cơ sở kinh tế, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, tham quan các di tìc h lịch sử, danh lam thắng cảnh… và quan trọng nhất là gặp lãnh đạo Trung Quốc (lúc bấy giờ chưa biết ai là người tiếp đoàn).

Ngày 23 tháng 8 năm 1974, thông qua đại sứ quán Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tại Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp đoàn trong buổi sáng. Đi cùng đồng chí  đại sứ, đoàn chúng tôi đến Đại lễ đường nhân dân, một công trình đồ sộ, mênh mông. Trong phòng khách, chúng tôi ngồi chờ cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hàn Niệm Long. Ô ng nói: “Hôm nay Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình tiếp các đồng chí” . Sau khoảng 15 phút, đoàn được hướng dằn đến nơi lãnh đạo Trung Quốc tiếp. Đi qua một không gian mênh mông của một lâu đài đồ sộ, chúng tôi thật sự choáng ngợp về sự tráng lệ của tòa nhà Đại lễ đường.

Đặng Tiểu Bình xuất hiện và đứng chờ, bắt tay trưởng đoàn, một vài lời thăm hỏi, sau đó bắt tay từng thành viên. Và mời chụp ảnh lưu niệm. Khi Đặng Tiểu Bình bắt tay, tôi cảm nhận, sao bàn tay của ông quá mềm, có cái gì  đó đặc biệt giống con người nhỏ thấp của ông.

Trong buổi tiếp Đặng Tiểu Bình mở lời chào mừng và chúc đoàn có chuyến thăm Trung Quốc thành công. Một vài lời xã giao qua lại, sau đó Đặng Tiểu Bình nói, dự kiến hôm nay Mao Chủ tịch tiếp đoàn, song đồng chí  không được khỏe. Tiếp lời Đặng Tiểu Bình, Hòa thượng Thích Thiện Hào hỏi: “Nguyên soái Hạ Long có khỏe không? Năm 1963, khi thăm Trung Quốc, Nguyên soái đã đón tiếp chúng tôi”. Đặng Tiểu Bình nói: “Nguyên soái Hạ Long đang ốm”.

Đồng chí  trưởng đoàn báo tình hình đầu tranh của nhân dân Miền Nam, để thực hiện Hiệp định Paris. Tố cáo hành động lấn chiếm phá hoại hiệp định của chính quyền Sài Gòn. Mồng Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để nhân dân Miền Nam đầu tranh, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Đáp lại, Đặng Tiểu Bình khảng định, Trung Quốc sẽ luôn luôn đứng cạnh nhân dân Việt Nam và Miền Nam Việt Nam. Ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Đặng Tiểu Bình nói: “Đối với đế quốc Mỹ và bọn tay sai, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, không mơ hồ, ảo tưởng. Ngay cả đối với Trung Quốc, Đài Loan là lãnh thỗ không thế chia cất, Trung Quốc luôn mong muốn thực hiện Hòa Bình thống nhất đất nước, nhưng với bản chất hiếu chiến và xâm lược của đế quốc Mỹ, cuối cùng chúng tôi cũng phải giải quyết bằng… – khi đó ông quay sang chỉ  tôi và đồng chí  Mốt và nói rằng – phải là các đồng chí  này (ý nói bằng chiến tranh và quân sự).

Nhưng rồi ông lại nói thêm, “chổi gần không quét được xa”, ý nói thực lực Trung Quốc lúc đó chưa đủ sức, phải là một quá trình đầu tranh lâu dài.

Hơn nửa tháng ở Trung Quốc, tiếp xúc rộng rãi với các tầng lớp nhân dân, Đoàn vô cùng cảm động về sự đón tiếp chân thành và những tình cảm tốt đẹp của nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp chính nghĩa của chúng ta.

Ngoài những vấn đề nêu trên, ấn tượng lớn nhất trong chuyến đi này, là sự “đói phó” của tôi và anh Mốt về những vấn đề quân sự, quốc phòng mà cán bộ Trung Quốc được cử đi cùng đoàn đặt ra.

Tôi nhớ đến ngày cuối cùng trước khi lên máy bay về Việt Nam họ cũng chưa giải mã được, ở Miền Nam, về tổ chức biên chế, chúng ta đã thành lập cấp Quân đoàn chưa? Sư đoàn biên chế như thế nào? Khó khăn lớn nhất trong trang bị vũ khí  là gì? Với những vấn để này tôi lần lượt trả lời: “Đã thành lập cấp Quân đoàn chưa, tôi chưa nghe, nhưng tôi nghĩ  trong tương lai chắc phải có. Còn biên chế cấp Sư đoàn, các đồng chí  biết, không thế biên chế cố định được, theo lý thuyết một sư đoàn có 3 trung đoàn bộ binh và một trung đoàn trợ chiến. Nhưng trong thực tế tùy thuộc vào tình hình cụ thế, trên từng hướng. Nếu đảm nhận trên một hướng quan trọng, độc lập một sư đoàn có thế có đến 4 – 5 trung đoàn bộ binh. Ngược lại có khi cũng chỉ  có 2 trung đoàn. Còn vũ khí  trang bị, các đồng chí  đã trang bị cho chúng tôi, các đồng chí  đã biết hết rồi”. Khi chia tay tôi, tại phòng khách trước khi lên máy bay, ông ta đến bắt tay tôi và nói rằng: “Đồng chí  là cán bộ trẻ, nhưng rất thông minh, chúc đồng chí  tiến bộ!”.

 

Nửa tháng ở Trung Quốc tuy rất bộn bề, ít có thời gian nghỉ  ngơi, nhưng tôi được bù đắp thêm niềm hạnh phúc khi nghĩ  đến Phương Minh. Một nỗi nhớ thương da diết (tình yêu ban đầu, tôi nghĩ  chắc ai cũng vậy thôi). Cùng các anh tôi vào bách hóa ở Bắc Kinh, mua cho Phương Minh một cái khăn len màu xanh (hình như hiện nay vẫn còn) và một số vật dụng khác, Trong đó có cái kiếng soi mặt hình quả tim… Về đến Hà Nội, sau khi làm thủ tục với đoàn và Trạm 66 Bộ Quốc phòng, tôi nghỉ  tại nhà Cậu Bảy (em chú bác với mẹ tôi) và được biết Phương Minh và các bạn đã lên Lạng Sơn học văn hóa. Đêm đó nghỉ  tại nhà cậu Bảy, tôi quyết định thực hiện bang được lời giao ước với Phương Minh, đi Trung Quốc về tôi sẽ bỏ hút thuốc. Sáng hôm sau, sau khi đồt điếu thuốc cuối cùng, tôi đã thực hiện được điều này cho đến bây giờ, sức mạnh của tình yêu cũng có những lúc mạnh mẽ như vậy!

Mấy ngày sau tôi về Trường văn hóa Bộ Quốc phòng ở Lạng Sơn. Đến trường vào buổi chiều, sau khi làm thủ tục, tôi được biên chế về Tiểu đoàn và học cùng lớp với Phương Minh. Ngay tối hôm đó, tôi gặp đầy đủ các anh. Anh Tư Hải, Năm Hoàng rất vui vẻ, cười và nói rằng: “Anh đã hoàn thành nhiệm vụ với chú rồi đó”! Tôi bày tỏ lòng biết ơn. Cuối cùng tôi đến thăm Phương Minh, gặp nhau với tình cảm yêu thương sâu nặng trong lòng, dù chỉ  mới xa nhau chưa đầy nửa tháng.

Cùng học lớp 8, Phương Minh học giỏi toàn diện, còn tôi chí khá từng phần, nhưng cuối khóa học cũng đủ điểm lên lớp, một phần cũng nhờ sự phụ đạo của Phương Minh.

Diễn biến chiến sự trên chiến trường Miền Nam đầu năm 1975 tác động rất lớn đến học viên trong toàn trường, nhất là số anh chị em ở chiến trường vừa mới ra. Tâm trạng chung là muốn nhanh chóng trở về. Tôi động viên Phương Minh:

– Em nên an tâm học tập, vì  với ngành chuyên môn phải học đến nơi mới phục vụ tốt được, còn anh nếu về có thể chiến đầu được ngay. Nhưng chắc rằng trên cũng chưa có yêu cầu.

Những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, chế độ Sài Gòn sắp sụp đồ. Các lớp cũng chẳng còn tập trung học nữa Cả thầy, trò đều lo bàn về tình hình chiến sự.

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo tin chiến thắng, chế độ Sài Gòn đã sụp đồ hoàn toàn. Cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Xen lẫn sự vui mừng tột độ, mọi người tiếc rẻ, “phải chi mình còn đang ở chiến trường”.

Sau những ngày mừng vui chiến thắng, chúng tôi bình tĩnh lại và hình dung công việc của mỗi người tới đây như thế nào? Chắc không phải như kế hoạch ban đầu. Tình hình đã thấy đổi quá nhanh. Không phải chỉ  riêng vấn để lớn là đất nước, mà còn tác động thắng vào từng con người. Chúng tôi chờ đợi, những diễn biến mới. Quả thật đúng như vậy, gần nửa tháng sau Cục Cán bộ về làm việc cùng nhà trường, lên kế hoạch phân bồ học viên đi các trường. Một số sẽ được chuyến sang học lớp đào tạo cán bộ chính trị sơ cấp ngắn hạn để phục vụ ngay cho yêu cầu trước mắt. Số đã tốt nghiệp cấp 3 vẫn tiếp tục theo phương hướng ban đầu, đào tạo dài hạn tại các học viện, trường sĩ  quan (kể cả đi nước ngoài). Số còn lại, sẽ sớm về Nam để phục vụ cho nhiệm vụ tiếp quản đang diễn ra với những yêu cầu rất lớn về cán bộ.

Phương Minh rơi vào hướng đào tạo cán bộ chính trị sơ cấp, như vậy sẽ ở lại miền Bắc một năm nữa để học tập. Còn tôi được về Nam.

Những ngày còn lại ở trường văn hóa, tôi và Phương Minh bàn bạc nhiều về tương lai sau này. Đặc biệt khi Phương Minh tốt nghiệp trở về, hướng công tác như thế nào, điều đó quyết định luôn cả vị trí  công tác của tôi.

Phương Minh nói: “Em không thế xa rời miền Tây Nam Bộ, vì  nơi đó, còn ngoại và mẹ Hai của em, những người thấy mẹ nuôi nấng em từ nhỏ theo ước nguyện và gởi gắm của mẹ em. Lại còn bên nội nữa! Anh nên cân nhắc kỹ điều này. Còn việc hôn nhân chắc phải tính sau, nhiều việc anh chưa hiểu nỗi”. Tôi nói với Phương Minh: “Tất cả những điều em nói đều có thể giải quyết được, chỉ  có điều duy nhất là chúng ta phải giữ vững được niềm tin, chờ đợi với tỉnh yêu Trong sáng của mình”.

Cuối cùng Phương Minh hỏi tôi: “Anh có đồng ý đi về miền Tây với em không?”. Không chút đắn đồ, tôi trả lời:  “Tình yêu là tất cả”. Phương Minh nói: “Vậy là anh hứa!”.

Cuối tháng 5 năm 1975, Phương Minh và các bạn lên đường, buổi chia tay thật bịn rịn khó tả. Mà đâu phải chỉ có tôi và Phương Minh, còn nhiều đôi bạn khác nữa, cũng cùng hoàn cảnh như vậy (sau này các bạn cũng thành vợ thành chồng và có cuộc sống hạnh phúc như anh Chánh và chị Lan cùng quê với tôi). Giữa tháng 6 năm 1975, chúng tôi lần lượt lên đường về Nam. Chấm dứt những ngày học tập trên đất Bắc.

Cuối tháng 6 năm 1975, tôi về đến Sài Gòn và được bổ nhiệm làm Trợ lý Chính trị, Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc củaMiền. Trong thời gian chờ đợi nhận công tác tôi đi phép về Bình Dương thăm ngoại, mẹ cùng bà con thân thuộc, Trong niềm vui sum họp của đại gia đình sau 10 năm xa cách.

Về lại ngôi nhà cũ với bao kỷ niệm năm xưa tôi hình dung sự thần kỳ mà cha, mẹ, anh chị em tôi đã có được để đến được bến bờ đoàn tụ hôm nay. Cũng Trong thời gian này tôi cùng gia đình gồm: Cha, mẹ và các anh chị em tôi đến thăm gia đình má Hai Cây Thị. Một sự gặp gỡ thân tình và xúc động. Cha tôi có những lời phát biếu chân thành để tỏ rõ lòng biết ơn sâu sắcvề nghĩa cử cao đẹp của gia đình má Hai, không phải chỉ  với gia đình tôi mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc. Cha tôi cũng nhiều lần gặp chị Bảy Hà, chị Chín Nghĩa để bày tỏ sự tri ân của gia đình.

Về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Thông tin Miền, việc đầu tiên tôi được giao là làm trinh sát mục tiêu cho một đợt công tác tham gia chiến dịch X2 (chiến dịch cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh). Mấy tháng làm công tác này, chẳng để lại Trong tôi một ấn tượng nào! Sau này khi Đảng ta nhìn nhận lại những sai lầm, tôi càng tâm đắc, chính những sai sót, khuyết điểm của chủ trương này là một trong những cơ sở thực tiễn, một trong những xuất phát điểm hình thành đường lối đối mới dũng cảm và sáng tạo, vượt qua những khái niệm lỗi thời để đưa đất nước phát triển với những thành tựu mang tính chất lịch sử hiện nay. Tôi tâm đắc điều mà lý luận chính trị đã khảng định: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

 

 

 

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây