DẤU ẤN CUỘC ĐỜI –HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG
Phần hai- kỳ Sáu
Phần hai TỪ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐẾN CHIẾN TRƯỜNG CAMPUCHIA
Về Quân khu 9 miền Tây Nam Bộ lần thứ nhất
Ngày 22 tháng 12 năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 ra quyết định thành lập Trung đoàn thông tin, Trong khi chờ quyết định chính thức của Bộ Quốc phòng.
Đầu năm 1976, theo nguyện vọng, cũng là điều đã hứa với Phương Minh, tôi xin về Quân khu 9 miền Tây Nam Bộ, tham gia cùng đoàn cán bộ thông tin của Miền, thành lập Trung đoàn 29 thông tin Quân khu 9.
Ngày 15 tháng 10 năm 1976, chuẩn y đề nghị của Quân khu 9, Bộ Quốc phòng ra quyết định chính thức thành lập
Đoàn 29 thông tin, gồm cơ quan Chủ nhiệm thông tin và Trung đoàn 29 thông tin Quân khu. Ban chỉ huy Trung đoàn gồm: Đặng Ngọc Viết (Năm Viết) – Trung đoàn trưởng, Võ Văn Bưng (Năm Thanh) – Chính ủy, Nguyễn Hoàng Lợi (Tám Lợi) – Trung đoàn phó Kiêm Tham mưu trưởng, Nguyễn Thông (Ba Kế) – Phó Chính ủy và Lâm Tan Hưởng – Trung đoàn phó.
Trung đoàn 29 thông tin, là sự hợp nhất các đơn vị thông tin củaQuân khu 9 (cũ) và Quân khu 8, và một bộ phận thông tin của Miền.
Về đến Cần Thơ (Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và cơ quan đang ở đây) “đất khách quê người” lại thêm nỗi buồn xa vắng người yêu, thật là cô đơn!
Tôi luôn tự nhủ quyết tâm phấn đầu để vượt qua thử thách này và cũng đã hòa nhập được với mọi người.
Ngay từ đầu tôi được bổ nhiệm làm trợ lý cán bộ Trung đoàn. Khó khăn nhất đối với tôi: Trung đoàn vừa được thành lập, là sự hợp nhất của nhiều đơn vị khác nhau. Mọi việc phải tìm hiểu từ đầu. Sống tôi có thuận lợi lớn, đồng chí Chính ủy và Trung đoàn trưởng là thủ trưởng cũ của tôi trong chiến tranh luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tôi làm việc. Chịu khó năng nổ và luôn đi sâu tìm hiểu, gần gũi đội ngũ cán bộ đã giúp tôi nhanh chóng nắm bat được tình hình và đã góp phần quan trọng vào việc quy hoạch, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ Trung đoàn trong tình hình và nhiệm vụ mới.
Thời gian này, Phương Minh cũng đã tốt nghiệp, được điều động về Quân khu 9 công tác. Qua thư từ, chúng tôi giữ liên lạc thường xuyên, song khi gặp lại không tránh khỏi sự nghẹn ngào. Thời gian nghỉ phép, Phương Minh đưa tôi đi thăm gia đình bên ngoại, gồm bà ngoại và các dì, đặc biệt là dì Hai, Phương Minh gọi là mẹ Hai từ nhỏ. Sau đó đến thăm cô dượng Út và bên nội, cũng đang ở Cần Thơ. Mọi người tiếp xúc với tôi, trong sự quan sát, tìm hiểu và thiện cảm. Vào thời điểm đó, tôi và Phương Minh hết sức cảm động về sự quan tâm củachị Kình (chị em chú bác ruột của Phương Minh) là cho dựa, động viên tinh thần rất lớn đối với tỉnh yêu của chúng tôi. Chị biết tôi khi còn ở miền Bắc, và đã dày công vun đắp cho mối tình này ngay từ buổi ban đầu.
Sau khi được tiếp xúc với cả bên nội và ngoại, tôi mới nhận ra điều mà Phương Minh đã nói với tôi khi ở miền Bac “…còn nhiều việc anh không hiểu nổi…”.
Đúng là, để tiến tới hôn nhân, chúng tôi phải vượt qua trở ngại vô cùng lớn, đó là sự đồng thuận của cả hai bên nội và ngoại của Phương Minh. Thật ra, đối với tôi cả nội và ngoại đều chấp nhận và đồng tình. Nhưng cách thức đi đến hôn nhân như thế nào, để cả “đại gia đình” đều hài lòng là gánh nặng của Phương Minh. Trong việc này, chị Kình có vai trò rất quan trọng, cũng như nỗ lực của Phương Minh đã dẫn đến sự đồng thuận của gia đình.
Thời gian này, Phương Minh và tôi đi thăm mộ mẹ ở Lộc Ninh, chuẩn bị các thủ tục để đưa hài cốt mẹ về nghĩa trang tỉnh Hậu Giang.
Đến khu vực xóm Bưng, Lộc Ninh, Phương Minh nói cảnh vật không thay đổi nhiều. Nhưng phải tìm hiểu qua bà con xung quanh mới đến được khu mộ. Phương Minh quỳ khóc bên cạnh mộ mẹ, tôi cũng không cầm được lòng mình.
Tối hôm đó, chúng tôi ở nhà chị Hạnh, ăn cơm đạm bạc nhưng rất ngon và ấm áp. Chị Hạnh rất vui khi lần đầu gặp Phương Minh. Có lẽ cũng cùng cảnh ngộ mất mẹ nên hai chị em dễ gần gũi và cảm thông.
Sau khi thăm dò, nhận thấy chưa thể bốc cốt mẹ về quê, chúng tôi chỉnh trang lại mộ, và phải năm năm sau mới hoàn thành được công việc này.
Trên đường về Cần Thơ, tôi và Phương Minh ghé Bình Dương thăm ngoại và gia đình. Tôi giới thiệu Phương Minh với ngoại và mẹ. Ngoại rất vui và động viên chúng tôi sớm đi đến hôn nhân, với Phương Minh qua lần gặp gỡ đầu tiên, gia đình tôi bày tỏ sự yêu mến và hài lòng.
Gần cuối năm 1976, đồng chí Út Hằng – Phó Trưởng phòng Cán bộ Quân khu trao đổi với Phương Minh về phương hướng công tác và cho biết ý định của phòng, để nghị Quân khu đào tạo theo chuyên ngành dược, trước mắt, tiếp tục học văn hóa tại Trường văn hóa Quân khu ở Đồng Tâm (Tiền Giang). Vậy là Phương Minh tiếp tục con đường học vấn!
Nhân đây, tôi xin bày tỏ với lòng quý trọng chân thành về sự quan tâm đúng mức của đồng chí Út Hằng (Phó Trưởng phòng Cán bộ), đối với tôi và Phương Minh. Anh Út Hẳng biết rõ về cha và gia đình tôi, cũng như hoàn cảnh của Phương Minh khi ở Miền, anh là Trợ lý cán bộ của Phòng Cán bộ Cục Chính trị Miền. Anh luôn động viên chúng tôi phần đấu công tác, chính anh là người bồi dưỡng và dìu dắt tôi trong công tác nghiệp vụ, và cũng là người đề xuất đào tạo để tôi có điều kiện phát triển lâu dài.
Trường văn hóa Quân khu ở Đồng Tâm (Tiền Giang) tập hợp nhiều cán bộ kế cả hạ sĩ quan để bồ túc văn hóa, đáp ứng yêu cầu đào tạo các loại cán bộ cho những năm sắp tới.
Thỉnh thoảng chiều thứ bảy, tôi Sang Đồng Tâm, bạn bè của Phương Minh rất chú ý đến tôi, Trong đó có nhiều bạn cùng học Trường văn hóa Bộ Quốc phòng ở Lạng Sơn. Nhiều bạn nhỏ là “em út” của Phương Minh như: Lê Minh Tuần, Vũ Cao Quân, Quốc Việt đều có cùng nhận xét: “Sao bà chị mình “đẹp gái”, mà lại có “ông bạn” đen ốm và xấu như vậy?”. Phương Minh cười và không nói gì, sau đó nói lại với tôi: “Mấy đứa” chê anh dữ lắm, ráng mập lên!”. (lúc đó cân nặng của tôi chỉ 44kg).
Sau này khi được điều động về công tác ở Quân khu 9, làm Bí thư Đảng ủy Quân khu, Phó Tư lệnh Chính trị, các “bạn nhỏ” ấy băn khoăn, không biết trước đây, mình “chê” ông như vậy, bây giờ có “trù” mình không?
Lê Minh Tuần – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330, Tham mưu trưởng, sau đó là Phó Tư lệnh Quân khu (thuộc nhóm em út của Phương Minh) nói: “Anh Năm là người lớn, anh ấy đâu cố chấp những chuyện như vậy đâu! Mà bây giờ anh đẹp trai quá rồi, đâu có gì phải lo lắng”. Các “bạn nhỏ” sau này mỗi lần gặp tôi kế chuyện cũ, thường nhắc lại câu chuyện này, xem cũng là mấu chuyện vui của người lính.
Chuẩn bị cho việc học tập sau này, tôi phải tranh thủ học ban đêm, để hoàn thành chương trình bồ túc văn hóa lớp 10. Kỳ thi năm 1976 trải qua nhiều khó khăn, vất vả vì bỏ qua lớp 9, học thẳng lớp 10, nhưng cuối cùng cũng đạt được kết quả tốt, tôi đã tốt nghiệp phổ thông trung học, hệ bổ túc. Thấy giáo chủ nhiệm lớp nói với tôi: “Các bài thi của anh, môn toán đạt điểm thấp nhưng “gỡ lại”, môn văn lại đạt điểm rất cao”. Khi chọn đề môn văn, tôi phân tích sâu về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, chứng minh bằng thực tiến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của chúng ta, đặc biệt là những thành tựu của cách mạng Cu Ba trên mọi lĩnh vực, đang tỏa sáng, là niềm hy vọng của các dân tộc. Đương nhiên tôi cũng đề cập đúng mực đến sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác, có tác động sâu sắc đến toàn bộ quá trình này.
Khoảng tháng 7 năm 1977, anh Út Hằng, sau buổi làm việc đã thông báo riêng với tôi, Quân khu đồng ý cho Lượng và Bé Ba (cán bộ của Bộ Chí huy Quân sự tình Cửu Long) đi đào tạo dài hạn tại Liên Xô. Trước mắt “hai đứấ” sẽ học ngoại ngữ tại Trường văn hóa Bộ Quốc phòng ở Lạng Sơn, thời gian đến trường khoảng trung tuần tháng 11. Anh cũng không quên hỏi thăm tình hình giữa tôi và Phương Minh đã chuẩn bị đến đâu rồi! Nếu thuận tiện nên tiến đến hôn nhân càng sớm càng tốt, thời gian cũng còn dài.
Mấy ngày sau đó tôi và Phương Minh gặp nhau, trao đổi cùng chị Kình và thống nhất báo cáo lại với hai gia đình. Ba, mẹ tôi và nội, ngoại Phương Minh đều nhất trí. Mẹ Hai rất vui. Quyết định này đến sớm hơn dự định của chúng tôi rất nhiều. Phương Minh luôn nghĩ, phải học hành cho xong, phải có sự chuẩn bị tối thiểu cho nhu cầu cuộc sống, để không phải bị động khi đã có con và gia đình sau này. Nhưng tình hình đã thay đối, cả hai gia đình đã động viên chúng tôi tiến hành hôn lễ, trước khi tôi lên đường ra Bắc lầnthứ hai.
Ngày 26 tháng 10 năm 1977, chúng tôi đăng ký kết hôn tại phường Cái Khế, thành phố Cần Thơ, sau đó vài ngày tiến hành lễ cưới. Làm đám cưới nhưng “nguồn lực” chuẩn bị chưa có gì, ngoài khoản tiến tiết kiệm của tôi và Phương Minh. Trong khi gia đình hai bên có cuộc sống rất đạm bạc sau giải phóng.
Lễ cưới được tổ chức tại nhà khách tỉnh Hậu Giang, qua sự giúp đỡ của chú Mười Dương bà con bên nội của Phương Minh. Thực đơn là nước trà và bánh ngọt. Tuy đơn sơ nhưng hạnh phúc. Gia đình cha, mẹ và các anh chị em tôi gần như có mặt đầy đủ. Bên gia đình Phương Minh, ông bà nội, ngoại, cha, các bác, cô, dì, các anh chị, các em đều đến dự. Có lẽ đây làl ần gặp mặt đầy đủ nhất trong thân tộc. Ngoài gia đình còn có thủ trưởng đơn vị, anh Út Hằng, những bạn bè thân thiết của tôi và Phương Minh
Lễ cưới diễn ra thật vui và đấm ấm, đơn sơ nhưng hạnh phúc như trong thời chiến tranh. Trong niềm vui, mẹ tôi trao và đeo đôi bông tai xinh xắn, quà cưới của gia đình cho Phương Minh. Thiệt thòi lớn nhất trong ngày trọng đại của vợ chong tôi, không có được một bức ảnh để ghi lại thời khắc lịch sử này.
Sau lễ cưới tôi tiếp tục công tác và ở đơn vị, Phương Minh học văn hóa. Vợ chồng tôi tự động viên, Phương Minh nói trước mắt mình chưa có nhà cửa; Thôi phải sống theo kiếu dân “du mục”, nay ở nhà mẹ Hai, mai về bà ngoại, rồi thỉnh thoảng về chị Kình, hơn nữa anh cũng sắp đi học rồi, khi nào về sẽ tính sau.
Nhắc lại lễ cưới của chúng tôi, cũng cần nói rõ hơn về cha vợ tôi, ông Mạc Ngọc Xôm. Tuy không sống gần Phương Minh, nhưng ông có một tỉnh yêu thương sâu lắng. Đau bệnh, tinh thần không bình thường nhưng đối với Phương Minh và tôi, cũng như hai con của tôi sau này, ông luôn dành những tỉnh cảm thân thương, các con tôi sanh ngày giờ nào, ông ngoại nhớ đến từng giờ. Tiền bạc các con gởi cho, ông ngoại để dành cho hai cháu cho đến llúc qua đời. Một con người có cuộc sống thăng trầm với bao nỗi niem riêng. Khi ra đi với sự thanh thản để lại nỗi buồn không nguôi của vợ chồng và các con tôi.
Trở lại miền Bắc
Cuối năm 1977, tôi lên đường về Trường văn hóa Bộ Quốc phòng. Phương Minh học xong văn hóa, sau đó thi vào Đại học Y dược Thành phổ Hồ Chí Minh, và sống cùng gia đình tôi tại Sài Gòn.
Về lại Trường văn hóa Bộ Quốc phòng, với những người bạn mới, các học viên được chiêu sinh từ các đơn vị trong toàn quân. Lớp học có khoảng 30 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Văn Phiệt làm lớp trưởng, anh là người lớn tuổi nhất và là người có cấp hàm cao nhất. Sau này, năm 1996, lúc tôi làm Bì thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân đoàn 4, anh là bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân. Gặp nhau anh thường nhắc những kỷ niệm ở Trường văn hóa, anh nói: “Lúc đó biết cậu là dân Nam Bộ (người Miền Nam duy nhất của lớp học) lại vừa xây dựng gia đình, cho nên tôi rất quan tâm, không biết Năm Lượng còn nhớ không?”. Tôi không ngờ sau mười mấy năm, anh nhắc lại chuyện cũ như vừa mới xảy ra.
Chương trình học tiếng Nga kéo dài hơn 6 tháng với hơn 30 bài học cơ bản. Âm giọng của tiếng Nga cũng gần giống tiếng Pháp, cho nên tôi cũng tận dụng được “vốn liếng” tiếng Pháp vào học tập.
Những giờ tập đọc cô giáo thường gọi tôi, và khen đồng chí có giọng “ténor”. Sao lời khen này giống như in lời khến cô giáo dạy tiếng Pháp lúc tôi học trường trung học Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương.
Thật ngẫu nhiên phòng học của lớp chúng tôi lại là nơi gặp gỡ giữa tôi và Phương Minh trước đây. Chính không gian này, đã gợi nhớ rất nhiều đến kỷ niệm xưa. Những ngày nghỉ tôi thường đi chợ Kỳ Lừa, dọc sông Kỳ Cùng – Lạng Sơn nơi tôi và Phương Minh đã tự chụp nhiều bức ảnh đẹp. Đến nay sau gần 45 năm vấn còn sắc nét như ngày nào.
Khoảng thời gian này tình hình biên giới vô cùng căng thắng. Lạng Sơn là một Trong những điểm phải sẵn sàng chiến đấu cao. Gặp mọi người dân, kế cả các em nhỏ trên đường phổ Lạng Sơn ai ai cũng sẵn sàng cho cuộc chiến đấu sắp tới. Chiến sự nhất định sẽ xảy ra tại khu vực này!
Đầu tháng 9 năm 1978, lớp ngoại ngữ của chúng tôi hoàn thành chương trình. Cục cán bộ về làm việc với nhà trường. Sau đó vài tuần cả lớp được phân bồ điều động đi các hướng. Khoảng một phần ba đi đào tạo các học viện ở nước ngoài, số còn lại học trong nước. Tôi và một đồng chí cùng lớp được về Học viện Chính trị – Quân sự, học khóa Đào tạo cán bộ chính trị cấp Trung đoàn hệ 3 năm. Đây là khóa đào tạo dài hạn đầu tiên sau chiến tranh. Với chương trình quy mô, cân đối giữa chính trị, quân sự cùng các ngành và môn học khác. Học hai cấp Trung đoàn và Sư đoàn, sau khi tốt nghiệp học viên có thế đảm đương được nhiệm vụ trên lính vực chính trị và chí huy quân sự.
Lớp chúng tôi được biên chế thành 4 tiểu đội, gồm 32 đồng chí. Trong đó có 3 đồng chí quê Miền Nam. Thật tình cờ, hai bạn học người Miền Nam của tôi lại có những dấu ấn riêng, và chỉ đến học viện mới có cơ hội gặp nhau.
Anh Huỳnh Thiện Hùng, là con trai của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát. Má Hai Cây Thị là cô ruột của anh. Mỗi quan hệ này đã gần bó ngay từ đầu giữa tôi và anh. Thỉnh thoảng chủ nhật chúng tôi thường về Hà Nội, ở chơi nhà bác Huỳnh Tấn Phát, lúc đó đang giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lần đầu tiên gặp, bác sắp xep tôi ngủ chung cùng giường. Hai bác cháu nói chuyện đến thâu đêm. Nghe xong câu chuyện Mậu Thân 1968 ở nhà má Hai Cây Thị, bác nói, bây giờ cháu nói lại nghe mới rõ, gia đình không kể lại tì mì như thế này. Ngay trong đêm được nói chuyện cùng bác Huỳnh Tấn Phát, tôi cứ nghĩ sao bác quá gần gũi và bình dị với tỉnh cảm rất tự nhiên của con người nổi tiếng gắn bó với đất nước, dân tộc, đặc biệt là đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Miền Nam. Tôi thật sự xúc động!
Sau này, khi hoạt động chung trên cùng địa bàn, tôi và anh Huỳnh Thiện Hùng thường gặp nhau, vẫn phong thái tìm tòi phát hiện cái mới qua tổng kết thực tiễn công tác, chúng tôi vẫn “tâm đầu ý hợp” như những ngày học tập ở trường. Cuộc đời binh nghiệp của anh cũng không được may mắn. Giữ chức vụ Bì thư Đảng ủy – Phó Tư lệnh về Chính trị Binh đoàn 16 nhưng chí hưởng lương, không được phong hàm cấp tướng, sống vấn hồn nhiên, hoạt bát, vô tư, đúng tính cách con người anh.
Hồ Duy Hùng, người bạn thứ hai, lại có dấu ấn riêng đặc biệt. Hùng bằng tuổi tôi, một con người trầm tính, suy tư, nói năng nhỏ nhẹ, “chắc chắn”. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hùng là phi công lái máy bay trực thăng chiến đấu của quân đội Sài Gòn được đào tạo tại Mỹ, sau đó bị Sa thải do địch nghi ngờ có quan hệ với Việt Cộng. Lợi dụng sơ hở có quy luật của phi công địch, Hùng lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch “ăn cấp” máy bay của địch, một vụ cướp máy bay ngọan mục giữa ban ngày! Địch hoảng hốt và bất ngờ trong sự kinh ngạc. Lấy độ cao trong điều kiện thời tiết xấu với những tình tiết kỹ thuật hết sức hiểm nghèo. Từ bờ hồ Xuân Hương thành phổ Đà Lạt, Hùng bay thật thấp trong khoảng cách có thể, hướng ra vùng giải phóng thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Sau đó theo lệnh của trên thực hiện kế hoạch bay tiếp ra vùng giải phóng Lộc Ninh. Tình cờ lúc bay giờ gần chiều tối, tôi đi công tác cách thị tran Lộc Ninh khoảng 10km về phía Nam, đột nhiên nghe tiếng máy bay trực thăng rất gần, lướt qua đầu rồi mất hút ở cuối cánh rừng. Tôi nghĩ chắc địch lợi dụng chiều tối, bí mật thả biệt kích. Gần một tháng sau, tôi được biết có một phi công thuộc không quân quân đội Sài Gòn, phản chiến lái máy bay trực thăng, bay ra vùng giải phóng Lộc Ninh.
Gặp Hùng, tôi hỏi kỹ lại chuyện này, Hùng cho biết là điệp báo của ta được xây dựng trong nhiều năm. Hùng đã báo cáo cấp trên kế hoạch “cướp máy bay”, và đã thành công với những tình huống nguy hiểm tột cùng một cách ngoạn mục. Những ngày sau đó, Hùng cùng nhóm kỹ thuật và phi công của ta phải thực hiện một nhiệm vụ vô cùng nặng nề, tháo từng bộ phận của máy bay để vận chuyến ra miền Bắc, rồi lắp ráp lại để huấn luyện cho chiến sĩ của ta.
Trong cuộc sống, có những người bạn thật bình dị, sống bên trong những con người ấy, chứa đựng biết bao sự phi thường. Hồ Duy Hùng thuộc lớp người như vậy! Sau này, do hoàn cảnh riêng của gia đình, Hùng không còn công tác trong quân đội, chuyển ngành, làm lãnh đạo một cơ sở du lịch tại Thành phổ Hồ Chí Minh với khu du lịch Đầm Sen nổi tiếng.
-*-
Theo chương trình toàn khóa môn học đầu tiên, là phần triết học Mác – Lênin. Theo dõi nội dung của cụm bài, tôi nhận ra việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin ở lớp học này thật căn bản, thầy giới thiệu đề cương nghiên cứu mang tính gợi mở hệ thống rất cao, kết hợp với tài liệu nghiên cứu rất phong phú và đa dạng, tạo nên sự cuốn hút, đam mê của người học. Có thế nói, triết học Mác – Lênin là môn học mà tôi yêu thích. Trong đó phép biện chứng duy vật, cái cốt lõi của triết học Mác – Lênin, chính là điều tôi tâm đắc nhất.
Hiểu đúng bản chất của phép biện chứng gắn với tổng kết qua thực tiễn công tác, tôn trọng khách quan không bảo thủ giáo điều, là bản lĩnh, tài năng, nét đặc sắc để không ngừng nâng tầm vóc, cách suy xét của lãnh đạo trên mọi cấp độ của công việc. Đây là điều tôi tâm niệm qua trải nghiệm ở mọi cương vị sau này. Còn lúc bấy giờ, tôi nghĩ đây là điểm khởi đầu mang tính cách mạng trong nhận thức mới mẻ của tôi.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979 tình hình biên giới Tây Nam và phía Bắc diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Quân tỉnh nguyện Việt Nam đáp lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã phối hợp cùng lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng Phnôm Pênh giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, cuộc chiến đầu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bac cũng nổ ra.
Trước tình hình trên, vài tuần sau đó, khóa học củachúng tôi (K15) được lệnh dừng huấn luyện, làm công tác chuẩn bị, sau đó lên đường tăng cường cho các đơn vị đang chiến đấu ở phía trước. Tiểu đội của tôi được phân công về Sư đoàn 326, thuộc Quân khu 2, đang chiến đấu trên tuyến biên giới tỉnh Lai Châu. Đến nơi chúng tôi được quán triệt tình hình nhiệm vụ, và nhiệm vụ cụ thể của Sư đoàn. Sau đó, được điều động về trung đoàn bộ binh đang triển khai dọc tuyến biên giới của huyện Phong Thổ. Tôi được bố trí xuống ngay một tiểu đoàn bộ binh đứng chân trên núi cao trong vùng dân tộc Mông sát biên giới. Nhiệm vụ của tôi là phái viên của trên, trực tiếp Nam tình hình mọi mặt của đơn vị và làm “tư vấn” cho đồng chí Chính trị viên Tiểu đoàn.
Mặc dù đối phương vừa rút quân trước đó vài ngày, nhưng dấu vết của sự tàn phá, hủy hoại môi trường vẫn còn nguyên vẹn. Người dân trong vùng chiến sự lần lượt quay về với dáng người mệt mỏi, nhưng sắc mặt đầy vẻ căm thù. Trực tiếp chứng kiến tại hiện trường, mới có thế hình dung hết sự thâm hiểm của đối phương.
Do vừa được điều động từ phía sau lên, nên các kế hoạch được đơn vị bạn bàn giao phải nghiên cứu lại từ đầu. Tôi nhớ, ngay Trong công tác đảng, công tác chính trị phải tập trung làm rõ thủ đoạn tác chiến của đối phương trên vùng núi hiểm trở. Thường dùng lực lượng tăng, thiết giáp đột phá trên những tuyến đường độc đạo, kết hợp sự yểm trợ của pháo binh tạo điều kiện tối đa cho bộ binh tiến công.
Trên những vách núi hiểm trở, đi lại khó khăn đối phương cũng luôn tạo ra những bất ngờ bằng đội quân sơn cước. Không dự đoán và đánh giá kỹ, rất dễ bị đối phương đánh vào bên sườn và phía sau.
Trên tinh thần đó, kế hoạch tác chiến của đơn vị được bổ sung và triển khai tích cực. Tôi đã cùng chỉ huy nghiên cứu lại những nội dung quan trọng nhất, nhất là hệ thống vật cản, công sự trận địa, chiến hào… tăng độ vững chắc các chốt, các điểm tựa, đặc biệt là trên những điểm giao thông quan trọng.
Trên những rẻo núi cao, những vách núi tai mèo, tổ chức khảo sát trận địa, nghiên cứu kỹ những tuyến đường mòn khó đi, để bổ sung phương án chiến đấu. Với yêu cầu lớn nhất, là phải để phòng tối đa cái không thể mà đối phương có thể làm thành cái có thể, tạo bất ngờ dẫn đến những tổn thất không lường.
Trên thực tế, có những địa hình phức tạp, ta nghĩ đối phương không thể vượt qua, nhưng họ đã vượt qua được. Đó là bài học đau đớn, mà người lãnh đạo các cấp không thế xem thường. Bài học này đến nay tôi nghĩ không phải ở cấp chỉ huy chiến thuật. Không phải chỉ phạm vi chỉ huy quân sự mà cả lãnh đạo chính trị mang tầm vóc chiến lược. Một vấn đề quan trọng nữa của công tác đảng, công tác chính trị là trên cơ sở làm rõ âm mưu thủ đoạn, sự thâm hiểm của đối phương để xây dựng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, kiên cường bám trụ, giữ vững trận địa trong mọi tình huống chiến đấu…
Gần hai tháng làm công tác chuẩn bị chiến đấu, ở vùng núi cao trên biên giới phía Bắc, đã trang bị thêm cho tôi những thực tiễn của công tác đảng, công tác chính trị trong chuẩn bị chiến đấu, trong các loại hình chiến thuật, những thủ đoạn cụ thể trong tác chiến, đặc biệt trên vùng đồi núi cao, hiểm trở với những phức tạp của vùng đồng bào dân tộc.
Tình hình trên hướng Sư đoàn 326 dần dần đi vào ổn định, chúng tôi được lệnh rời khỏi Sư đoàn, để tiếp tục học tập.
Ngày chia tay đầy lưu luyến. Đồng chí trưởng bản nơi ban chỉ huy Tiểu đoàn đứng chân, đã làm bữa cơm chia tay tôi hết sức chân tình. Một con gà luộc và một đĩa tiết canh gà,lần đầu tiên tôi được ăn món tiết canh này. Nghĩ lại thấy còn “sợ”. Và chắc chắn không dám “thưởng thức”lần thứ hai. Nhưng đó là tình cảm, là món quà quý đãi khách của đồng bào dân tộc.
Năm học đầu tiên tập trung cho những vấn đề lý luận cơ bản, bao gồm triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, và một số môn học khác như Tâm lý học, Thẩm mỹ học… cùng nhiều chuyên đề phụ trợ khác.
Điều chúng tôi thích thú nhất là hoạt động “xêmina”, thảo luận từng nhóm, lớp học theo chuyên đề khoa học dưới sự hướng dằn của thầy. Đây là phương pháp học mang tính gợi mở, khuyến khích sự độc lập nghiên cứu của người học, nhưng điều quan trọng nhất là trên cơ sở đó tạo nên sự tranh luận độc lập, dân chủ với tinh thần sáng tạo ở mức cao nhất. Tôi nghĩ, tư duy sáng tạo của học viên được hình thành từ những hoạt động khoa học như thế này. Không bị những rào cản, không sợ “quy chụp” vì việc tranh luận đều trên cơ sở khoa học.
Chính vì vậy, qua năm học đầu tiên tôi tự cảm nhận bản lính chính trị, trình độ chính trị, cách tiếp cận thực tiễn đã có sự trưởng thành. Đây là cơ sở để tôi quan sát, cảm nhận “hơi thở” của sự “nhâm nha” đổi mới, mà phải nhiều năm sau mới trở thành hiện thực. Thời điểm đó, chúng ta khó khăn vô cùng! Học viện Chính trị – Quân sự cũng sống trong hoàn cảnh ấy. Cực khổ trong đời sống vật chất, được động viên, khích lệ bằng niềm tin ở những dấu hiệu của công cuộc đổi mới. Những gì tôi thu hoạch được trong năm học đầu tiên về lý luận chính trị đã góp phần rất quan trọng trong nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị để tiếp cận thực tiễn trước diễn biến phức tạp của tình hình khó khăn lúc bấy giờ.
Phần nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính trị gồm nhiều cụm bài, là nội dung học tập chủ yếu của năm thứ hai. Trong đó cụm bài về công tác tư tưởng đã dấy lên sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều học viên. Đúng thời điểm đất nước đang rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội. Công tác tư tưởng cần sự lý giải khách quan, khoa học để giữ vững niềm tin. Đây là yêu cầu nghiêm khắc, nhưng không dễ thực hiện. Tôi nhớ giảng viên giới thiệu cụm bài này là một đồng chí lớn tuổi có thâm niên giảng dạy. Thầy giảng lưu loát và khúc chiết. Cách đặt vấn đề nghiên cứu để học viên tự giải đáp tùy thuộc vào bản lĩnh và trình độ chính trị của mỗi người. Tôi vô cùng thích thú với phương pháp này.
Đến bây giờ tôi vấn còn giữ lại ấn tượng sâu sắc sự phê phán của thầy về tính chủ quan, duy ý chí Trong việc xác định các chỉ tiêu phần đầu. Cả lớp học đồng tình với nhận định này, nhưng thầy lại bị phê phán. Úy ban Kiem tra của Đảng ủy học viện về làm việc với lớp học, lấy ý kiến của nhiều học viên trong đó có tôi. Chúng tôi bảo vệ thầy “quyết liệt”, nhưng sau đó tôi được biết thầy bị kiểm điểm và không còn giảng dạy nữa thật buồn cho “ông giáo già” dũng cảm!
Gần hết năm học thứ hai, tôi được nhà trường hỏi ý kiến về việc trên có ý định chọn tôi đi đào tạo Phó tiến sĩ triết học tại Liên Xô. Với yêu cầu sau khi tốt nghiệp, phải ở lại học viện để làm công tác giảng dạy. Không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa công việc chung và hoàn cảnh riêng của gia đình, tôi chủ động bày tỏ nguyện vọng và xin thôi không đi học ở nước ngoài. Với lý do, giảng dạy không phải là thế mạnh và năng khiếu của tôi.
Gần cuối năm học thứ hai, lớp học tập trung nghiên cứu phần lý luận quân sự, cốt lõi là những nội dung quan trọng nhất của đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống các quan điểm về chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nền tảng của nghệ thuật quân sự Việt Nam, Trong tình hình nhiệm vụ mới, và đối tượng tác chiến mới. Chính các hệ thống quan điểm này đã củng cố niềm tin vào sức mạnh của đất nước giữa lúc Đảng và Nhà nước ta đang đối mặt với vô vàn khó khăn.
Những phần tiếp theo, chúng tôi được nghiên cứu chiến thuật cấp trung đoàn, sư đoàn bộ binh tiến công, phòng ngự trên địa hình rừng núi, đồng bằng, cách sử dụng và hiệp đồng với các quân binh chủng, các lực lượng tăng cường, phối thuộc… trên cơ sở đó vận dụng vào các tình huống chiến thuật cụ thể, trạng thái diễn biến của tình hình liên quan giữa ta và địch…
Lý thú nhất trong phần nghiên cứu các loại hình chiến thuật, là phần tập bài và diễn tập trên thực địa, tuy không quy mô như những lần tập bài, diễn tập ở các đơn vị sau này.
Nhưng vấn đề cốt lõi là sự hướng dẫn của thầy Trong phân tích, đánh giá tình hình chung, địa hình địch, ta… cùng những yếu tố liên quan khác theo phương pháp “xâu chuỗi” lại, để rút ra kết luận chính xác, làm cơ sở để hạ quyết tâm chiến đấu.
Đây là phần tranh luận sôi nỗi nhất đòi hỏi sự nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ, độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập. Tôi đã cố gắng rèn luyện theo hướng này. Và đã đạt được kết quả tốt không chỉ qua kiểm tra khi học tập ở nhà trường, cái lớn hơn là đã hình thành được tư duy lôgic, sáng tạo trên lĩnh vực rộng lớn hơn của cấp chiến dịch, chiến lược và trong mọi công việc sau này.
Năm cuối cùng của khóa học, nội dung chủ yếu tập trung vào phần công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ, các hình thức chiến thuật, các chuyên đề phụ trợ và ôn thi tốt nghiệp.
Ba năm học tập và rèn luyện ở Học viện Chính trị – Quân sự đã bồi đấp thêm nhiều kiến thức cả về chính trị, quân sự cùng nhiều lính vực khác cho người học. Nhưng
đối với tôi điều ấn tượng nhất là sự hình thành cốt cách của người làm công tác đảng, công tác chính trị dựa trên không chỉ những vấn đề kiến thức, mà chính là phép biện chứng khoa học. Là cẩm nang để tư duy nhận thức đúng đấn, trên mọi cương vị công tác của tôi sau này. Cái thu hoạch được trong khóa học chính là “điều ấn tượng nhất”, không đơn thuần là kết quả qua thi cử và cấp học được đào tạo.
Ngày ra trường thật vui vẻ, hầu hết đều được trở về đơn vị. Một vài đồng chí được giữ lại để đào tạo giáo viên, nhưng cũng rất phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Các anh đều ở Hà Nội.
Trở về Quân khu 9, với hành trang sau 3 năm tu nghiệp, ước vọng lớn nhất của tôi là làm được những việc ở những nơi khó khăn, thật sự có ý nghĩa trong xây dựng, phát triển cơ quan và đơn vị. Điều tôi vui mừng nhất vợ tôi cũng ra trường và đang công tác ở xưởng dược của Quân khu, chúng tôi được cấp một căn hộ nhỏ trong khu “gia binh” của quân đội Sài Gòn trước đây. Vậy là vợ chồng tôi đã được sum họp và có một tổ ấm mới. Ước mơ khi chuẩn bị cưới nhau, nay đã trở thành hiện thực! Đã hội đủ những điều kiện tốt Trong cuộc sống, bây giờ là phải tập trung cho công việc.
Tháng 8 năm 1981, tôi được bổ nhiệm làm trưởng ban Cán bộ, Bộ Tham mưu Quân khu. Cũng là ngành nghề trước đây tôi đã làm, sống tỉnh chat, số lượng và quy mô đội ngũ cán bộ khác hẳn số với trước đây. Đủ các loại cán bộ, Trong đó chủ đạo là đội ngũ cán bộ tham mưu tác chiến, xây dựng, huấn luyện và các ngành quân binh chủng. Đương nhiên theo phân cấp, phần lớn thuộc diện Quân khu quản lý, Phòng Cán bộ làm tham mưu. Song cơ quan cán bộ Bộ tham mưu cũng có trách nhiệm tham mưu, để xuất với Phòng Cán bộ, đặc biệt là đồng chí Tham mưu trưởng Quân khu.
Tình hình đó, đề ra một yêu cầu rất lớn phải phần đấu để hoàn thành chức trách nhiệm vụ đối với tôi. Và tôi đã làm tròn được nhiệm vụ. Đầu năm 1982, nhận thấy tôi có khả năng phát triển tốt, lãnh đạo Bộ Tham mưu để nghị Quân khu bổ nhiệm tôi giữ chức Phó Trưởng phòng Chính trị kiêm Trưởng ban Cán bộ của Bộ Tham mưu. Trong khoảng thời gian này, tôi rất quan tâm nghiên cứu để phát hiện anh em hạ sĩ quan và chiến sĩ trẻ có triển vọng đủ điều kiện đào tạo để trở thành sĩ quan phục vụ quân đội lâu dài. Đồng thời mở lớp học ban đêm, bồi dưỡng kiến thức triết học Mác – Lênin cho đội ngũ sĩ quan trẻ, và các cán bộ khác có nhu cầu. Rất tiếc do điều kiện công tác của tôi sau này, lớp học không duy trì được lâu. Nhưng cũng đã góp phần gây dựng phong trào tự nghiên cứu và học tập tại chức của đơn vị.
Đầu năm 1983, đồng chí Tham mưu trưởng Quân khu Nguyễn Thới Bưng (Út Thới) qua trao đối với đồng chí Phó Tham mưu trưởng phụ trách ngành khoa học quân sự và đồng chí Trưởng phòng Chính trị, đã nhận xét đánh giá về tôi, đồng chí phát biểu: “Lượng có khả năng nghiên cứu và tổng hợp trên cả lính vực quân sự và chính trị, nói được và viết được, nên đào tạo theo hướng chiến dịch, chiến lược sau này. Nhưng trước mắt điều động về Phòng Khoa học quân sự, giữ chức Phó trưởng phòng, tham gia đề tài nghiên cứu: “Chống cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt” của địch mà Quân khu đang triển khai”.
Thú thật, về vị trì công tác này rất khó cho tôi, các đồng chí Trong cơ quan đều lớn tuổi, cấp hàm cao, lại có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu.
Tuy nhiên, được các chú, các anh ủng hộ cũng chỉ trong thời gian ngắn tôi hòa đồng được với mọi người. Tiếp nhận và làm tròn công việc được phân công.