Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 8, 2023
Trang chủNHỊP CẦU BẠN ĐỌCBẠN ĐỌC VIẾTDẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC...

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG ( kỳ mười )

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

( kỳ mười )

PHẦN BA

 

Về lại Quân khu 9  – miền Tây Nam Bộ 183

Tháng 3 năm 2003, tôi được quyết định về Quân khu 9, giữ chức Phó Tư lệnh về Chính trị. Như vậy sau gần tám năm công tác ở Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long), tôi về lại Quân khu 9 miền Tây Nam Bộ. Trong phiên họp bat thường của Đảng ủy Quân khu tôi được bau làm Bí thư.

Ngay từ đầu, khi tiếp xúc các đồng chí  trong Đảng ủy, tôi cảm nhận thái độ thân tình động viên tôi rất nhiều trong buổi ban đầu tiếp xúc công việc. Đồng chí  Huỳnh Tiền Phong và các đồng chí  trong Bộ Tư lệnh, giữa chúng tôi đã quen biết và cũng hiểu nhau từ lâu.

Lúc bấy giờ, đã xảy ra sự kiện một số kẻ phản động bạo loạn ở Tây Nguyên, sau đó là sự ra đời của các Ban chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Qua trao đối với các đồng chí bí thư Tỉnh ủy – Đảng ủy viên Quân khu, các đồng chí  trong Thường vụ Đảng ủy và Tư lệnh Huỳnh Tiền Phong, tôi nhận ra điều vô cùng quan trọng của lãnh đạo Quân khu, là cần rà soát, đánh giá kỹ hơn âm mưu, ý đồ, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch trên toàn vùng, gắn chặt với tình hình diễn biến chính trị phức tạp, khó lường ở nước Campuchia láng giềng.

Để thực hiện ý định nêu trên đạt kết quả cao nhất, ngoài việc củng cố, tăng cường phát huy vai trò và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chức năng trong toàn vùng, cần có chủ trương của Đảng ủy Quân khu để gắn kết lại, vận hành thống nhất từ Quân khu, các tình cho đến tận cơ sở với mạng lưới rộng khắp, lấy hệ thống chính trị cơ sở làm nòng cốt trong công tác nắm địch, nắm tình hình; chủ động Trong mọi tình huống, không bị bất ngờ. Và Quy chế số 496/QC-ĐÚ “Về công tác lãnh đạo quản lý nắm địch, nắm tình hình đối với Đảng ủy Quân sự các cấp” của Đảng ủy Quân khu, sau khi thảo luận trong phiên họp toàn thể đã nhất trì thông qua và được ban hành.

Quy chế 496/QC-ĐU ra đời là kết quả của quá trình sơ kết rút kinh nghiệm không chí  của các cơ quan chức năng, mà là sự trao đổi thống nhất cao giữa lãnh đạo Quân khu và các địa phương trước diễn biến phức tạp về an ninh chính trị trong toàn vùng, trong đó các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc (chủ yếu là vấn đề Khmer Krom) và tôn giáo (đạo Hòa Hảo thuộc nhóm Lê Quang Liêm) để gây bạo loạn, làm mất ổn định chính trị.

Gắn liền với Quy chế 496/QC-ĐÚ, là sự chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 123/2002 CT-BQP về việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ đội công tác tăng cường cho các cơ sở trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Quân khu tiếp tục triển k hai 50 đội công tác xây dựng cơ sở trên các vùng trọng điểm ở biên giới, vùng sâu, đặc biệt là vùng dân tộc và tôn giáo. Với chủ trương đúng đắn phù hợp, chỉ đạo sát với tình hình thực tiến lúc bấy giờ, đã tham mưu giúp chính quyền địa phương củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, Nắm chắc tình hình địa bàn nhất là âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, thực hiện các chủ trương chính sách, giải quyết những khó khăn trong sản xuất và đời sống… Do được quán triệt kỹ, lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở nên các đội hoạt động ngày càng hiệu quả.

Trong kiểm tra nắm tình hình phục vụ cho những lần sơ kết, tôi được tiếp xúc với các tổ chức, đoàn thể chính trị, và nhận thấy nếu được chỉ đạo hoạt động cụ thể, các đồng chí sẽ phát huy, hoạt động thật sự hiệu quả. Điều này thể hiện ở những xã điển hình như: Lương Hòa (Giồng Trôm, Bến Tre), Vĩnh Viễn, Lương Tâm, Sà Phiên (Long Mỹ, Hậu Giang), Phú Lâm (Phú Tân, An Giang)… Sau này, trong tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 123/2002 CT-BQP, Bộ Tư lệnh Quân khu đã đánh giá “…Các đội công tác phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt công tác vận động quần chúng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, thiết thực… giải quyết có hiệu quả các vụ việc phức tạp… giữ vững ổn định, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố lòng tin củanhân dân…”. Nhận định trên đã phản ánh đúng diễn biến tình hình, Trong bồi cảnh các thế lực thù địch, phản động Trong dân tộc và tôn giáo luôn kích động chong phá nhầm gây mất ổn định chính trị trên toàn vùng trong nhiều năm, sau khi chúng ta đã triển khai Chỉ thị 123/2002 CT-BQP.

Trong thời điểm này, Quân khu đã có sự chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công an (phía Nam) và Ban Tuyên giáo Trung ương, cùng các địa phương đã nắm chắc và xử lý những diễn biến phức tạp về an ninh chính trị trên địa bàn, đặc biệt là xoay quanh: “vấn đề Lê Quang Liêm”. Tôi nhớ, đầu năm 2004, nhóm Lê Quang Liêm được sự chỉ đạo và hỗ trợ từ nước ngoài, có ý đồ biểu tình gây bạo loạn chính trị trên địa bàn đặc biệt là hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Chính trong thời điểm này, thay mặt lãnh đạo Quân khu, tôi đã giữ mối quan hệ chặt chẽ với đồng chí  Huỳnh Minh Đoàn –bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp và đồng chí  Lê Phú Hội –bí thư Tỉnh ủy An Giang cùng lãnh đạo Bộ Công an phía Nam và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Sau khi nghe báo cáo, trao đổi, thống nhất đánh giá tình hình, Chính phủ quyết định tổ chức hội nghị tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nhằm thống nhất các giải pháp và biện pháp cụ thể để xử lý, do đồng chí  Lê Hồng Anh – Úy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì. Đây là một hội nghị lớn để chỉ đạo thống nhất đánh giá về âm mưu, ý đồ của nhóm Lê Quang Liêm cùng các thế lực thù địch; quan điểm, phương châm, đối sách của chúng ta, cùng phương pháp phối hợp các lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp cao nhất trong giữ vững, ổn định tình hình. Mấu chốt của vấn đề là, xác định các tình huống cụ thể, phương án xử lý phù hợp, coi trọng chủ động phòng ngừa là chính, nhưng khi đã xảy ra, phối hợp để xử lý nhanh, gọn tại chỗ, không để lây lan kéo dài, các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp.

Hội nghị có sự tham dự của nhiều đồng chí  nguyên lãnh đạo của các địa phương, với nhiều kinh nghiệm trong đối sách và đấu tranh với nhóm Lê Quang Liêm, Trong đó có chú Nguyễn Văn Hơn (Sáu Hơn) – nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang, một con người rất “dị ứng” với nhóm Hòa Hảo Lê Quang Liêm. Ông phát biếu với thái độ đầy tâm huyết, truyền đạt lại những kinh nghiệm thực tiễn mà ông đã tìch lũy được trong cuộc đầu tranh này. Ông nhấn mạnh: “Tôi đề nghị, không để Lê Quang Liêm tự do đi lại từ Thành phổ Hồ Chí Minh về miền Tây, để móc nối, tổ chức lực lượng chống phá và gây thanh thế. Thành phổ Hồ Chí Minh phải có biện pháp ngăn chặn kiên quyết, không để tình hình này xảy ra…”. Nhận thấy đồng chí  Lê Hồng Anh, Nguyễn Thành Tài cảm thấy “khó xử” trong cách đặt vấn đề của chú Sáu Hơn, tôi tham gia thảo luận, tôi nói: “…Báo cáo chú Sáu, bản chat của Lê Quang Liêm, chúng ta đã quá rõ! Nếu tình hình đang diễn ra, cách đây mười năm, chắc chắn chúng ta sẽ xử lý kiên quyết hơn ý kiến đề nghị của chú Sáu. Nhưng tình hình hiện nay, đang có sự phát triển, giải quyết vấn đề trong nước cũng phải xem xét trong mối quan hệ quốc tế. Được việc, nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khuôn khổ luật pháp quốc tế mà ta đã thừa nhận…, đề nghị chú Sáu trong vấn đề này, ta cũng nên mềm mỏng hơn…”. Ông gật đầu và nói: “Thôi quân sự nói thì  tôi nhất trí…”. Kết luận hội nghị, đồng chí  Lê Hồng Anh cũng nêu lại vấn đề này và nói với tôi: Năm Lượng “gỡ rối” cho tôi một tỉnh huống khó. Còn Nguyễn Thành Tài bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về cách giải thích của tôi thay anh. Chúng tôi thường nhắc lại sự việc này – với sự trân trọng tấm lòng tâm huyết của các chú nguyên lãnh đạo từng trải ở các địa phương, mà chú Sáu Hơn là một điến hình.

Sau lần họp ấy, tình hình Lê Quang Liêm dịu dần, chỉ  xảy ra những vụ việc cụ thể mang tính cá biệt manh động. Ta luôn chủ động trong mọi tỉnh huống.

Cuối năm 2004, Bộ Tư lệnh Quân khu tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm xây dựng khu vực phòng thủ tình thành vững chắc trên địa bàn. Hội nghị đã đánh giá toàn diện và khảng định đã củng cố nền quốc phòng toàn dân, gần với thế trận an ninh nhân dân, với khu vực phòng thủ liên hoàn trong thế trận phòng thủ chung của Quân khu, trước mắt giữ vững an ninh chính trị ở từng địa phương và toàn vùng. Hội nghị cũng chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm cần tập trung khắc phục. Trong đó nổi lên những vấn đề lớn như: có biểu hiện thiếu tin vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu, ngại đối phó với chiến tranh công nghệ cao, vấn đề vận hành cơ chế theo Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị trong xây dựng và hoạt động tác chiến trong khu vực phòng thủ, công tác quản lý nhà nước về quốc phòng…

Những tồn tại nêu trên, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo triển khai khắc phục từng bước trong các kế hoạch cụ thể. Đặc biệt chỉ đạo làm rõ trong các sinh hoạt chính trị trong toàn Quân khu nhất là các lớp học về kiến thức quốc phòng mà Quân khu quản lý. Tôi nhớ lại, khi đề cập khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu, trong điều kiện phải đối phó với chiến tranh công nghệ cao, nhiều học viên nêu vấn đề giải quyết như thế nào? Phòng tránh được, hạn chế tối đa thiệt hại mà đánh thắng.

Trong giải đáp kết thúc khóa học, tôi phân tích lại, ưu thế của vũ khí công nghệ cao (máy bay ném bom chiến lược, tên lửa hành trình, trinh sát vệ tinh…) cùng những hạn chế, nhược điểm của loại vũ khí này nếu ta tổ chức phòng, tránh tốt. Tôi nêu cụ thể, như máy bay ném bom chiến lược B-52, để thực hiện một đợt ném bom rải thảm, phải chuẩn bị nhiều yếu tố: xác định mục tiêu, các yếu tổ kỹ thuật, thời gian bay từ điểm xuất phát đến mục tiêu ném bom rải thảm… Tên lửa hành trình tiến công mục tiêu theo lập trình. Phương pháp tiến công như vậy, chí phát huy tác dụng đối với các mục tiêu cố định (nếu ngụy trang, sơ tán và phòng tránh tốt, tổ chức đánh trả hiệu quả cũng sẽ hạn chế được thiệt hại). Còn mục tiêu di động, rõ ràng địch khó gây thiệt hại cho ta, nếu ta có cách tổ chức bộ đội cơ động liên tục. Vấn đề đặt ra là tổ chức huấn luyện bộ đội đạt yêu cầu cơ động ở mức cao nhất có thể. Phải có thể lực tốt, bền bì, dẻo dai, đạt yêu cầu “hành quân xa mang vác nặng”, các đơn vị binh chủng, ngoài các yêu cầu nêu trên, phải được huấn luyện thành thạo theo chuyên ngành… để đáp ứng yêu cầu cơ động và tác chiến liên tục theo hướng: đầu nửa đêm, tập kích tiêu diệt cụm quân địch tại Long Mỹ (Hậu Giang), hừng sáng đã cơ động về tới Phước Long (Bạc Liêu) chuẩn bị cho những trận đánh tiếp theo. Tương tự như vậy, từ Long Mỹ (Hậu Giang) cơ động về Ô Môn (Cần Thơ), Giống Riềng (Kiên Giang). Đạt được yêu cầu đó, rõ ràng máy bay ném bom chiến lược, tên lửa hành trình cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại khác không thế đạt được mục tiêu gây tổn thất lớn cho chúng ta. Trái lại, ta luôn chủ động thế tiến công trên chiến trường.

Tôi nhấn mạnh đây cũng chỉ là cách đặt vấn đề để giải quyết xoay quanh việc nhận thức đối phó với chiến tranh công nghệ cao. Để tác chiến đạt hiệu suất chiến đấu cao, còn phải giải quyết nhiều vấn đề mang tính tổng hợp trong xây dựng thế trận của khu vực phòng thủ liên hoàn – cái nền tảng vững chắc để bộ đội ta, lực lượng vũ trang nói chung cơ động và tác chiến liên tục… cùng những vận dụng sáng tạo về nghệ thuật quân sự, tham mưu tác chiến… phù hợp với đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những cuộc họp tiếp xúc với cán bộ các cấp ở địa phương, tôi cũng đã có nhiều cuộc trao đối xoay quanh những vấn đề này và đã đạt được sự đồng tình cao. Nhiều cán bộ lãnh đạo các địa phương hiện nay cũng thường nhắc lại với tôi về những vấn đề này.

Một vấn đề nữa trong quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, là việc triển khai Nghị quyết Trung ương 8 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cùng chương trình hành động của Đảng ủy Quân khu gắn liền với nghị quyết này.

Một trong những trọng điểm của chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, là tập trung xây dựng tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ tương xứng với tiem năng của Đồng bằng sông Cửu Long. Song để thực hiện được chủ trương yêu cầu nêu trên, ngoài việc quán triệt, thấu suốt các quan điểm cơ bản của nghị quyết, phải tập trung làm rõ đánh giá tình hình, trước hết là các nước lớn đối với nước ta, từ Mỹ đến Trung Quốc…, các nước ASEAN, mỗi quan hệ láng giếng giữa Việt Nam với Campuchia và Lào… Trong phân tích những vấn đề nêu trên, theo sự chỉ  đạo chung, tôi tập trung làm rõ về đối tượng và đối tác, phân tích kỹ về động cơ liên quan đến chiến lược của từng nước nhất là các nước lớn. Trong đối tượng có đối tác, Trong đối tác có đối tượng. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng để xác định đối tượng tác chiến chiến lược, trong các tình huống chiến lược cụ thể.

Trong triển khai nghị quyết này ở các địa phương, tôi có dịp báo cáo nội dung nêu trên Trong hội nghị cán bộ do Thành ủy Cần Thơ tổ chức, hội nghị bày tỏ sự đồng tình và có ấn tượng tốt. Nhiều đồng chí tiếc rẻ, sao đồng chí Bí thư Đảng ủy Quân khu không báo cáo nhiều hơn. (Anh Tám Thanh – nguyên Bí thư Tình ủy Cần Thơ nói, lẽ ra Năm Lượng nên trình bày thêm, mọi người đang cần nghe). Tôi nghĩ trong một giờ trình bày những nội dung cốt lõi về đánh giá tình hình là cố gắng lắm rồi! Hơn nữa, đây là cách đặt vấn đề để tiếp cận tình hình, chứ không phải nói “thời sự”, như vậy là vừa phải.

Gần cuối năm 2004, Bộ Quốc phòng tổ chức diễn tập quy mô lớn trên địa bàn phía Nam (MN-04). Quân khu tham gia cuộc diễn tập này với đề mục “Quân khu 9 hiệp

đồng với các lực lượng của Bộ, tổ chức và thực hành tác chiến phòng thủ trên địa bàn Quân khu”. Lực lượng tham gia gồm Bộ Tư lệnh (tôi và đồng chí Trần Phi Hổ đóng vai Tư lệnh), cơ quan Quân khu, Bộ Chí huy Quân sự 12 tỉnh thành, bộ đội Biên phòng các tỉnh, hiệp đồng với các đơn vị của  Bộ: Các Quân chủng Phòng không – Không quân, Hải quân, các Binh chủng… và Quân đoàn 4.

Cuộc diễn tập diễn ra ba giai đoạn: chuyển các lực lượng vũ trang vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển các địa phương từ thời bình sang thời chiến, tổ chức tác chiến phòng thủ, tác chiến chiến dịch và thực hành chiến đấu.

Diễn tập đạt kết quả tốt, cơ quan Quân khu, các Bộ Chỉ huy Quân sự, các đơn vị (kế cả lực lượng thực binh) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Bộ Quốc phòng đánh giá cao. Kết quả đạt được là những kinh nghiệm quý báu cho việc huấn luyện và rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, là cơ sở để các địa phương tổ chức diễn tập có nội dung phong phú, sáng tạo sát với thực tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chia sẻ niềm vui cùng các cơ quan, đơn vị và địa phương về kết quả diễn tập, tôi, Trần Phi Hổ, Võ Văn Liêm (Chủ nhiệm Chính trị), Nguyễn Phương Nam (Chủ nhiệm Hậu cần), Lê Minh Tuấn (Tham mưu trưởng) cùng nhiều đồng chí khác, rất tâm đắc về sự trưởng thành của các lực lượng tham gia diễn tập, nhất là các cơ quan Quân khu. Sự thành thạo, nhuần nhuyễn, nhạy bén trong công việc của các đồng chí đã góp phần rất lớn vào việc hoàn  thành trọn vẹn những mục tiêu, yêu cầu mà cuộc diễn tập đã đề ra.

Giữa năm 2004, qua đơn phản ảnh và kiến nghị với Ban bí thư Trung ương Đảng, về quản lý và sử dụng đất quốc phòng của Quân khu 9, Thường trực Ban bí thư sau khi thông báo với Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương đã cử đồng chí  Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, triệu tập Đảng ủy Quân khu (các đồng chí  đảng ủy viên quân sự) và chủ trì  hội nghị kiểm điểm với sự có mặt của các Ban, ngành Trung ương (Ban Tổ chức, Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ, Ủy ban Kiem tra, Tổng cục Chính trị…). Qua một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với sự gợi ý của đồng chí  Trương Tấn Sang, sau báo cáo củaThường vụ Đảng ủy Quân khu, các đồng chí  trong Đảng ủy cùng lãnh đạo ban, ngành Trung ương đã phát biếu phân tích về quá trình lịch sử, những khó khăn, khuyết điểm của công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất quốc phòng có những yếu tố, nguyên nhân của cả khách quan và chủ quan. Khảng định những việc làm chưa tốt của thời kỳ từ năm 2000 cho đến nay (2004) có nguyên nhân củat hời kỳ trước, không phải đề cập về trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy của thời kỳ đó mà là những quy phạm pháp luật chưa được xác định đầy đủ. Như Luật đất đai năm 1993 mới có, được điều chỉnh liên tục và được sửa đối vào năm 2003. Những mặt làm được: Quản lý, sử dụng đất quốc phòng hiệu quả hơn, làm cơ sở tốt cho việc quy hoạch, quản lý sử dụng đất quốc phòng trong thời gian tới, tạo được nguồn kinh phí xây dựng doanh trại, giải quyết được vấn đề nhà ở và hậu phương gia đình cán bộ đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện cho địa phương phát triển, ỏn định chính trị an ninh xã hội ở địa phương.

Trong phát biếu của mình, với vai trò Bí thư Đảng ủy, tôi cũng xác định như vậy, nói rõ thêm phản ảnh về việc Quân khu làm đường trong Vườn quốc gia Phú Quốc, xác định đây là công trình liên quan đến kế hoạch phòng thủ, và nhấn mạnh: “Nếu phải thi hành kỷ luật Huỳnh Tiến Phong, tôi cũng xin nhận hình thức tương tự”. Sau này trong những lầngặp gỡ và trò chuyện, có mặt tôi, đồng chí Trương Tan Sang cũng nêu lại ý kiến này của tôi với các đồng chí lãnh đạo để bày tỏ sự trân trọng và đồng tình.

Ngay chiều tối hôm đó, đồng chí Phạm Văn Trà – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi điện hỏi tôi kết quả kiểm điểm như thế nào? Tôi báo cáo lại kết luận của đồng chí Trương Tấn Sang cùng sự đồng thuận của các Ban, ngành Trung ương. Ông chia sẻ và đồng tình, đồng thời nhắc, phải tuân thủ và làm đúng quy định của pháp luật, dặn Huỳnh Tiến Phong phải trao đối kỹ và báo cáo trước khi làm…

Sau hội nghị kiểm điểm về quản lý sử dụng đất quốc phòng ở Quân khu 9, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng tốt hơn đất quốc phòng trong toàn quân, làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất quốc phòng trong những năm sau này.

Nhân để cập đến lần kiểm điểm quan trọng này qua đơn thư tố cáo, tôi muốn nói rõ hơn lần kiểm điểm thứ hai, sau đó ba năm, cũng từ đơn thư tố cáoểxoay quanh nội dung này, có bổ sung thêm vấn đề xây dựng cơ bản.

Lần này đoàn kiem tra của Ủy ban Kiem tra Trung ương, do đồng chí  Lê Văn Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Kiem tra Đảng ủy Quân sự Trung ương làm trưởng đoàn. Cuộc kiem tra kéo dài gần hai tháng. Thường vụ Đảng ủy Quân khu cũng trình bày lại những vấn đề như trước đây, có bổ sung những vấn đề mới, xoay quanh xây dựng cơ bản doanh trại Quân khu.

Đến bây giờ khi nhìn lại kết luận của đoàn kiem tra, có mấy việc thâm tâm tôi không đồng tình (tôi đã có ý kiến vào thời điểm đó).

1/ Việc xây dựng cơ bản quan trọng như thế, nhưng không có nghị quyết của Đảng ủy Quân khu (toàn thể). Quan niệm của tôi, Đảng ủy Quân khu chỉ  nghị quyết những vấn đề lớn về quân sự, quốc phòng và an ninh trong 6 tháng và hàng năm, cũng như hội nghị đột xuất khi có tình hình biến động lớn liên quan đến an ninh chính trị, quân sự, quốc phòng. Còn việc xây dựng doanh trại của Quân khu, là nhiệm vụ của Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu. Việc gì  phải là nghị quyết của Đảng ủy Quân khu (bao gồm các đồng chí bí thư Tỉnh ủy)? Các đồng chí  còn quá nhiều việc ở địa phương. Thường vụ có chủ trương họp mở rộng, cùng các đồng chí  là đảng ủy  viên khối Quân sự sau đó đã có báo cáo đầy đủ với Đảng ủy và chịu trách nhiệm với Đảng ủy cấp trên.

2/ Việc chỉ  định thầu trong xây dựng cơ bản, đây là vấn đề gây tranh cãi lúc bấy giờ. Lập luận của đồng chí  Tư lệnh: cùng một nền đất yếu, cùng một thiết kế và dự toán do trên xác định, qua xây dựng nghiệm thu, đánh giá chất lượng tốt, đảm bảo. Vậy tại sao không để người ta tiếp tục làm, hơn nữa những doanh nghiệp này bỏ nguồn vồn ứng trước để xây dựng, đấu thầu rắc rồi, phức tạp, với biết bao tiêu cực dẫn đến tham nhũng và lãng phí, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng công trình, “đội vốn” không có nguồn bù đấp. Tôi và các đồng chí  trong Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh đồng tỉnh với cách đặt vấn đề của Tư lệnh. Nhưng nhấn mạnh phải báo cáo và xin ý kiến cấp trên. Và trong một cuộc họp tôi và đồng chí  Tư lệnh báo cáovới cấp trên về ý kiến này, và đã được đồng ý. Nhưng rõ ràng, tôi có một sai lầm trong xử lý sự việc của mình, lẽ ra phải làm ngay một văn bản đề nghị, có bút tích rõ ràng để khảng định tính pháp lý. Nhưng không nghĩ  ra, đây là một sơ sót “chết người”…

Tôi và Tư lệnh cùng Thường vụ Đảng ủy Quân khu nhiệm kỳ 2001 – 2005 phải nhận trách nhiệm và chịu kỷ luật với hình thức khiển trách. Trong lần gặp giữa tôi và đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng các đồng chí  trong đoàn kiem tra trước đây tại Hà Nội, các đồng chí  nói với tôi: “Phải chi anh Năm có một “bút tích” thì  vấn đề sẽ rõ ràng”. Tôi ngậm ngùi “rơi nước mắt” trong sự tiếc nuối. Tôi nghĩ  tôi và Tư lệnh sao cũng được. Nhưng tiếc cho các đồng chí  trong Thường vụ Đảng ủy, có đồng chí  đã rời khỏi  Quân khu trước đó, có đồng chí  được bổ sung không lâu.

Toàn bộ sự việc trên đã để lại sự cảm thông sâu sắc trong Đảng ủy, cơ quan Quân khu. Nhiềulầnđồng chí  Đinh Văn Cai, sau này là Chính ủy Quân khu, đồng chí  Nguyễn Xuân Tỷ – Phó Tư lệnh Quân khu cùng nhiều đồng chí  khác tâm sự: “…Các anh đã làm được việc lớn cho Quân khu, bộ đội có nơi ăn ở, sinh hoạt, doanh trại khang trang trong hoàn cảnh rất nhiều khó khăn, anh em rất thấu hiểu các anh… đó là niem vinh dự của các anh”.

Quý 4 năm 2005, chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ VII tiến tới Đại hội Đảng bộ toàn quân lần thứ VIII, Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, Đảng ủy Quân khu ra nghị quyết lãnh đạo và làm kế hoạch tổ chức thực hiện. Thời điểm này, rất nhiều việc cụ thể phải triển khai. Từ việc chuẩn bị dự thảo văn kiện Đại hội cấp Quân khu, làm cơ sở để các Đảng bộ trực thuộc, Đảng bộ Quân sự tình thành chuẩn bị văn kiện ở cấp mình. Vấn đề nhân sự các cấp cho nhiệm kỳ mới. Kế hoạch thông qua dự thảo văn kiện, nhân sự, tham dự chỉ đạo Đại hội ở các cấp… Rất nhiều việc phải làm đáp ứng cho được yêu cầu: vừa làm tốt công tác chuẩn bị và tiến hành Đại hội, vừa đảm bảo cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ thường xuyên. Trong khối lượng công việc “bề bộn” đó, tôi ấn tượng nhất là trực tiếp dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ các cấp, nhất là Đại hội Đảng bộ Cục Chính trị Quân khu và Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh Kiên Giang. Đây là hai Đảng bộ có đặc thù riêng nhưng gần liền với chức năng và nhiệm vụ chính trị chung của một  Đảng bộ cơ quan – một Đảng bộ Quân sự tỉnh thành.

Tại Đại hội Đảng bộ Cục Chính trị, văn kiện trình Đại hội chuẩn bị tốt, tôi chỉ  tập trung làm rõ thêm những vấn đề cốt lõi để gợi ý cho việc thảo luận, tập trung mấy vấn đề lớn:

1-       Nắm vững những vấn đề nguyên lý, lý luận đồng thời phải nhuần nhuyễn, coi trọng quan điểm thực tiễn để nghiên cứu, tìm hiểu những phát triển mới trong lý luận mà Đảng ta đã tổng kết, đặc biệt là thành quả của 20 năm đổi mới. Từ đó, nghiên cứu, vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang Quân khu với nhiều vấn đề đang có sự phát triển (xây dựng nền quốc phòng toàn dân…, khu vực phòng thủ tỉnh thành vững chắc…, xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu…) trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.

2-       Đánh giá tình hình, tôi đề cập trao đổi kỹ về việc điều chỉnh những thủ đoạn trong thực hiện âm mưu của các nước lớn, cùng các thế lực thù địch trong nước, lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, những tiêu cực xã hội, khiếu kiện tranh chấp đất đai, an ninh nông thôn… cùng diễn biến chính trị đầy bất trắc và khó lường của nước Campuchia láng giềng đang thực hiện thể chế chính trị đa Đảng, mà mỗi sự biến động đều tác động trực tiếp đến chúng ta.

Xem xét tổng thể nêu trên, trong trạng thái động, nghĩa là phải dự kiến tình huống xấu nhất để xác định chủ trương, giải pháp xác thực nhất.

Để làm tròn chức năng, nhiệm vụ, Cục Chính trị phải bám sát nhiệm vụ chính trị của Quân khu. Phải từ nhiệm vụ chính trị của Quân khu mà tham mưu để xuất những chủ trương, yêu cầu của công tác đảng, công tác chính trị, công tác xây dựng Đảng trên mọi lĩnh vực. Tôi để cập đến những vấn đề về công tác chính trị tư tưởng, công tác cán bộ, hoạt động kiểm tra của Đảng, công tác chính sách, vận động quần chúng… làm như thế nào để nhiệm vụ chính trị của Quân khu được thực hiện có chất lượng và hiệu quả trên những mặt chủ yếu như: sẵn sàng chiến đấu (từ việc nắm địch, nắm tình hình, các phương án xử lý các tình huống…), nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang Quân khu, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng Đảng bộ Quân khu… Tôi nghĩ, toàn bộ những vấn đề nêu trên là những định hướng cho các hoạt động của cơ quan chính trị. Nếu không xuất phát từ những vấn đề nêu trên để tham mưu đề xuất những quyết định chủ trương, yêu cầu nội dung của công tác xây dựng Đảng và công tác đảng, công tác chính trị của Quân khu, thì  rõ ràng chúng ta đã rơi vào nghiệp vụ đơn thuần, sẽ tách rời với mọi hoạt động của Quân khu. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị còn bị hạn chế. Cuối cùng, tôi để nghị để làm tốt chức năng và nhiệm vụ, cơ quan chính trị Quân khu cần quan tâm đến việc nắm vững chủ trương, nghị quyết của trên, sơ kết những việc đã làm, làm tốt công tác tổng kết, không ngừng nâng cao trình độ quân sự, chỉ huy, và kiến thức toàn diện nhất là  những vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên địa bàn.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh Kiên Giang ngoài những vấn đề chung trong đánh giá tình hình tôi, tập trung trao đổi hai nội dung chính theo yêu cầu của đồng chí bíthư Tỉnh ủy,bí thư Đảng ủy Quân sự Trương Quốc Tuấn (anh Sáu Tuấn), xoay quanh vấn đề sẵn sàng chiến đấu và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ.

Về sẵn sàng chiến đấu, tôi đã tập trung trao đối về nắm tình hình trong tình huống các thế lực thù địch, phản động gây bạo loạn chính trị chưa có vũ trang. Tôi nghĩ, chúng ta triển khai công tác quân sự, quốc phòng gắn với an ninh để phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho nên nắm tình hình phải nắm và hiểu toàn diện, không phải chỉ xoay quanh những vấn đề chung chung. Và chỉ đề cập những vấn đề về chiến lược, về vũ khí công nghệ cao (đương nhiên là cần thiết). Phải nghiên cứu mang tầm chiến lược được cụ thể hóa trong từng địa phương, khu vực; để hiểu những vấn đề về kinh tế xã hội, những khó khăn, trở ngại trong thực hiện chủ trương, chính sách, những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ, đặc biệt là vùng tôn giáo và dân tộc. Hiểu để lường trước những hậu quả, những tác hại do hoàn cảnh khách quan, do các thế lực thù địch gây ra, do chủ quan từ tiêu cực trong nội bộ ta tác động vào quân sự, quốc phòng và an ninh, vào ổn định chính trị, xã hội ở địa phương. Nam, hiểu tình hình toàn diện có trọng tâm, trọng điểm, nhưng  phải thông qua hệ thống chính trị, thông qua lực lượng chính trị quần chúng, trước hết là ở cơ sở, đồng thời phải tổ chức, lãnh đạo, quản lý hệ thống mạng quân báo nhân dân rộng rãi có quy chế, phương thức hoạt động chặt chẽ và hiệu quả.

Tuyệt đối không dừng ở chuyên ngành nắm tình hình, nếu chỉ  như vậy sẽ rất dễ bị bất ngờ trong các tình huống phức tạp, như khiếu kiện của dân, kích động biểu tình, bạo loạn chính trị củap hản động Khmer Krom, nhóm Hòa Hảo chống đối của Lê Quang Liêm…

Về phương án chủ động xử lý các tỉnh huống, tôi để cập đến 5 tỉnh huống chiến lược, trong đó tập trung để cập tỉnh huống 1 và 2, tức là tình huống chưa có vũ trang. Đây là tình huống hiện thực nhất, đã và đang diễn ra. Nhưng tôi cũng thắng thắn chỉ  ra rằng, chúng ta chuẩn bị phương án và kế hoạch không sát với cái đang diễn ra. Nếu các thế lực thù địch, phản động sử dụng các thủ đoạn chống phá chưa có vũ trang, chúng ta chưa dùng đến biện pháp quân sự và lực lượng quân sự mà biện pháp chủ yếu là chính trị, hành chính và luật pháp. Nhưng khả năng tổ chức thực hiện bằng hình thức này chưa thật cụ thể và đồng bộ, thậm chí  có nơi không chuẩn bị theo hướng này, mà chỉ  để cập đến biện pháp quân sự (tất nhiên cũng phải chú ý đến quân sự đề phòng cướp vũ trang, các lực lượng phản động xâm nhập…).

Vì vậy phương án tác chiến trị ấn ở xã, phường để  góp phần ồn định chính trị, xã hội phải đặt trên nền tảng của chính trị gần với hành chính và luật pháp. Cơ quan quân sự địa phương phải tham mưu phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các ban ngành trong hệ thống chính trị trước hết là ở cơ sở để thực hiện yêu cầu này.

Trao đổi thêm với Đại hội về phương hướng này, tôi đặt vấn đề: hình thành kế hoạch và tổ chức lực lượng như thế nào? Chúng ta xác định, lực lượng chính trị nòng cốt ở cơ sở bao gồm các lực lượng thuộc hệ thống chính trị, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, cựu chiến binh, lực lượng cốt cán trong các tổ dân phổ, tổ chức quan chúng… là hạt nhân để thực hiện biện pháp chính trị. Với lực lượng đông đảo đó, phải hình thành tổ chức theo phương án, nghĩa là phải có kế hoạch tổ chức lực lượng chính trị (bên cạnh kế hoạch tổ chức lực lượng quân sự). Ở cấp cơ sở, việc này gắn liền với trách nhiệm Bí thư Đảng ủy xã, phường kiêm chính trị viên xã, phường đội, là người trực tiếp làm kế hoạch này, đương nhiên phải có sự tham mưu, hướng dằn củacơ quan chính trị cấp trên.

Trong giờ giải lao, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao đối với tôi những nội dung trên với sự nhất trí cao, ông nói: “Phát biểu chỉ đạo hội nghị của anh trong Đại hội này là một báo cáo rất khái quát mang tính tổng kết, giúp cho Tỉnh ủy trên những vấn đề quan trọng nhất, cốt lõi nhất của công tác quân sự địa phương… tôi nghĩ cần phải triển khai quyết liệt theo phương hướng và phương         pháp này”.

Trong chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ VII, mọi việc chuẩn bị và triển khai thuận lợi đúng kế hoạch đã đề ra. Song về vấn đề nhân sự liên quan đến cán bộ chủ chốt của Đảng ủy Quân khu nhiệm kỳ mới (2006 – 2010), do vấn đề tuổi, tôi và đồng chí Tư lệnh Huỳnh Tiền Phong không thế cơ cấu vào Trung ương Đảng khóa X. Đảng ủy Quân khu đã phân tích trao đổi có sự vận dụng và bỏ phiếu kìn giới thiệu tôi, đặc biệt là Bí thư của 12 tỉnh, thành trên địa bàn. Trong cuộc họp củaThường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương và tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội, cùng Bí thư Đảng ủy các đơn vị có liên quan, đồng chí Cục trưởng Cục Cán bộ báo cáo lại tình hình trên với hội nghị, và đề nghị tôi nên có ý kiến trực tiếp về vấn đề này, để Thường vụ có hướng chuẩn bị nhân sự tiếp theo, và Quân khu 9 nhất định phải có một đồng chí tham gia Ban Chap hành Trung ương Đảng khóa X. Không phải phân tích dài dòng, tôi nói rõ, “đã đề nghị Đảng ủy Quân khu không giới thiệu tôi, còn việc giới thiệu là quyền của các đồng chí, tôi đề nghị không để cập đến vấn đề của tôi nữa…”. Cuối cùng tôi bày tỏ, lòng mong muốn Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương quan tâm đến sự ổn định của Quân khu, không thấy đổi nhân sự quá nhiều trong quá trình chuẩn bị Đại hội. Tôi tình nguyện rút khỏi cương vị Phó Tư lệnh về Chính trị để nhận một nhiệm vụ khác góp phần ổn định tổ chức, sắp xếp nhân sự của cấp trên.

Sau cuộc họp đó, đồng chí Phạm Văn Trà – Phó Bí thư  Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc riêng với tôi và anh Huỳnh Tiền Phong. Ông đưa ra nhiều phương án, trong đó “gút lại” phương án Huỳnh Tiền Phong nghỉ hưu, tôi vấn giữ cương vị như cũ. Một đồng chí khác dự kiến được điều động về giữ chức Tư lệnh và giới thiệu cơ cấu vào Ban Chap hành Trung ương khóa X. Sau khi nghe xong, tôi phân tích lại, bảo lưu ý kiến như tôi đã trình bày, tiếp tục giới thiệu đồng chí  Nguyễn Việt Quân – Chỉ huy trưởng Bộ Chí huy Quân sự thành phổ Cần Thơ thay tôi, và giữ Huỳnh Tiền Phong làm Tư lệnh, vì còn rất nhiều việc của Quân khu mà anh đang triển khai.

Cuối cùng Bộ trưởng đồng tỉnh với phương án của tôi. Đầu tháng 12 năm 2005, trước Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu, tôi được điều chỉh giữ chức Phó Tư lệnh thứ nhất Quân khu.

Giờ đây khi suy ngầm lại sự việc này, tôi cảm thấy hài lòng với những gì  đã diễn ra, bạn bè luôn chia sẻ với tôi những tỉnh cảm chân thành. Tôi nhớ mãi, Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân khi gặp tôi trong buổi lễ khánh thành sân bay quốc tế Cần Thơ đã tâm sự “…Anh Năm là người luôn thể hiện sự hy sinh để đàn em phát triển…”. Sự bộc bạch của Phương Minh Hòa, cũng là tỉnh cảm của nhiều đồng đội dành cho tôi, một niềm hạnh phúc.

Tôi cũng xin bày tỏ tam lòng thân thương đối với những cộng sự đắc lực, trong đó Nguyễn Văn Gấu, thư ký của tôi lúc bay giờ, thật sự cảm thông và chia sẻ với tôi về những 205 gì  đã diễn ra. Gấu đã chịu đựng nhiều “áp lực” Trong cuộc sống. Sống, với thái độ vô tư, Trong sáng và thủy chung không nề hà bat cứ công việc gì, luôn học hỏi, tự tin và tận tâm với công việc được giao. Những đức tỉnh tốt đẹp đó đã chinh phục được lòng người. Hiện nay, đồng chí  Nguyễn Văn Gấu đã là Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, sự tiến bộ và trưởng thành của anh được mọi người thừa nhận, đồng tình và hết lòng ủng hộ.

Trước khi rời khỏi Quân khu 9, thấy mặt Đảng ủy và Bộ Tư lệnh, tôi giới thiệu nội dung Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị về “tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chí huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam”. Đây là một nghị quyết mà toàn quân đã dày công góp sức để  Bộ Chính trị xem xét và quyết định. Tâm huyết của chúng tôi, những cán bộ chính trị, cán bộ chỉ huy thể hiện ở những góp ý qua tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề mà cấp trên cũng như những ý kiến phản biện đã nêu ra.

Tôi giới thiệu có hệ thống, làm rõ những quan điểm, đặc biệt là việc liên hệ chức trách và mỗi quan hệ của chủ trì  chỉ huy và chính trị, giữa công tác chỉ huy và công tác đảng, công tác chính trị, những thực tiễn mà tôi đã trải qua để minh họa và làm rõ thêm những vấn đề mà lớp học đã nêu ra. Đến nay, tôi còn giữ băng ghi âm, ghi lại phát  biếu kết luận của tôi tại lớp học này. Tôi cảm nhận việc vừa làm vừa rút kinh nghiệm đội ngũ cán bộ chính trị, chỉ huy đã hiểu rõ, hiểu đúng, và trong thực hiện chức trách gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn, vai trò của cấp ủy Đảng ở các cấp được củng cố và tăng cường, điều này thế hiện ở những hoạt động củac ác đơn vị trong Quân khu vào những năm sau này.

Trong thời gian công tác tại Quân khu 9, tôi và các đồng chí trong Bộ Tư lệnh, trước hết là Tư lệnh Huỳnh Tiền Phong qua làm việc và tiếp xúc với các bạn Campuchia, với các ông Kê Kim Giang, Mesophia, Hingbuhing, DinSarưn cùng nhiều quan chức trong Quân đội Hoàng gia Campuchia, đã tạo nên sự gần bó chân thành góp phần vun đấp tình hữu nghị tin cậy lẫn nhau trong việc giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh chung liên quan đến địa bàn Tây Nam Bộ.

Một kỷ niệm khó quên Trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia của đoàn đại biếu quân sự cấp cao của Quân khu 9 có sự tham gia của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thành phổ Cần Thơ và tỉnh An Giang, đoàn được Thủ tướng Hun Sen tiếp. Với thái độ hết sức chân tình, ông thông báo về tình hình, trong đó tôi nhớ rõ ông để cập rất kỹ phương thức đấu tranh để những người lầm đường lạc loi theo Khmer đỏ hạ vũ khí trở về với dân tộc. Và ông đã thành công. Ấn tượng về sự việc này, khi đoàn chào và lên xe, tôi đứng lại nói chuyện với ông. Tôi nói việc giải giáp Khmer đỏ mà Thủ tướng đã làm là một bài học lớn về chính sách đoàn kết dân tộc, chắc chắn Thủ tướng sẽ tổng kết để chỉ đạo chung. Ông cười và nói: “…đúng, đúng phải tổng kết…”. Ông vỗ vai tôi, và có một cái bắt tay thân tình. Những lần làm việc với các bạn Campuchia là cơ sở vô cùng quý báu giúp tôi tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ trên phạm vi an ninh quốc phòng khi về công tác tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Trước khi về nhận nhiệm vụ tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, trong phiên họp cuối cùng với Thường vụ Đảng ủy Quân khu, tôi viết bản tự kiểm điểm và đề nghị Thường vụ có ý kiến đóng góp. Đồng chí  Huỳnh Tiền Phong phát biểu trung tâm. Trước hết, hoàn toàn nhất trí với bản tự kiểm, đồng chí  bổ sung: “Đồng chí  Lượng luôn năng nổ, nhạy bén trong công việc, có kinh nghiệm trong công tác chỉ huy, công tác đảng, công tác chính trị, có sự đóng góp lớn trong vấn đề đất quốc phòng với nhiều biện pháp trong tỉnh thế rất khó khăn. Cái tốt của đồng chí  Lượng là làm đúng chức trách, không chồng chéo công việc và giữ được, không để xảy ra mất đoàn kết. Chủ động trao đối công việc, đoàn kết với bạn Campuchia và với các địa phương, đồng chí  đã góp phần rất lớn vào công việc chung củ aQuân khu”.

Đồng chí  Nguyễn Việt Quân bày tỏ sự nhất trí  cao với ý kiến của đồng chí  Huỳnh Tiền Phong, nhấn mạnh thêm sự quan tâm và có tinh thần giúp đỡ đối với cấp dưới. Các đồng chí  trong Thường vụ đồng tỉnh với các ý kiến trên và nhất trì  thông qua.

Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn về sự hợp tác  chân thành của các đồng chí bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Trong quá trình tôi giữ cương vị bí thư Đảng ủy Quân khu. Các đồng chí  có những nhận xét xác đáng về chất lượng sinh hoạt của Đảng ủy Quân khu ở thời điểm tôi và Thường vụ Đảng ủy cùng làm việc với các đồng chí. Tôi cũng xin bày tỏ sự tri ân đến đồng chí  Bùi Quang Huy (Chín Nhỏ) với vai trò Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu, đồng chí  luôn gắn bó với Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, thường xuyên trao đổi tình hình an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, để tạo sự đồng thuận cao cùng các bộ, ban, ngành Trung ương trong nhận thức, đánh giá tình hình và phối hợp hành động. Đây là thời khắc của những ấn tượng tốt đẹp về sự phối hợp vì  công việc chung giữa Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Rời Quân khu 9 về công tác tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nhiệm vụ chính trị có khác nhau nhưng cũng cùng chung một địa bàn quen thuộc, đã tạo cho tôi điều kiện tốt để tiếp xúc ngay công việc.

( còn tiếp)

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây