Chủ Nhật, Tháng mười 13, 2024
Trang chủKÝ ỨC CHIẾN TRANHDẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC...

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG – kỳ mười một 

DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

 kỳ mười một

 

Nhận nhiệm vụ ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

Trước khi được điều động về Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, từ những nguồn tin tổng hợp, thấy mặt Bộ Tư lệnh Quân khu tôi chủ động Trao đổi và phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đồng chí Bùi Quang Huy  cùng lãnh đạo các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Tổng cục An ninh (Bộ Công an), Ủy ban Dân tộc củaChính phủ, tổ chức cuộc họp “khẩn” tại Công an thành phố Cần Thơ do Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì. Đánh giá tình hình, thống nhất các biện pháp để giải quyết đợt khiếu kiện đông người của đồng bào Khmer về đất đai ở An Giang. Lần khiếu kiện đông người này do nhiều yếu tố, trong đó có sự xúi giục và kích động của bọn phản động đội lốt người Khmer. Ý đồ của bọn phản động: tập hợp đồng bào bị kích động, từ An Giang kéo về Thành phố Cần Thơ đến Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, và Vụ 3 Ủy ban Dân tộc của Chính phủ để khiếu kiện nhằm gây mất an ninh chính trị, trật tự xã hội, xuyên tạc chính sách dân tộc của nhà nước ta, tạo điều kiện cho bọn phản động nước ngoài chống phá. Hội nghị đã trao đổi và thống nhất cao về đánh giá tình hình, chủ trương, quan điểm, phương pháp để xem xét và xử lý. Trong đó Khảng định: nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện về đất đai của đồng bào Khmer ở An Giang, cái gốc là sự nghèo khó, giải quyết chính sách đối với đồng bào chưa “đủ độ”, trình độ dân trì thấp, bản lính, năng lực của cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu trước diễn biến tình hình quá phức tạp, có sự tác động thô bạo của các thế lực thù địch và bọn xấu từ bên ngoài.

Trong thảo luận, tôi để nghị hết sức tỉnh táo trong đánh giá tình hình, hiểu rõ nội dung khiếu kiện mang tính chất kiến nghị và yêu sách. Những kiến nghị, chính đáng của người dân (đồng bào Khmer) nếu có cơ sở pháp lý nên giải quyết nhanh. Phải tách, cô lập, phân biệt địch và bọn xấu với đồng bào khiếu kiện.

Mục tiêu cần đạt được trong giải quyết khiếu kiện lần này là ổn định tình hình, vì  vậy trước mất cần tập trung giải quyết nhanh, gọn không để quy mô khiếu kiện tăng lên. Về lâu dài cần những giải pháp cụ thể giải quyết về đời sống, chỉ đạo công tác vận động tuyên truyền, chủ động đối thoại với từng hộ, từng người dân. Đồng thời kiên quyết xử lý các phần tử xấu theo đúng quy định của pháp luật.

Vài ngày sau, khi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông nói với tôi: “…tôi đã nghe lại toàn bộ băng ghi âm cuộc họp của các “ông”, trước khi Chính phủ làm việc với các bộ, ban, ngành có liên quan để chỉ đạo xử lý vấn đề này…”.

Kết quả chỉ đạo xử lý vụ khiếu kiện đất đai của đồng bào Khmer ở An Giang cũng như các vụ khiếu kiện khác ở các địa phương trong toàn vùng của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở để ổn định cơ bản tình hình đối với An Giang và toàn vùng trong nhiều năm sau này.

Nhớ lại những ngày đầu quý IV năm 2006, đồng chí  Huỳnh Phong Tranh – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (vừa được bổ nhiệm), điện thoại và trao đổi với tôi: “…Anh Ba Dũng có ý định điều động và bổ nhiệm anh làm Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Anh Ba chỉ thị tôi trao đổi xem nguyện vọng anh như thế nào, chứ ra Hà Nội thời gian làm việc cũng không còn bao nhiêu đâu! Ở Tây Nam Bộ có thế phát huy nhiều hơn…”. Tôi thấy quá phù hợp, hơn nữa tôi luôn gắn bó với Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi nói với Huỳnh Phong Tranh: “… báo cáo với anh Ba tôi đồng ý…”.

Tháng 10 năm 2006, tôi được quyết định điều động và bổ nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ Quân khu 9 Bộ Quốc phòng về giữ chức Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ của Trung ương. Cũng trong thời gian này, Bộ Quốc phòng tổ chức cuộc họp công bố quyết định của trên về việc điều động bổ nhiệm, thông báo nghĩ  hưu cho cán bộ cao cấp toàn quân. Sau khi trao quyết định, đồng chí  Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tâm sự riêng với tôi: “…đối với anh Năm, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương và Ban cán sự Đảng chính phủ rất quan tâm, chúng tôi có phương án bổ nhiệm anh vào vị trì  phù hợp. Nhưng cuối cùng anh Ba Dũng trong cuộc họp Ban cán sự Chính phủ đã đề nghị nên đưa Năm Lượng về Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, giữ chức Phó trưởng ban, phụ trách lĩnh vực quốc phòng, an ninh giúp cho anh Nguyễn Sinh Hùng. Năm Lượng quen địa bàn và có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề an ninh ở địa bàn Tây Nam Bộ…”. Qua ý kiến anh Ba Dũng, anh Phùng Quang Thanh tâm sự thêm, anh nói: “…Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến anh Ba, ủng hộ cả hai tay…”. Anh nói tiếp: “…Anh Sinh Hùng cũng hồ hởi phấn khởi, bày tỏ sự đồng tình cao và cho rằng, như vậy sẽ rất thuận lợi cho nhiệm vụ của anh với tư cách là Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ theo sự phân công của Trung ương…”.

Nhận nhiệm vụ với sự ủng hộ động viên nhiệt tình củacấp trên, tôi hoàn toàn yên tâm và tin rằng sẽ phan đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Những ngày đầu tiên về Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Huỳnh Phong Tranh và tôi ra Hà Nội gặp trưởng ban, đồng chí  Nguyễn Sinh Hùng để đồng chí  Trao đổi tình hình và giao nhiệm vụ.

Buổi đầu tiên gặp Nguyễn Sinh Hùng tôi có ngay cảm giác dễ gần, nói năng nhẹ nhàng, như tôi và ông đã làm việc từ lâu. Huỳnh Phong Tranh báo cáo với ông toàn bộ công việc. Tôi xin phép báo cáo về tình hình an ninh của vùng, trong đó nhấn mạnh đến một số tình hình cụ thể liên quan đến Campuchia. Ông chăm chú nghe và chỉ thị Huỳnh Phong Tranh và tôi, về triển khai ngay một số công việc trước mắt, ông sẽ tranh thủ vào Cần Thơ để nắm tình hình chỉ đạo toàn bộ công việc. Ông cũng không quên nhắc tôi và Huỳnh Phong Tranh sang thăm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở phòng kế bên – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nguyên là Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, một Trong những lãnh đạo củaTrung ương có sự chỉ đạo sát sao với tình hình chung của toàn vùng.

Những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007, trên địa bàn Tây Nam Bộ đã xảy ra một số vụ việc khiếu kiện đông người về đất đai của đồng bào dân tộc Khmer, vụ việc nhà trẻ Hoa Mai (Bạc Liêu), họ đạo Bảo Lộc (Cà Mau)… Song đáng quan tâm hơn, là hai vụ sư sãi Khmer bị kích động kéo đến trụ sở công an địa phương gây mất trật tự.

Những vụ việc trên qua tổng hợp tình hình, chúng ta nắm được có sự chỉ đạo trực tiếp từ các đối tượng cầm đầu ở bên ngoài. Ngay sau các sự việc gây rối khá nghiêm trọng này, thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (Huỳnh Phong Tranh và tôi) sau khi báo cáo đồng chí  trưởng ban, đã mời các đồng chí trong tổ tư vấn, lãnh đạo các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang cùng Quân khu 9, Bộ Công an và các ban ngành có liên quan họp tại Sở chỉ huy Quân khu để trao đổi đánh giá tình hình và bàn các biện pháp xử lý tiếp theo. Hội nghị nhất trì  cao báo cáo của thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng những kiến nghị về biện pháp xử lý. Giao thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo  Chính phủ và chủ trì  phối hợp để thực hiện. Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công an, lãnh đạo các địa phương đã xử lý hiệu quả các trường hợp manh động nêu trên, thống nhất chủ trương: kiên quyết không để bọn phản động lợi dụng địa bàn Campuchia để triển khai các hoạt động kích động, ly khai dân tộc, gây mất ổn định chính trị ở địa bàn Tây Nam Bộ.

Trong đó xác định, phải kiến nghị và phối hợp với bạn Campuchia vô hiệu hóa mưu đồ chống phá của địch. Trong khuôn khổ nội dung kế hoạch, được sự chấp thuận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, đầu tháng 6 năm 2007, đoàn công tác củaBan Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Quân khu 9, Tổng cục An ninh Bộ Công an do tôi làm trưởng đoàn đã sang làm việc với văn phòng Thủ tướng Săm Đéc Hun Sen, đến thăm Vua sãi Tép Vong cùng một số quan chức cấp cao Quân đội và Cảnh sát Hoàng gia Campuchia. Qua làm việc, phía bạn Campuchia đã thống nhất cao về đánh giá mức độ nguy hiểm bởi hoạt động của các tổ chức hội nhóm tà đạo ở Campuchia. Hoạt động của các tổ chức này không những làm phương hại đến an ninh chính trị của Việt Nam, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, sự lãnh đạo, điều hành đất nước của Săm Đéc Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia. Nhận rõ tác hại này, ngày 8 tháng 6 năm 2007, Hội đồng Trung ương Giáo hội Phật giáo Campuchia đã ra “thông bạch” số 403/07 được sự chuẩn y của Vua sãi Tép Vong cấm các sư sãi tăng sinh phật giáo trong vương quốc Campuchia tổ chức, tham gia biểu tình, đình công, và ngày 16 tháng 6 năm 2007 tiếp tục có tờ trình số 502/07 đề nghị buộc xuất tu đối với một vị trụ trì chùa ở Bắc Kirivong, tình Tà Keo vì đã hành động sai trái, vi phạm giáo luật gây chia rẽ tình đoàn kết dân tộc và quốc tế, đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Trong lần làm việc này, khi đến chào Vua Sãi Tép Vong, ngài bày tỏ sự chân thành của nhân dân, tăng ni, phật tử Campuchia và cá nhân ngài đối với nhân dân và Quân tình nguyện Việt Nam đã cứu nhân dân Campuchia và bản thân ngài thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Ngài trân trọng đề nghị đoàn chuyển lời thăm hỏi sức khỏe đến nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh – nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân Campuchia mà ngài ngưỡng mộ với nhiều kỷ niệm sâu sắc.

Việc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng Bộ Công an, Ban,  ngành Trung ương và Quân khu 9 phối hợp với phía bạn Campuchia đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng cầm đầu đứng chân ở biên giới đối diện với huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, trong đó có việc buộc xuất tu đối với đối tượng nêu trên là một chủ trương đúng đắn.

Qua các hoạt động viếng thăm hữu nghị cấp nhà nước kết hợp chặt chẽ với những hoạt động hữu nghị nhân dân của các địa phương kết nghĩa Việt Nam – Campuchia, các cuộc giao tiếp của các đoàn quân sự các Quân khu, công an các tỉnh thành phía Nam, các đoàn Campuchia sang thăm vùng Tây Nam Bộ của ngài Hing Bun Hiêng, Vua sãi Tép Vong, ngài Song Chhay (Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia thuộc phái SamRainsy) đã góp phần ngăn chặn vô hiệu hóa hoạt động chống phá của các tổ chức phản động trong đó có việc giải quyết vấn đề Tưm Sa Khôn phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia.

Thực tế tình hình địa bàn lúc bấy giờ cho thấy tác động của bọn phản động đội lốt dân tộc, tôn giáo đối với địa bàn Tây Nam Bộ đã giảm hẳn.

Tháng 3 năm 2007, theo chỉ đạo của đồng chí Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư, tôi đã trực tiếp báo cáo các sự việc này với đồng chí Võ Văn Kiệt – nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chap hành Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông lắng nghe tôi trình bày diễn biến tình hình, những nhận định đánh giá, những giải pháp cụ thể cùng công việc đang triển khai mà hội nghị tại Sở chỉ huy Quân khu 9 (gồm Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo các tỉnh và ban, ngành có liên quan) đã thống nhất. Ông hỏi thêm về nhận thức, quan điểm của lãnh đạo các địa phương và bộ, ban, ngành Trung ương về tính chất của các vụ việc này. Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi làm việc, ông chí phát biểu một câu ngắn gọn: “Sao bắt và tạm giữ nhiều quá! Có cách nào hạn chế được không?” – Tôi cảm nhận ông còn có một sự băn khoăn!

Hơn mười ngày sau, ông để nghị và tổ chức một cuộc họp với Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, các đồng chí bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long… Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, để ông  trao đổi thêm tình hình.

Tại cuộc họp, ông tập trung phân tích về vấn đềKhmer Nam Bộ, nhấn mạnh việc khắc phục nhận thức và xóa đi những mặc cảm do lịch sử để lại. Ông cho rằng, cũng có người Khmer Nam Bộ làm cách mạng ở Campuchia như người bản xứ, rồi phản bội lại cách mạng Việt Nam và cách mạng Campuchia “không thế chấp nhận cho việc mang danh Khmer Nam Bộ đứng trên đất Campuchia để ra rả gây hận thù dân tộc. Nguyên tắc của ASEAN cũng không cho phép làm điều đó. Việt Nam, Campuchia xương máu đã đổ ra vì  nghĩa cử cao đẹp của tình hữu nghị không cho phép diễn ra điều đó”.

Ông để cập đến chuyến thăm Vương quốc Campuchia trước đó của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Trong chuyến thăm, Quốc vương Campuchia Sihamoni, Vua sãi Tép Vong cám ơn Việt Nam… những thông tin này đủ để nói rõ cho nhân dân Việt Nam và mọi người dân Khmer khắc phục nhận thức mơ hồ về bọn phản động. Ông cũng đề nghị Trung ương nên cung cấp đầy đủ các băng hình về những nội dung trên cho các chùa, sư sãi… cho tất cả các tỉnh có đồng bào Khmer, cả đồng bào Việt và Hoa… Cán bộ trong Đảng, trong hệ thống chính trị, phải được nghe và được thấy đầy đủ. Các ngành công tác tư tưởng phải đi sâu giải thích sâu sắc vấn đề này.

Gắn chặt với phổ biến nêu trên, cần vạch mặt những luận điệu phản động của chúng, cùng luận điệu của bọn Pôn Pốt – Iêng Xari, phê phán những người còn mơ hồ về “đám” này. Đồng thời phát động quần chúng vạch mặt âm mưu xấu xa của chúng. Làm kỹ không bỏ sót một đối tượng nào.

Nhắc lại một số việc trước đó (ngày 19-1-2007 và ngày 8-2-2007) ở Trà Vinh và Sóc Trăng, ông cho rằng xử lý hơi thiên về hành chính, phải lấy chính trị làm chính, là chủ yếu. Giải thích lại những điều đã nói trong cuộc họp, ông cho rằng, chúng ta thường nói nhiều và nói dài, phải đi vào thực chất, bản chất của vấn đề mới thuyết phục được lòng người. Trong cuộc họp, ông đã phê bình việc chỉ đạo xử lý sự việc ngày 8 tháng 2 năm 2007 hơi “quá tay”. Mặc dù được giải trình, ông vẫn không bày tỏ sự đồng tình. Tôi phát biểu bổ sung, tôi nói: “nếu không dứt khoát trong tình huống đó, sẽ rất phức tạp chú Sáu ạ”. Ông cười và gật đầu.

Quá trình thực hiện các chủ trương, kế hoạch để giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn Tây Nam Bộ, tôi đã giữ được những kỷ niệm tốt đẹp trong phối hợp công tác giữa Thường trực Ban Chỉ đạo cũng như cá nhân tôi đối với Thứ trưởng Bộ Công an (phụ trách phía Nam) Thi Văn Tám (Tám Thi), các đồng chí lãnh đạo Tổng cục An ninh (phía Nam) Huỳnh Hữu Chiến, Trần Quốc Liêm, Sơn Cang… đồng chí Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9 Lâm Như Hải. Đặc biệt là các đồng chí Huỳnh Đức Hạnh (Năm Hiến) Cục A36, Hồ Việt Lam (Mười Lam) Cục A91 Tổng cục An ninh, Nguyễn Thanh Hải – Trưởng phòng Quân báo Quân khu 9, Nguyễn Đoàn Kết – Vụ trưởng Vụ An ninh, quốc phòng của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng nhiều đồng chí khác đã nhiệt tình, tâm huyết hết lòng vì  công việc chung. Tôi luôn tâm niệm sự phối hợp và hợp tác của các đồng chí đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có thế khảng định rằng, những báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Tây Nam Bộ liên quan đến nước Campuchia láng giềng của thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đều có sự đóng góp công sức của các đồng chí trong việc phối kiểm, thẩm định nguồn tin bổ sung những nhận định, đánh giá vô cùng quý báu.

Riêng đối với anh Thi Văn Tám và Lâm Như Hải – Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9 đã gắn bó chia sẻ những nhọc nhằn, khó khăn trong công việc cùng tôi, đến khi các anh đột ngột qua đời để lại những mất mát lớn về tình bạn, tình đồng đội sâu lắng và thân thương.

Tháng 8 năm 2007, theo yêu cầu nhiệm vụ, đồng chí  Huỳnh Phong Tranh được trên điều động nhận nhiệm vụ mới. Đồng chí Sơn Song Sơn (Ba Sơn) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Trong buổi làm việc, khi công bố quyết định, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại chức năng nhiệm vụ của Ban, nhấn mạnh những điểm trọng yếu của quy chế làm việc, vấn đề đoàn kết, các mối quan hệ, nhất là với ban, bộ ngành Trung ương và các địa phương. Phân công công việc theo chức trách giữa Sơn Song Sơn và tôi. Trong đó ông nhan mạnh ưu thế của anh Ba Sơn, sự am hiểu về dân tộc Khmer và là người địa phương. Ông cũng bày tỏ sự yên tâm về hoạt động của Ban Trong thời gian tới.

Làm việc được một thời gian, trong một lần trao đổi công việc giữa Nguyễn Sinh Hùng, Sơn Song Sơn và tôi. Anh Ba Sơn với thái độ hết sức cầu thị, trình bày lại những việc anh đã làm từ khi về Ban, anh nói: “…thế mạnh của tôi là hiểu sâu và có điều kiện làm tốt công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc Khmer gần với Phật giáo Nam Tông Khmer Nam Bộ, tôi muốn tập trung làm thật tốt công việc này. Để nghị Trưởng ban cho tôi thôi không phụ trách  mảng kinh tế xã hội của Ban, giao anh Năm Lượng trực tiếp thì  tốt hơn. Tôi vẫn phụ trách chung đồng thời trực tiếp cả hai mảng dân tộc, tôn giáo và xây dựng hệ thống chính trị”. Sau khi trao đổi qua lại, đồng chí  Nguyễn Sinh Hùng nói: “ thôi Năm Lượng làm đi”. Như vậy trong lãnh đạo Ban có sự phân công lại tôi phụ trách thêm mảng kinh tế xã hội. Công việc có bề bộn hơn nhưng cũng rất vui và thú vị, vì  có điều kiện nghiên cứu học hỏi nhiều hơn trên lĩnh vực này.

Tháng 7 năm 2007, khi tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Công thương tổ chức, lãnh đạo Bộ Công thương đề cập với Huỳnh Phong Tranh và tôi về ý định tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long. Các đồng chí  cho rằng, nếu thực hiện được ý định này, sẽ tạo nên hoạt động liên kết mở nhằm tăng cường liên kết và hợp tác giữa các tỉnh thành trong vùng, giữa vùng và các bộ, ngành cũng như các địa phương trong cả nước, các nước và các tổ chức quốc tế. Qua đó quảng bá tiềm năng và thế mạnh của vùng. Khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có, đem lại sự tăng trưởng bền vững của từng địa phương và toàn vùng, ý tưởng ban đầu qua trao đổi là như vậy. Sau đó Thường trực Ban chỉ đạo tiếp tục bàn thảo vấn đề này, Huỳnh Phong Tranh nói với tôi: “Có thể tôi sẽ đi nhận nhiệm vụ mới, anh cố gắng bàn với các bộ và các tỉnh thành trong vùng (là thành viên của ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) nhất là Bộ Công thương để xúc tiến đề án này”.

Sau Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tat là MDEC) 2008 tại Cần Thơ và trong tổng kết diễn  đàn 2009 tại An Giang, tôi đã Trao đổi với các đồng chí trong Ban chỉ đạo, Ban thư ký diễn đàn: Đồng chí  Nguyễn Sinh Hùng – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trong hội nghị Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã đánh giá tốt hoạt động của diễn đàn; các địa phương, các bộ ngành Trung ương, và dư luận chung đã có sự đồng tình cao, thấy diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long là sự kiện cần thiết của toàn vùng. Trong dịp này, theo gợi ý của đồng chí  Nguyễn Cấm Tú – Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Phó ban chỉ đạo diễn đàn, tôi sơ bộ đánh giá mang tính tổng kết các diễn đàn được tổ chức trong các năm qua, nhất là diễn đàn ở An Giang năm 2009, làm cơ sở để Bộ Công thương cùng các Bộ và Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thống nhất để nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chính thức để diễn đàn được tổ chức hẳng năm.

Trong đánh giá, Ban chỉ đạo diễn đàn thống nhất một trong những yếu tổ dẫn đến thành công, là chúng ta đã kết hợp được chủ đề của diễn đàn với những chương trình mang tính đột phá của Chính phủ. Gắn việc sơ kết các chương trình đó với các sự kiện của diễn đàn. Lấy nội dung sơ kết các chương trình của Chính phủ “làm nền” cho những sự kiện mang tính quyết định của diễn đàn, tạo sự đồng thuận cao, nhất là các Bộ chủ quản có liên quan, bảo đảm những kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ được chặt chẽ mang tính khả thi.Đây là kinh nghiệm tốt, là thành công bước đầu của Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là cơ sở ban đầu sự ra đời của Quyết định 388/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ.

Trong báo cáo sau diễn đàn 2009 An Giang, gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo diễn đàn đề nghị Thủ tướng có quyết định chính thức về tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long hẳng năm. Sau đó Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho ý kiến đồng ý về chủ trương, chỉ đạo Bộ Công thương, và Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ làm việc với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, phối hợp để trình đề án với Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 25 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 388/QĐ-TTg về việc tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Quyết định xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban thư ký, phân công trách nhiệm trong Ban chỉ đạo, nguyên tắc hoạt động, những vấn đề về kinh phí, dự toán… và những điều khoản thi hành. Căn cứ vào Quyết định 388/QĐ-TTg, tôi được Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chính thức giao nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo MDEC hàng năm.

Từ năm 2008 đến 2011 đã tổ chức liên tục 4 diễn đàn:

–          MDEC Cần Thơ 2008, chủ đề: “vì  sự phát triển hạ tầng giao thông” Đồng bằng sông Cửu Long.

–          MDEC An Giang 2009, chủ đề: “Phát triển nguồn nhân 223 lực” Đồng bằng sông Cửu Long”.

–          MDEC Kiên Giang 2010, chủ đề: “Phát huy lợi thế sông, biến phát triển kinh tế bền vững” vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

–          MDEC Cà Mấu 2011, chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long liên kết phát triển bền vững”.

Trong bốn lần tổ chức diễn đàn thời điểm tôi giữ cương vị Phó ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đều thể hiện được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của từng chủ đề, nhưng diễn đàn tôi có nhiều an tượng sâu lắng nhất là diễn đàn MDEC Kiên Giang 2010. Đây là diễn đàn có quy mô lớn nhất với nhiều hoạt động diễn ra liên tiếp gắn kết với tám sự kiện, bao gồm các cuộc hội thảo: thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp thích nghi với biến đổi khí  hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư, diễn đàn doanh nghiệp. Đặc biệt là các hoạt động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tiêu để: “Tuần lễ Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 6 năm 2010 là điểm nhấn quan trọng góp phần làm nỗi bật mỗi quan hệ hợp tác gần bó giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, là nhịp cầu giao lưu và liên kết các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của các tỉnh thành Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của

300 gian triển lãm và 7 hoạt động văn hóa thiết thực.

Đây cũng là kết quả bước đầu việc thực hiện thỏa thuận chương trình hợp tác toàn diện giữa Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được ký kết ngày 19 tháng 6 năm 2009 tại thành phố Long Xuyên (An Giang) trong dịp diễn ra MDEC An Giang 2009. Với mục tiêu và nội dung hợp tác trong đó nêu bật được 4 nội dung chính: hợp tác thúc đầy phát triển kinh tế, hợp tác tăng cường an ninh – quốc phòng, hợp tác để xuất những kiến nghị, cơ chế chính sách lên Trung ương những vấn đề cụ thể có liên quan đến sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Hợp tác bảo vệ môi trường giữa Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực. Đây là một văn kiện hợp tác được Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ các tỉnh thành trong vùng và Thành phố Hồ Chí Minh mong đợi với sự đồng tình cao.

Tôi nhớ mãi, thái độ hợp tác nhiệt tình đầy trách nhiệm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nỗi bật vai trò của các Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Trung Tình trong toàn bộ các sự kiện này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đến Ban thư ký diễn đàn, dưới sự lãnh đạo của Trần Hoàng, một cộng sự năng nổ, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.

Gắn liền với các sự kiện của diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long là các hội nghị, các hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu cùng nhiều địa phương khác diễn ra trong nhiều năm, nhưng cảm nhận của tôi, hội nghị đầu tư và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 năm 2010 tại Thành phố Cần Thơ do Bộ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ các tỉnh thành trong vùng tổ chức, với sự có mặt và phát biểu chỉ đạo củaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cùng sự tham gia của bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (WB), là hội nghị có quy mô lớn nhất tạo tiếng vang rộng rãi và thực sự có hiệu quả vào lúc đó. Sau hội nghị, nhiều dự án lớn được triển khai trong đó có điện gió Bạc Liêu, mở đầu cho việc nghiên cứu giải quyết sớm về hạ tầng kinh tế, kỹ thuật cho đề án phát triển đảo Phú Quốc, trong đó nỗi bật là hạ tầng giao thông và năng lượng… những nhu cầu rất bức thiết cho sự phát triển, nhưng còn quá nhiều khó khăn và trở ngại, để tạo điều kiện, tiền đề cho việc kêu gọi đầu tư. Tại hội nghị, theo sự phân công của Ban tổ chức, thay mặt Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tôi có một tham luận ngắn nêu tập trung mấy ý chính: “…tiềm năng và thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn mới vẫn là nông nghiệp và nguồn nhân lực dồi dào. Vì  vậy đầu tư phát triển hạ tầng trong điều kiện mới cho nông nghiệp bao gồm lúa gạo, cá da trơn, tôm, cây ăn trái, chăn nuôi và các lĩnh vực khác; công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, các loại dịch vụ phải gắn chặt với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn. Mặt khác để đáp ứng yêu cầu chuyến dịch cơ cấu kinh tế gần với tiềm năng và thế mạnh nêu trên thì  lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề cũng là nhu cầu to lớn, phải giải quyết trong nhiều năm tới…

Hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản được hình thành và kết nối, nhưng số với yêu cầu phát triển thì  còn nhiều nội dung phải tiếp tục triển khai.

Là vùng sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt, có hai tuyến đường thủy huyết mạch Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Giang phục vụ vận chuyến hàng hóa toàn vùng và với Thành phố Hồ Chí Minh, nên việc đầu tư xây dựng các cảng sông ở vùng này cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa Các hoạt động hỗ trợ, phát triển dịch vụ logistics cho vận tải sông, biển trong vùng cũng là vấn đềl ớn, đặc biệt là trên cụm cảng Cần Thơ. Việc quy hoạch, phát triển đô thị của toàn vùng, trong đó có các đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh theo từng hướng, phù hợp với quy hoạch xây dựng chung đã được Chính phủ phê duyệt gắn với quy hoạch và xây dựng các khu dân cư, các trung tâm thương mại và dịch vụ cũng là một yêu cầu lớn. Các đề án phát triển các khu kinh tế với các dự án trọng điểm cũng là một trọng điểm trong kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long có tuyến biên giới giáp Campuchia với những địa bàn gần với trung tâm kinh tế, chính trị của phía bạn. Vì  vậy, vấn đề đầu tư buôn bán trao đổi hàng hóa với Campuchia và qua Thái lan là nhu cầu rất lớn trong quá trình phát triển. Với đề án phát triển du lịch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long, các cụm tuyến du lịch đã được phê duyệt, đang được khảo sát để kết nối sẽ tạo sự chuyến động mạnh mẽ và hiệu quả hơn      về du lịch Trong thời gian tới.

Với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như trên, chúng tôi nhận thức rằng, việc đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết. Kêu gọi đầu tư phục vụ cho yêu cầu phát triển nhanh, nhưng phải bền vững. Vì  vậy phải gắn chặt với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí  hậu. Đồng thời phải tuân thủ quy hoạch tổng thể của vùng, quy hoạch theo ngành và các lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất đai, tiết kiệm đất nông nghiệp như ý kiến củaThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi làm việc với các tỉnh thành vừa qua…”.

Tôi cũng để cập đến chính sách đặc thù để thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì  phối hợp cùng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các Bộ và các địa phương trong vùng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định. Cuối cùng, nhấn mạnh đến quyết tâm chính trị mạnh mẽ hiện nay của lãnh đạo các địa phương trong nỗ lực tạo sự chuyển biến vượt bậc cho sự phát triển, là yếu tổ vô cùng thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết luận hội nghị, sau khi trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi tập trung nhấn mạnh, cách tiếp cận phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long trong sự biến đổi cả bên trong và tác động mạnh mẽ từ bên ngoài với tầm nhìn dài hạn. Nhìn nhận liên kết vùng, không phải chỉ  từ quan điểm chính trị, tuy rất quan trọng, mà phải từ ba vấn đề: liên kết hạ tầng, kết nối về mặt doanh nghiệp với những ngành hàng phục vụ cho yêu cầu cạnh tranh và phát triển, và kết nối về thể chế chính sách cùng nhiều vấn đề khác. Đây là những vấn đề các học giả, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà đầu tư để cập nhiều nhất gắn liền với những minh chứng, lập luận cụ thể xuất phát từ thực tiễn một cách xác đáng.

Trong quá trình tổ chức và triển khai diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm, chương trình xúc tiến đầu tư, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là đầu mối phối hợp, tham mưu để xuất nhiều cơ chế chính sách, như cơ chế chính sách liên kết vùng để phát triển các sản phẩm chủ lực: lúa gạo, trái cây và thủy sản, cơ chế chính sách phát triển hạ tầng giao thông và thủy lợi, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó biến đổi khí  hậu, nước biến dâng… Tuy nhiên hoạt động thực tiễn đặt ra quá nhiều điều phức tạp, để tạo nên một mô hình tổ chức và chỉ đạo thống nhất. Đề án thì  điểm quan trọng nhất: “Liên kết vùng để phát triển và tiêu thụ lúa gạo, phát triển và tiêu thụ cá da trơn và tôm, phát triển và tiêu thụ trái cây”, “Phát triển và đào tạo nghề cho nông dân”. Đề xuất “Cơ chế chính sách để thực hiện các đề án trên”. Đây là đề án trọng điểm, có sự chỉ đạo trực tiếp bang văn bản của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Sinh Hùng, cùng sự tham gia tìc h cực của lãnh đạo các địa phương, các viện, trường, các bộ, ngành Trung ương, tuy đạt được nền tảng ban đầu song do nhiều nguyên nhân nên đến lúc tôi về nghĩ  hưu vẫn chưa xong và cho đến năm 2018 theo tôi được biết vẫn chưa thành công.

Đây là sự nuối tiếc chẳng những của cá nhân tôi mà còn là sự trăn trở của nhiều đồng chí  lãnh đạo địa phương, các nhà khoa học, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang…

Trong cuộc họp sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (lúc đó tôi vừa nhận quyết định nghỉ  công tác chờ hưu), Phó Giáo sư, Viện sĩ  Nguyễn Văn Sánh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, đã phát biểu trong hội nghị về liên kết vùng, và đề án trọng điểm nêu trên. Viện sĩ  Nguyễn Văn Sánh nói: “…rất tiếc đề án này, đang trong giai đoạn quyết định để hoàn thành, song đồng chí  chủ trì  chỉ đạo anh Năm Lượng lại nghỉ  công tác, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Anh Năm Lượng rất tâm huyết và đóng góp nhiều công sức, có công lao với đề án này, đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tiếp tục quan tâm”. Đồng chí  Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ trả lời, ông nói: “Năm Lượng mọi người đã rõ, sáng nay vừa được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và Huân chương Lao động hạng Nhì  của Chủ tịch nước”. Ông hứa hẹn sẽ tiếp tục chỉ đạo đề án này.

Ngày cuối cùng tôi ở Cần Thơ, trong đêm chia tay cùng các bạn thân tình với đề án này: Nguyễn Văn Sáng (Đại học Cần Thơ), Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảnh (Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu (Viện Cây ăn quả Miền Nam), Tiến sĩ Huỳnh Văn  Thòn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cố phần Bảo vệ thực vật An Giang… và rất nhiều bạn bè, chúng tôi Trao đổi đầy tâm huyết về Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi nhớ, đêm đó mỗi người uống một lít rượu để miền Tây, nhưng sao van tình táo, đàm đạo. Tôi nói với anh Thòn: “Lúc chúng ta đang khó khăn cả lý luận và thực tiễn xoay quanh vấn đề hợp tác xã nông nghiệp, cánh đồng mẫu lớn của Công ty cố phần Bảo vệ thực vật An Giang theo tôi nghĩ, là một mô hình phát triển trong điều kiện và hoàn cảnh mới của kinh tế thị trường. Tôi cảm nhận mô hình này đã gắn kết chuỗi giá trị từ “đầu vào” cho đến “đầu ra” và chỉ doanh nghiệp có năng lực mới làm được điều này (đương nhiên phải trên cơ sở liên kết bồn nhà)… phải chi “mình” đủ sức triển khai được khoảng 18 nhà máy trên các vùng trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long làm nòng cốt cho ý tưởng táo bạo đầy tâm huyết này (lúc đó chỉ được ba nhà máy, sau này cũng chỉ có năm nhà máy

ở Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu)”. Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ, cánh đồng mẫu lớn của Tiến sĩ Huỳnh Văn Thòn cùng một vài doanh nghiệp khác là mô hình mới của hợp tác xã kiếu mới của chúng ta trên lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng rõ ràng còn quá nhiều điểm nghẽn, liên quan đến Luật đất đai. Trong đó quan trọng nhất là chính sách đất đai: vấn đề tìch tụ ruộng đất trong điều kiện của kinh tế thị trường.

Một vấn đề quá khó! Nhiều cuộc hội thảo đã đề cập, song để vượt qua, theo tôi nghĩ  phải có thời gian. Chúng tôi đã trao đổi, đàm đạo và bằng lòng như vậy.

Trong quá trình công tác ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, có nhiều công việc cụ thể nhưng có ý nghĩa chính trị lớn lao do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng trực tiếp phân công và tôi luôn nổ lực phan đấu để hoàn thành. Trong những công việc đó, nỗi lên kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20 tháng 1 năm 2003 và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 16 tháng 4 năm 2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 – 2010. Trong lần kiểm tra này, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng được Ban bí thư phân công làm Trưởng đoàn kiểm tra, đồng chí Sơn Song Sơn và tôi làm Phó đoàn. Lãnh đạo đoàn kiểm tra thống nhất thành lập hai tổ kiểm tra sáu tỉnh Tây Nam Bộ. Tôi được phân công làm tổ trưởng tổ 2 kiểm tra các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Vình Long. Trong tổ gồm: Nguyễn Văn Đang – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh văn phòng Trung ương; Thi Văn Tám – Thứ trưởng Bộ Công an; Phạm Vũ Luận – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trần Quốc Huy – Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Đức Hòa – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Huỳnh Tiến Phong – Tư lệnh Quân khu 9; Lê Hồng Liêm – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Huỳnh Vinh Ái – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tổ gồm chín người làm việc rất “ăn ý” thế hiện trách nhiệm cao, cởi mở, lắng nghe và cầu thị trong quá trình kiểm tra, được Thường vụ các Tỉnh ủy Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An và các đối tượng được kiểm tra khác: Huyện ủy Hồng Ngự, Thành ủy Cao Lãnh (Đồng Tháp), huyện Long Hồ và Tam Bình (Vĩnh Long), huyện Mộc Hóa, Bến Lức (Long An) đánh giá cao. Với vai trò tổ trưởng, tôi nêu rõ mục đích yêu cầu, nội dung cùng phương pháp kiểm tra, gợi ý trao đổi nhất là những vấn đề cần làm rõ và còn ý kiến khác nhau. Sau khi nghe Ban Thường vụ từng tỉnh báo cáo và những phát biểu ý kiến đóng góp của các thành viên tổ kiểm tra. Trước khi kết luận, tôi luôn chủ động chuẩn bị nội dung hội ý tổ và được các đồng chí  thống nhất cao. Phạm Vũ Luận, Trần Quốc Huy, Lê Hồng Liêm… luôn bày tỏ sự đồng tình xoay quanh những ý kiến lý giải mà tôi đã trình bày thêm với hội nghị trong quá trình kiểm tra.

Kết quả kiểm tra của tổ đã góp phần hoàn thành kế hoạch chung của đoàn kiểm tra và có báo cáo toàn diện cùng những kiến nghị đến Bộ Chính trị và Ban bí thư với những vấn đề cần giải quyết tiếp theo ở vùng Tây Nam Bộ Trong thời gian tới.

Trước Đại hội đại biểu toàn quốclầnthứ XI, đồng chí  Nguyễn Sinh Hùng làm việc cùng tôi và anh Ba Sơn, ông nói: “Bộ Chính trị phân công tôi giúp Bộ Chính trị chuẩn bị nhân sự chủ chốt các tỉnh vùng Tây Nam Bộ (trừ Thành phố Cần thơ) hai anh phối hợp cùng anh Hoàng Việt – Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương (nguyên Bí thư Tình ủy An Giang) vừa được bổ nhiệm, giúp tôi chuẩn bị đề án để trình Bộ Chính trị”. Ông dặn, phải hết sức cẩn trọng, tuyệt đối giữ bì mật và nguyên tắc khi làm việc. Ông cũng thông báo tới đây, tổ giúp việc cho Bộ Chính trị gồm ông cùng các đồng chí Phùng Quang Thanh, Tô Huy Rứa do ông làm tổ trưởng sẽ thông qua dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Tây Nam Bộ. Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là một Trong những thành phần cùng các bộ, ngành Trung ương tham dự các hội nghị góp ý này. Cần chuẩn bị ý kiến cho thật tốt. Sau khi Trao đổi, anh Ba Sơn để nghị, để Năm Lượng trực tiếp chuẩn bị những nội dung nêu trên, quá trình chuẩn bị có thế trao đổi bàn bạc thêm.

Những nội dung trên đã được chúng tôi chuẩn bị và đáp ứng được yêu cầu ở mức cao nhất. Sau khi báo cáo Bộ Chính trị về đề án nhân sự các vị trì  chủ chốt của các tỉnh Tây Nam Bộ, đồng chí  Nguyễn Sinh Hùng nói với tôi: “Hoàng Việt và Năm Lượng chuẩn bị tốt, sau khi nghiên cứu và thẩm định lại, tôi đã trình Bộ Chính trị và được thông qua. Những vấn đề tôi nêu lên đều được anh Ba Dũng đồng tình cao”.

Góp ý vào dự thảo văn kiện củacác tỉnh, thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có những ý kiến đóng góp mang tỉnh khái quát, ngắn gọn, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, để cập nhiều đến những giải pháp.

Sau khi thông qua dự thảo văn kiện củaĐảng bộ tỉnh Bạc Liêu, tôi góp ý kiến cần phải chốt lại những chương trình, đề án, thậm chí  những dự án mang tỉnh đột phá mới có thế tạo nên những bứt phá trong thực hiện các chủ trương, các chí  tiêu then chốt mà dự thảo văn kiện đã xác định. Theo chỉ đạo của đồng chí  Nguyễn Sinh Hùng, tôi lần lượt làm việc với Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh Trong vùng (chưa thông qua dự thảo văn kiện) để phổ biến kinh nghiệm và đạt được sự thống nhất.

Cùng làm việc với các tỉnh thành Tây Nam Bộ, các bộ, ban, ngành Trung ương, tôi luôn cảm nhận sự gắn bó, cộng đồng trách nhiệm vì sự ổn định và phát triển của toàn vùng, liên quan đến đất nước. Đầu năm 2008, khi Chính phủ có những chỉ đạo, giải pháp bảo đảm ổn định, phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, trong một buổi họp mặt một số lãnh đạo của các tỉnh thành trong vùng và Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đồng chí Phạm Văn Đầu – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vình Long và đồng chí Trương Ngọc Hân – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tình Đồng Tháp, cùng nhiều đồng chí khác để nghị Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ động tổ chức một cuộc họp giữa các tỉnh và các bộ, ngành có liên quan để “hiến kế” với Chính phủ về những giải pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến toàn vùng để tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm chi tiêu công, chống đầu cơ… theo chỉ đạo củaThủ tướng.

Sau khi trao đổi thống nhất giữa lãnh đạo các tỉnh thành và các bộ, ngành Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã đề xuất với Thường trực Ban bí thư, Thủ tướng Chính phủ những kiến nghị xoay quanh về chính sách tiến tệ, chính sách hỗ trợ, chính sách thuế và được đồng tình.

Đây là một tỉnh huống cụ thể, khi đất nước đang gặp nhiều khó khăn, đã toát lên sự nhiệt tình, tâm huyết của toàn vùng. Trong một cuộc họp sau đó, Thống đồc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu, đã phát biểu bày tỏ sự ủng hộ, ông nói: “…Trong lúc khó khăn, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (bao gồm các thành viên) đã rất chủ động, nhạy bén và kịp thời đề xuất những giải pháp cụ thể để cùng chính phủ khắc phục khó khăn…”.

Xoay quanh thời điểm khó khăn này, khi Chính phủ tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra các địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát… tôi được tham gia đoàn kiểm tra các tỉnh Hậu Giang, Long An và Thành phố Cần Thơ, do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn. Từng địa phương đều tỏ rõ thái độ quyết liệt phấn đấu cùng Chính phủ ổn định tình hình, tôi nhớ khi kết luận tại buổi làm việc ở Hậu Giang, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự đồng tình cao với ý kiến của tôi, chị nói: “Tôi đồng ý như cách đặt vấn đề của anh Năm Lượng, trong lúc khó khăn, không đầu tư dàn trải, phải lựa chọn và tập trung đầu tư vào những công trình trọng điểm sắp hoàn thành, để đưa vào sử dụng, điều đó sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, và đương nhiên sẽ góp phần cho kiem chế lạm phát”.

Mấy năm sau này khi gặp lại chị ở Bạc Liêu Trong buổi lễ tái lập tỉnh, anh Sáu Khanh – nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ngồi cạnh tôi, chỉ tôi và hỏi chị Ngân, có biết “ông này” là ai không? Chị cười và nói: “Cái “ông” đánh vào Sài Gòn Mậu Thân 1968 bị “kẹt” không  ra được phải nhờ chị Bảy Hà và chị Chín Nghĩa đưa ra đó mà!”. Ngừng một lúc rồi chị nói tiếp, “…một cây tiểu lâm đó nha…”.

Sống và làm việc ở Tây Nam Bộ, biết bao kỷ niệm sâu sắc gần bó hòa quyện giữa trách nhiệm với công việc chung và tình cảm trong cuộc sống rất đời thường của những đồng chí  lãnh đạo, những đồng nghiệp, bạn bè thân thiết: Nguyễn Sinh Hùng, Sơn Song Sơn, Phạm Long, Bùi Việt Lâm, Bùi Thị Phương Hồng, Hà Hữu Liên, Trần Tuấn, Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Huỳnh Phước, Lê Minh Luân (thư ký của tôi, một cán bộ tận tâm với công việc, gắn bó với tôi cho đến tận bây giờ)… cùng nhiều đồng chí  khác kể cả những đồng chí  về công tác ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trong những năm sau này.

Mới đây, trong dịp ra Hà Nội, tôi có đến thăm anh Nguyễn Sinh Hùng tại nhà riêng của ông ở một chung cư. Vừa gặp tôi, ông mừng rỡ nắm tay tôi rồi nói: “gặp lại người tình cũ miền Tây” (Tây Nam Bộ). Tôi rất cảm động về sự “trải lòng” của ông. Sau khi hỏi thăm về tình hình sức khỏe, gia đình và cuộc sống từ khi về nghĩ  hưu, ông và tôi, nhắc lại những kỷ niệm xưa. Qua Trao đổi, tôi cảm nhận ông rất hài lòng về những gì  đã góp sức cùng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, từ việc triển khai các đề án, công trình về hạ tầng giao thông, đến bệnh viện trường học, chỉ đạo xử lý những tỉnh huống phức tạp về an ninh chính trị… những lần làm việc giúp tháo gỡ khó khăn về kinh tế xã hội ở các tỉnh thành… Trầm ngâm một hồi rồi ông nói tiếp: “Lúc đó làm Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, nhưng giữ chức Phó  Thủ tướng Thường trực nên cũng rất thuận lợi trong điều hành và xử lý công việc”. Tôi nói: “Anh làm Trưởng ban, nhưng một năm chỉ  vào miền Tây vài ba lần, chủ yếu Trao đổi công việc qua điện thoại, tôi nhớ vài ba hôm vào buổi tối, tôi gọi điện thoại di động của chị (phu nhân anh Sinh Hùng) để qua đó gặp anh báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo, và mọi việc diễn ra rất suôn sẻ”.

Trước khi chia tay, nhắc lại câu chuyện cũ, tôi nói: “Anh còn nhớ không, trong một lần họp sơ kết của Ban, khi anh Ngô Thịnh Đức – Thứ trưởng Bộ Giao thông báo cáo về tình hình nguồn vốn không còn, cho nên không thế triển khai tiếp các công trình, anh nhìn mọi người, rồi quay sang nói với tôi: “Vậy thì  phải “bán” Năm Lượng thôi, để có tiền mà làm”. Ông cười thoải mái. Tạm biệt, nắm tay tôi, ông dặn, đã nghỉ  hưu rồi, làm cái gì  thì  làm nhưng phải cẩn thận. Tôi nhớ mãi lời dặn dò thân tình của ông.

Đối với tôi, Sơn Song Sơn là người anh, người đồng nghiệp thân thiết. Mấy năm cùng làm việc trong sự gần bó thân tình, cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc chung. Anh có sự đóng góp lớn về công tác vận động tuyên truyền trong giới sư sãi và đồng bào Khmer. Sự có mặt của anh đã làm cho mặt công tác này sôi động hẳn lên. Sau này, khi nghĩ  hưu, gặp nhau, anh luôn bày tỏ tấm lòng và nhiệt huyết như ngày nào.

Rời khỏi Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ về với đời thường, nhưng tình cảm của lãnh đạo Ban, đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên đã để lại trong tôi những tình cảm cùng  những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên.

( còn tiếp)

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây