DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG
kỳ mười hai ( đăng 02-7)
Phần bốn : TRỞ VỀ CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG
Nhận quyết định nghỉ công tác, trong vòng một tuần, tôi hoàn thành bàn giao công việc, nhà công vụ, xe ô tô cùng các phương tiện sinh hoạt khác và lên đường về nhà riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi buổi đầu khi đất nước thống nhất, gia đình tôi được đoàn tụ. Sau nhiều năm sống và chiến đấu trong khói lửa của chiến tranh với biết bao gian khổ và ác liệt.
Đêm, trước khi tôi rời khỏi ngôi nhà công vụ với nhiều kỷ niệm, Trần Văn Tèo, công vụ lo toan mọi việc sinh hoạt thường ngày cho tôi, giàn giụa nước mắt trong nỗi buồn khi trò chuyện cùng bạn bè. Tôi hiểu tấm lòng của Tèo, và tôi thương Tèo không chỉ là tình “thầy, trò”, tình đồng đội, mà hơn thế nữa, như tình cha con!
Có lần tôi khổ sở với Tèo, vợ tôi thỉnh thoảng đến Cần Thơ, thăm và “dọn dẹp nhà cửa” khi quét dọn làm vệ sinh phát hiện có sợi tóc dài trong phòng… Trước khi về Sài Gòn, vợ tôi đề nghị, ngồi làm việc “nghiêm chỉnh”, có một số việc cần có lời “giải thích”. Tôi nghĩ chắc có việc gì quan trọng lắm đây! Phương Minh nói: “Ở nhà này, anh thường tiếp khách ở đâu?”. Tôi đáp: “Thì ở phòng khách”. “Có phụ nữ không?” – Vợ tôi hỏi tiếp. Tôi nói: “Có, mà đông người”. Thấy hơi lạ và có điều gì đó hơi bất thường, tôi hỏi lại: “Ủa, sao có chuyện gì, mà em lại hỏi như vậy?”. Phương Minh nói: “Có, có mới hỏi chứ! Có vật chứng”. Tôi hỏi: “Vật chứng gì? ”. “Một sợi tóc dài trong phòng, dưới đất” – Vợ tôi trả lời. Tôi bình tĩnh và bắt đầu giải trình: “Đó là phòng của Tèo, anh đâu có vào đó làm gì! ”. Phương Minh im lặng và không phản hồi. Một sự im lặng “đáng sợ”. Trước khi vợ tôi lên xe, tôi nói thêm: “Thôi để hỏi lại Tèo xem như thế nào!”.
Chiều hôm đó, tôi gọi Tèo và hỏi: “Mấy ngày bác đi công tác, ở nhà, con có đưa ai đến đây không?”. Tèo đáp: “Dạ có, con có đưa bạn tới đây”! “Bạn gái phải không?”. Tèo đáp: “Dạ phải”. Tôi nói: “Vậy là mấy hại tao rồi! Bác gái chất vấn sợi tóc dài, tao không biết đường đâu mà trả lời… thôi rút kinh nghiệm, trai chưa vợ, gái chưa chồng, “tìm hiểu” là chuyện bình thường, nhưng phải rõ ràng và minh bạch…” Nghĩ cũng tội nghiệp cho Tèo, có lúc cũng lận đận trong tình yêu, nhưng sau này cũng có được một gia đình hạnh phúc.
Khi tôi về đến nhà, vợ tôi đã sửa sang và tân trang lại các phòng ngủ, nghỉ, đảm bảo sinh hoạt bình thường cho tôi. Cả nhà vui vẻ, con trai lớn của tôi – Lưu Phước Duy Phương sắp có cháu đầu tiên. Nhớ lại ngày nào, Duy Phương đang là sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là thành viên Ban chấp hành Đoàn trường. Ngày con được kết nạp vào Đảng, tôi được Đảng ủy nhà trường mời đến dự và phát biểu cảm tưởng. Một niềm vinh dự và hạnh phúc. Con trai thứ hai – Lưu Phước Duy Minh sau khi tốt nghiệp bắt đầu đi làm việc, với sự tự tin, tìm tòi học hỏi để tự gây dựng “cơ nghiệp” sau này. Điểm khởi đầu của các con là như vậy.
Quan niệm của tôi, tuy đã nghĩ việc, nhưng cần phát huy những mỗi quan hệ xã hội tốt đẹp, làm phong phú cuộc sống thường ngày và làm cho quá trình “lão hóa” chậm lại. Đó là cách tốt nhất giữ gìn sức khỏe khi đã bước vào tuổi già. Và tôi đã ra sức hoạt động, làm những việc phù hợp khả năng, có nguồn cảm hứng, thực sự hiệu quả, mang lại lợi íchh thiết thực, không phải chỉ riêng cho lợi ích cá nhân và gia đình mình. Gần gũi với nhiều bạn bè phần đông là các tướng lĩnh, chỉ huy các đơn vị trước đây: Nguyễn Minh Chữ, Nguyễn Năng Nguyễn, Triệu Xuân Hòa, Trần Nam Phi cùng nhiều anh em khác đặc biệt là những người bạn cùng tham gia kháng chiến đầy nghĩa tỉnh như: Võ Thái Hòa, Lê Tâm Dũng, Lê Quang Nhường (Mười Rua), Đồ Văn Hoàng (Hai Hoàng)… chúng tôi gặp nhau hàng ngày chuyện trò nhằm làm phong phú cuộc sống nhàn nhã, lạc quan của tuổi già.
Đối với các đơn vị cũ của tôi, từ Phòng Thông tin Miền, Trung đoàn Quyết Thắng, Sư đoàn 5, Quân đoàn 4, Quân khu 9, có dịp tôi đều đến đơn vị gặp gỡ các đồng đội nhất là các Ban liên lạc truyền thống, với những gì khó khăn cần sự hỗ trợ, trong phạm vi có thể, tôi đều cố gắng giúp đỡ, bản thân tôi cũng cảm thấy chưa thật sự thỏa lòng về những gì đã làm. Hoàn cảnh sống của nhiều đồng đội còn quá khó khăn!
Khi về nghỉ, tôi không có ý định làm việc gì thêm, đơn giản là tôi chưa có được “nguồn cảm hứng”. Trong một dịp họp mặt tại nhà anh Mười Rua, anh Mười giới thiệu tôi với Nguyễn Hữu Luận và Phạm Đăng Quan của Công ty Phương Trang.
Lần đầu tiên tôi biết Luận và Quan. Sau đó Luận có gặp riêng tôi và nói: “Em được nghe nói về anh từ lâu, em có ý định, khi nào anh nghỉ công tác, mời anh về làm việc, nhưng không ngờ anh nghỉ quá nhanh, hôm nay em chính thức mời anh cùng làm việc…”. Tôi cười và nói thôi được, để anh suy nghĩ! Mấy hôm sau, sau khi bàn với vợ tôi và nhóm “bạn già”, tôi và Luận Trao đổi:
– Nếu anh tham gia làm việc cho công ty, thì hướng công việc như thế nào?
– Trước mắt đề nghị anh nghiên cứu, giúp em làm lúa gạo theo hướng của anh Thòn (Huỳnh Văn Thòn), trước hết em muốn đóng góp với xã hội về lĩnh vực này. Anh và anh Thòn rất thân dễ trao đổi, và anh Thòn cũng dễ tư vấn cho anh, hơn nữa miền Tây là xứ sở của anh.
Sau đó, tôi bắt tay vào công việc với vai trò tư vấn, làm việc hết sức mình. Thật sự cảm ơn anh Thòn đã tư vấn cho Phương Trang rất nhiều. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cũng nhiệt tình ủng hộ. Song cuối cùng do những nguyên nhân khách quan không thể vượt qua, tôi đề nghị báo cáol ãnh đạo tình Hậu Giang dừng dự án, chuyển Sang lĩnh vực khác.
Gần hai năm đeo đuổi dự án này, mới thấy hết khó khăn, trở ngại cụ thể trong việc sản xuất lúa gạo từ nhiều phía. Và bản thân doanh nghiệp cũng không thể tự giải quyết được, để tạo sự căn cơ, phát triển ổn định và lâu dài.
Nhiều năm làm việc với Nguyễn Hữu Luận (Công ty Phương Trang) đã để lại những an tượng sâu sắc của tôi về những “bảy chìm ba nổi” chứ không phải như dân gian thường nói “ba chìm bảy nổi” củac ông ty, để đến được với chân lý và phục hồi được danh dự, sự trong sáng, minh bạch và phát triển của thương hiệu Phương Trang, trước công luận và cộng đồng các doanh nghiệp hiện nay.
Sống trong hoàn cảnh đất nước đang trong quá trình đổi mới, với thực tế đan xen và lẫn lộn, cùng biết bao thông tin từ cuộc sống, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên dù đang công tác hay đã nghỉ hưu phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, từ đó có sự đóng góp, góp phần để Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ đúng hướng công cuộc đổi mới. Tôi nghĩ với tinh thần đó, Đảng tồn tại và phát triển vững mạnh gắn bó với dân tộc và đi cùng với thời đại, hoàn thành sứ mệnh lịch sử, thực hiện bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, đúng như Bác Hồ hằng mong muốn.
Với niềm tin mãnh liệt đó, tôi luôn tìm tòi suy nghĩ theo hướng tổng kết thực tiễn đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Trong một lầntrò chuyện, tôi trao đổi với các anh trong nhóm bạn già về ý định trên, các anh hỏi tôi: “Năm Lượng định viết về chủ đề gì? ”. Tôi nói: “cũng chỉ xoay quanh kinh tế, chính trị thôi”. Bốn tháng sau, tôi làm việc với Báo Tuổi trẻ, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua nhiều lần trao đổi, tôi hoàn thành bài góp ý, với phương pháp thể hiện là một cuộc phỏng van. Toàn bộ bản góp ý được Báo Tuổi trẻ đăng tải ngày 17 tháng 12 năm 2015. Với tít bài (do báo đặt) “Tôi lên tiếng vì sốt ruột”, còn trên báo điện tử: “Làm lãnh đạo phải có dũng khí và trình độ”. Tôi ghi lại toàn bộ bài viết này:
Tuổi trẻ : Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tiếp nối mạch ý kiến góp ý Đại hôi Đảng XII như vậy.
“Xoay quanh vấn đề cán bộ và tiếp tục đổi mới để chủ động hội nhập, gần đây đã có nhiều tham luận, đối thoại đăng trên mặt báo gây nhiều ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ, thúc đẩy tôi tiếp tục những suy nghiệm từ lâu của mình về những giáo điều, khuôn sáo mà lịch sử và thực tiễn đã vượt qua…” – Trung tướng Lưu Phước Lượng chia sẻ.
* Cần thay đối quan điểm sở hữu:
Ông cho biết điều lo lắng, bức xúc nhất của mình là đường lối đổi mới của Đảng chưa được thực hiện triệt để, khiến yêu cầu hội nhập không được đáp ứng, phát triển không được bền vững. Ông có thể nói rõ hơn nội dung “chưa triệt để” này?
Chúng ta theo đuổi đường lối đổi mới đã gần 30 năm và đã tiến được những bước dài, nhưng vẫn còn xa với mong muốn của nhiều người quan tâm đến đất nước. Tôi cho rằng đổi mới nhưng không triệt để là nguyên nhân sâu xa của mọi vấn đề.
Kinh tế thị trường là thành tựu của nhân loại, cần phải quyết liệt áp dụng các quy luật của nó đầy đủ và đúng mới phát triển được. Nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở đây có nghĩa: bên cạnh các quy luật kinh tế thị trường cần chú trọng thực hiện những chính sách xã hội để khắc phục mặt trái như khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ công nhân, người lao động trước giới chủ, thực hiện công bằng xã hội.
Còn tham nhũng, vì sao không chống được? Căn nguyên của tham nhũng bắt nguồn từ quyền lực không được giám sát, từ trách nhiệm tập thể, và theo tôi, quan trọng nhất là từ cơ chế sở hữu công cộng. Không ngẫu nhiên mà hầu hết đối tượng tham nhũng, tài sản tham nhũng đều rơi vào khối này. Quan điểm “đất đai là sở hữu toàn dân” dẫn đến nhiều người tìm cách lợi dụng quyền lực để biến thành của riêng.
Các công ty, tập đoàn nhà nước quản lý, sử dụng vốn không hiệu quả, gây thất thoát cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này, nếu tiền của chính họ thì không thể mất vốn dễ dàng như thế. Chuyện năng suất lao động bao năm nay không tăng được bao nhiêu, ngoài nguyên nhân lương bổng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vấn đề về chế độ sở hữu không?… Tôi cho là có. Bài học và câu trả lời của khoán 10, khoán 100 vẫn còn nguyên đó. Cũng vì nguyên do này mà công bằng xã hội củachúng ta chẳng thực hiện được bao nhiêu, khiến lòng tin của người dân bị xói mòn.
* Nhiều người đã phân tích rõ về những vấn đề này rồi?
Nhìn lại lịch sử, chúng ta có nhiều giai đoạn đã áp dụng lý thuyết giáo điều mà chưa có kinh nghiệm thực tiễn, không nhận ra được vấn đề và bản chất vấn đề dẫn đến những sai lầm, tổn thất. Không động đến những vết thương đã quá đau nữa vì điều cần thiết nhất hiện nay là đoàn kết dân tộc, nhưng nhân dân muốn Đảng nhìn nhận lại những sai lầm để trưởng thành, để thể hiện sự nhận ra ấy qua đường lối đổi mới cụ thể. Vì thế, chúng ta nhất thiết phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai.
Lấy dũng khí để đổi mới.
* Dùng chữ dũng khí có trừu tượng quá không để lựa chọn lãnh đạo?
Người có dũng khí là người luôn vì nước vì dân, có lòng tự trọng để dám nói sự thật, không vì động cơ cá nhân và tự chịu trách nhiệm, dũng cảm, thắng thần bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình. Và tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm rằng dũng khí phải đi đôi với trình độ, bản lĩnh chính trị. Lâu nay có những cán bộ bị những giáo điều hằn sâu trong nhận thức, có người nhận ra nhưng lại ngần ngại vượt qua, lại có người vượt qua thì bị quy chụp… bất chấp thực tiễn đang thay đổi và nguyện vọng quần chúng đang sục sôi. Đó cũng là nguồn gốc, nguyên cớ dẫn đến sự tụt hậu và tụt hậu ngày càng xa của đất nước, dân tộc chúng ta, hàm chứa những vấn đề lớn đang trong quá trình giải quyết với nhiều bất cập: tham nhũng, dân chủ trong Đảng, trong nhân dân, thể chế kinh tế, công bằng xã hội…
* Ông tin tưởng Đại hội Đảng lần này sẽ chọn được những vị lãnh đạo có dũng khí như vậy?
Tin nên tôi lên tiếng để đóng góp và tôi tin rằng không thể không chọn con đường đổi mới triệt để. Theo quy luật, đổi mới sẽ phải đến, đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh phải đến, chúng tôi lên tiếng vì sốt ruột, vì muốn thúc đẩy, để chúng ta tiến nhanh hơn, mạnh hơn. (Phạm Vũ thực hiện)
Tháng 4 năm 2018, trong cuộc họp mặt kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước, giữa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh với các tướng lĩnh quân đội nghỉ hưu trên địa bàn Thành phố, theo đề nghị của Hội Cựu chiến binh, tôi có bài viết và phát biểu tại cuộc họp, với tít bài (do Hội Cựu chiến binh Thành phố đặt): “Góp phần giữ vững sự ổn định chính trị của Thành phố”.
Nội dung bài viết và bài phát biểu:
“Cán bộ các cấp của Quân đội nghỉ hưu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các tướng lĩnh ghi nhận: Thành ủy đã có sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ nghỉ hưu trên địa bàn, từ việc chăm lo về chính trị, tư tưởng, động viên tinh thần, vật chất đến những việc cụ thế như cung cấp, cập nhật thông tin để không lạc hậu với tình hình, làm cơ sở để từng cán bộ quân đội nghỉ hưu làm tốt hơn công tác tuyên truyền vận động quần chúng củng cố niềm tin vào Đảng, chế độ, góp phần vào việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong chiến lược “diễn biến Hòa bình” của các thế lực thù địch và những luận điệu xuyên tạc của bọn xấu, bọn cơ hội chính trị.
Tuy nhiên, tôi đề nghị Thành ủy quan tâm nhiều hơn nữa đến đội ngũ cán bộ nghỉ hưu do cơ sở quản lý (phường, xã). Vì đây là số đông, rất ít thông tin và cũng không được cập nhật thông tin thường xuyên. Tôi xin nhấn mạnh thêm, nhiều đồng chí ở cơ sở là sĩ quan cấp úy, cấp tá đã trải qua hai cuộc kháng chiến, có thể đồng chí ấy là chỉ huy, là “bậc thấy” của những tướng lĩnh hiện nay. Cần quan tâm đặc biệt đến những đối tượng này.
Về tâm tư, nguyện vọng của các cựu chiến binh và nhân dân trên địa bàn, tôi nghĩ mọi người, mọi tầng lớp đều mong muốn Thành phố ổn định về mọi mặt để có thể phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là con người và tổ chức.
Có thể do nhiều nguyên nhân, chưa được nửa nhiệm kỳ mà đã có nhiều thay đổi ở các vị trí chủ chốt, trong khi thời lượng làm việc của các đồng chí cũng không còn bao nhiêu. Tôi nghĩ trước đây, hiện nay, cũng như sau này chúng ta quyết đồng tâm hiệp lực cùng Thành phố, đấu tranh quyết liệt với “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ – một trong những vấn đềnhức nhối, u nhọt của đất nước, nhằm góp phần làm trong sạch guồng máy, tạo điều kiện để Thành phố phát triển. Nhân đây các tướng lĩnh và cán bộ quân đội nghỉ hưu nói chung mong muốn Trung ương xem xét, đánh giá, bố trí cán bộ thận trọng hơn, tránh để xảy ra tỉnh trạng như vừa qua, gây nên bức xúc và đau lòng cho Đảng bộ và mười triệu dân Thành phố.
Riêng đối với Hội Cựu chiến binh tôi nghĩ cần gắn bó chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Thành phố để góp phần tìm hiểu, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tránh những việc không phải chức năng, nhiệm vụ của mình. Gọn và tinh, làm đúng chức năng, đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Cựu chiến binh Thành phố.
Về quốc phòng, an ninh, tôi nghĩ chúng ta còn rất nhiều việc phải quan tâm. Nhưng quan tâm lớn nhất là sự ổn định chính trị của Thành phố, điều này gắn bó với hiệu quả tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X.
Đó là cái lớn, song đi vào cụ thể, trước tiên cần nắm chắc hai lực lượng quan trọng là công nhân và học sinh – sinh viên. Thực tiễn vừa qua cho thấy diễn biến phức tạp ở Biến Đông do Trung Quốc vi phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, có thể dẫn đến bất ồn về an ninh chính trị trên địa bàn Thành phố. Cũng cần lưu tâm là ngay tại Thành phố đang tồn tại nhiều nhóm cơ hội chính trị, họ sẵn sàng khuấy động, kích động xuyên tạc gây mâu thuan và chia rẽ nội bộ ta, làm phức tạp thêm tình hình. Mặt khác, Đảng bộ Thành phố cũng cần tổ chức đấu tranh quyết liệt với các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và bọn xấu trên Internet, không thể để họ “tự tung tự tác” như hiện nay. Xoay quanh cuộc đấu tranh này có rất nhiều điều cần phải bàn thảo.
Việc này liên quan đến Trung ương, nhưng Thành phố phải chỉ đạo. Có những bài viết họ xuyên tạc rất trắng trợn (kế cả với lãnh đạo của chúng ta). Nhưng không ai lên tiếng (chẳng lẽ đồng chí Nguyễn Minh Triết – nguyên Chủ tịch nước, đồng chí Võ Văn Thưởng – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo khác lên tiếng đấu tranh với họ hay sao?!) Tôi nghĩ phải có một bộ phận đấu tranh trực diện với họ trên mạng. Được biết Quân đội đã chủ động làm rất tốt công việc này.
Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng và phát triển Thành phố, chúng ta cần nắm vững chủ trương, nghị quyết, bám sát thực tiễn địa bàn để có thể đóng góp, tư vấn những vấn đề bức xúc như xoay quanh 7 chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hộil ần thứ X của Đảng bộ Thành phố. Thực hiện được bước đầu 7 chương trình này. Đảng bộ sẽ giải quyết được một trong những vấn đề cốt lõi của nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, đương nhiên việc thực hiện các chương trình này không phải một – hai nhiệm kỳ. Đây là quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của Thành phố và các chương trình trên gắn chặt với vấn đề nóng bỏng hiện nay là việc thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thì điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, cả hai vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghị quyết 54 với 5 lĩnh vực: quản lý đất đai, đầu tư công, tài chính – ngân sách, thu nhập của cán bộ công chức, ủy quyền phân cấp quản lý và 18 nội dung cụ thể. Vì thời gian thí điểm chí có ba năm, với khối lượng công việc vô cùng lớn và phức tạp, phải xử lý sao cho sát với thực trạng tình hình và đạt hiệu quả cao nhất, nên đòi hỏi rất cao bản lĩnh, trì tuệ và tài năng củat oàn Đảng bộ và nhân dân Thành phố. Và cuối cùng chính bộ máy và con người có khả năng đề ra kế hoạch để chuyến hóa ý tưởng chiến lược thành hiện thực, tổ chức thực hiện thành công mục tiêu yêu cầu mà nghị quyết đã đề ra.
Tôi nghĩ chúng ta cùng góp sức với Thành phố để thực hiện bang được quyết tâm chính trị này”.
Với hai bài viết nêu trên, cùng nhiều tham luận trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tôi bày tỏ ước mong hàm chứa những giải pháp về sự phát triển của đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, niềm tin về công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Kỳ vọng với thái độ thắng thắn chân thành, tôi cố gắng thể hiện là như vậy. Và Đại hội XII đã Khảng định rõ: Đổi mới mạnh mẽ toàn diện và đồng bộ, xử lý tốt mối quan hệ giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, đảm bảo tỉnh đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh, gọn, hiệu quả.
Quan điểm về công cuộc đổi mới của Đại hội XII rất rõ ràng, đã đáp ứng được nguyện vọng của chúng ta.
Đồng đội của tôi, các bạn bè thân thiết và gia đình luôn trăn trở với niềm hy vọng Đảng ta sẽ phan đấu vượt qua những khó khăn phức tạp trong quá trình tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu mà Đại hội đã đề ra.
Ghi lại dấu ấn cuộc đời, tôi muốn bày tỏ tấm lòng đối với cha, mẹ tôi cùng các anh chị em trong gia đình, vợ và các con cháu. Nguồn động viên lớn lao, tạo nên động lực với biết bao cảm hứng trong chiến đấu, công tác, cũng như rèn luyện bản thân, sao cho xứng đáng với truyền thống gia đình.
Cha tôi Lưu Phước Anh (Tư Bình). Cuộc đời của cha quá gian khổ và “lận đận” từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã về hưu. Ở ông toát lên sự kiên định và rất thanh thản trong cuộc sống, gần gũi và luôn quan tâm đến mọi người là đức tính đặc biệt của ông. Trong kháng chiến dù ở cương vị nào, ông cũng tỏ rõ sự vững vàng. Khi tập kết trở về, làm Tỉnh đội trưởng Phước Thành, ông đã đóng góp nhiều công sức gây dựng phong trào du kích chiến tranh ở vùng Chiến khu Đ, phối hợp nhịp nhàng với chủ lực Quân giải phóng đánh địch trên khu vực này; những năm làm Chính ủy đơn vị tên lửa (ĐKB), tham gia các chiến dịch, những trận đánh phá dữ dội sân bay Biên Hòa,… gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ. Đối với cha tôi, sự kiện để lại dấu an sâu sắc trong cuộc đời làm cách mạng cũng như con đường binh nghiệp của ông là lúc làm Chính ủy Bệnh viện K71A (bệnh viện tuyến cuối của Miền) trực tiếp chỉ huy cuộc chống càn khi quân Mỹ và quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh sang Campuchia vào tháng 5 năm 1970. Trong 60 ngày đêm bị địch bao vây, cả bệnh viện đã chiến đấu kiên cường, diệt được địch, bảo vệ được hàng ngàn thương bệnh binh. Với thành tích đặc biệt xuất sắc đó, bệnh viện đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì. Còn mẹ tôi (Nguyễn Thị Xuân), như phần đầu tôi đã viết, bà là bà mẹ của các con: con trai, con gái, con dâu, con rể – với sự độ lượng, bao dung, một cuộc sống bình dị, dễ gần. Các anh, chị tôi: Anh Hai Lộc (Lưu Phước Hải) là trụ cột của gia đình, trong thời kỳ sống dưới chế độ Sài Gòn, trong chiến tranh, anh là một nhà tình báo có kỳ tìch đặc biệt.
Chị Ba (Lưu Kim Hà) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới, bản thân danh hiệu đó đã nói rõ về chị, là chị lớn trong gia đình, cực khổ và hy sinh với các em khi còn nhỏ, là bác sĩ của gia đình “đặc trách” chăm sóc cha mẹ già…
Chị Tư (Lưu Kim Chi) một người chị ốm yếu, đau bệnh do chăm chỉ học tập là sinh viên Đại học Dược khoa ở Sài Gòn, tham gia Quân giải phóng luôn rèn luyện với ý thức “lột xác” khỏi giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp sinh viên học sinh. Bị nhiều thương tích trong chiến tranh, đất nước thống nhất chị trở về trong sự thành đạt.
Em trai thứ Sáu (Lưu Phước Sang) là trụ cột của mẹ tôi và gia đình trong lao động với những công việc nặng nhọc khi còn nhỏ, tham gia Quân giải phóng rất sớm khi mới 13 tuổi, gần gũi với cha tôi trong chiến đấu ác liệt và tham gia chiến đấu trên các chiến trường Đông Nam Bộ, chịu đựng nhiều gian khổ và hy sinh kể cả sau này ở chiến trường Campuchia. Rời khỏi quân ngũ sớm và thành đạt trong sự nghiệp, cuộc sống và gia đình.
Em thứ Bảy (Lưu Kim Lan) khi tôi tham gia Quân giải phóng em còn nhỏ, song cũng phải chịu đựng sự nghiệt ngã hà khắc của chế độ Sài Gòn, tham gia Quân giải phóng vào giai đoạn cuối củachiến tranh, là người trực tiếp chăm sóc đặc biệt cho cha mẹ tôi lúc tuổi già.
Em út (Lưu Phước Thành), phần đầu tôi đã đề cập về Út Thành, vì sao có tên Lưu Phước Thành. Thành ra đời trong sự “dòm ngó” của xóm giềng. Nhưng mẹ tôi “tỉnh bơ” như bà đã nói “Ở trên đời này đâu chỉ có một người đàn ông”. Bà phản bác lại dư luận: tại sao không có chồng (ý nói chồng đi tập kết), mà lại có con. Út Thành, là thành viên duy nhất của gia đình chia sẻ với mẹ tôi về nỗi cô đơn, lo lắng khi cả nhà đều tham gia Quân giải phóng. Sau này cũng tham gia chiến trường Campuchia và có cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Đề cập gia đình riêng của tôi. Mạc Phương Minh, vợ tôi, trong toàn bộ cuốn sách này, tôi đã đề cập nhiều. Vợ tôi, một con người sống nghiêm túc với nghĩa rộng, ngay từ những ngày đầu yêu nhau, đến khi giữ các cương vị trong Quân đội (Xưởng dược Quân khu 9, Nhà khách Quân khu 7) và cuộc sống đời thường hiện nay. Các con tôi tuy tính cách khác nhau nhưng những đức tình tốt đẹp đều xuất phát từ sự nghiêm túc, dạy dỗ của mẹ. Đó là điều tôi tâm đấc nhất.
Nhiều lần Phương Minh kể với tôi về mẹ Hai Phương (mẹ ruột của vợ tôi) khi cha vợ tôi đi tập kết, mẹ Hai Phương sống cùng gia đình bên nội, phục vụ chăm sóc cha mẹ chồng với tỉnh yêu thương chân thành hơn cả cha mẹ ruột của mình (vì không có điều kiện).
Tôi vẫn thường suy ngẫm về vợ tôi, Phương Minh có “gien” của mẹ. Sống cùng gia đình đặc biệt là cha, mẹ tôi, Phương Minh có tấm lòng sâu nặng. Tôi rất cảm kích về những tỉnh cảm yêu thương tự nhiên này.
Mẹ tôi có bao giờ nói đến con dâu đâu! Tất cả đều là con gái của bà. Cha tôi khi còn sống, luôn nói rằng các con ông, con rể Phùng Ngọc An, Trần Thanh Pôn, Nguyễn Đình Tâm. Con dâu Cao Hồng Hạnh, Mạc Phương Minh, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thi Kim Nga. Tất cả đều là con! Sự Hòa hợp của đại gia đình!
Vợ chồng tôi có hai con dâu (Trần Thị Thảo Tiên và Nguyễn Hải Yến), hai con luôn thể hiện sự hòa đồng gắn bó cùng gia đình, có những nét giống mẹ Phương Minh.
Còn hai cháu nội tôi: Lưu Phương Khánh (7 tuổi) Lưu Phương Thảo (3 tuổi), là nguồn vui của vợ chồng tôi khi bước vào tuổi già. Tôi nghĩ chúng ta có cháu (nội ngoại) tất cả đều có cảm nhận như vậy.
Ghi lại dấu ấn cuộc đời để tôi ngẫm nghĩ lại những thăng trầm của cuộc sống đã trải qua. Giờ đây, tất cả đã trở thành những kỷ niệm! Và tôi muốn chia sẻ những kỷ niệm này đến những đồng chí lãnh đạo, những chỉ huy trước đây của tôi, cùng bạn bè và đồng đội.
Mong các con, cháu tôi rút ra được những điều bổ ích cho cuộc sống, là con, cháu ngoan của gia đình mang những đức tính tốt đẹp nhất của cha mẹ và ông bà, là công dân tốt có những đóng góp xứng đáng cho xã hội và đất nước.
Hoàn thành cuốn sách này, tôi chân thành cảm ơn “đại gia đình” trong đó Phương Minh vợ tôi đã có sự động viên rất lớn. Đặc biệt và thật sự cảm động về sự giúp đỡ hết lòng của chị Ba (Lưu Kim Hà) giúp tôi hoàn thành bản nháp của cuốnsách này. Cảm ơn các bạn bè thân thiết: Huỳnh Minh Đoàn, Trần Thế Tuyển, Trần Xuân Ninh, Triệu Xuân Hòa, Nguyễn Năng Nguyễn, Hồ Sơn Đài, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh… cùng nhiều bạn bè khác vừa động viên tôi và vừa có những nhận xét, góp ý vào bản thảo một cách chân thành và quý báu.
Cám ơn cháu Kim Chi, nhân viên Công ty Phương Trang đã rất nhiệt tình trong việc in ấn và sửa chữa bản nháp.
Do thời gian quá dài, cuốn sách sẽ không tránh khỏi những sai sót cụ thể về số liệu, địa điểm và thời gian, mong được sự góp ý và thông cảm.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10-2018.
còn tiếp kỳ 13