DẤU ẤN CUỘC ĐỜI
Lưu Phước Lượng
Phần một
(kỳ hai)
Đôi lời về má Ba
Tôi nghĩ, khi nói đến tình yêu thương của ngoại, sự lam lũ cực khổ nuôi con của mẹ tôi, chắc rằng sẽ là khiếm khuyết khi không ghi nhận đầy đủ sự hỗ trợ giúp đỡ quý giá của má Ba (chị của mẹ). Vào những lúc mẹ tôi vô cùng khó khăn, đó không chỉ là vấn để vật chất, mà còn là sự hỗ trợ động viên về mặt tinh thần, có một sự cảm thông với hoàn cảnh cô đơn đặc biệt khó khăn của gia đình tôi.
Ghi lại những dòng này, tôi và các anh chị em tôi bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với má Ba, dượng Ba quý mến và thân thương.
Những điều cô đọng nhất về mẹ tôi
Sau này, mẹ tôi thường nói: “Má cũng như bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam khác, má cũng lấy chồng, có con và tham gia hoạt động cách mạng Trong thời đất nước có chiến tranh và má cũng sẽ chẳng có gì để nói, nếu như cuộc đời của má không gắn liền với gia đình, mà chồng và tất cả các con đều là chiến sĩ Quân giải phóng, là quân nhân đều nỗ lực phần đấu và trưởng thành trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc”.
Sống Trong vùng tạm chiếm suốt cả hai cuộc chiến tranh, lần lượt tiễn chồng và các con vào chiến khu đánh giặc, làm cơ sở cho cách mạng, má đã trải qua những khó khăn thử thách vô cùng nghiệt ngã để cả nhà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trở về nguyên vẹn trong niềm hạnh phúc lớn lao…
Đó chính là điều mẹ tôi nói, và cũng là khái quát đặc sắc nhất về cuộc đời của bà. Bà lại nói: “Mỗi lần ra đi của các con, lòng má quặn đau, tim như loạn nhịp, ngực khó thở vì những núm ruột mang nặng đẻ đau, nuôi nấng khổ cực đã cùng mẹ một thời sống dưới vùng kềm kẹp, o ép, kiểm soát gắt gao của công an cảnh sát địch trong vùng tạm chiếm…”.
Có lần tôi hỏi:
– Má à, lúc còn chiến tranh, khi má tiễn các con theo ba sao không thấy má khóc?
Má nói rằng:
– Má âm thầm khóc một mình!
Chị Kim Hà còn bộc bạch: “Nhắc đến truyền thống cách mạng gia đình, đó là sự định hướng trực tiếp của ba. Nhưng bên cạnh ba là má – một người vợ, một người mẹ hy sinh suốt cuộc đời, chịu đựng muôn vàn khó khăn, hết lòng nuôi dạy con ngoan nên người, làm tròn nhiệm vụ với Tổ quốc. Má xứng đáng hưởng được công đầu đó”. ( Lê Kim Hà – Đại tá, Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, sinh năm 1944, nhập ngũ ngày 01/5/1962, nguyên chủ nhiệm khoa cấp cứu gây mê hồi sức bệnh viện Quân y 175 – Bộ quốc phòng).
Công đức đó của má, tiếp tục là hành trang cho các con, con dâu, con rể và các cháu tiếp tục xây dựng cả gia đình sống hạnh phúc, yên vui, gắn bó với đất nước và dân tộc.
Gần một năm sau, tôi bình phục, đã học hết năm học đệ tam, chuẩn bị lên đệ nhị, cha tôi nhờ người nhắn tin, ông sẽ cho người về rước tôi vào chiến khu. Nỗi vui mừng của tôi khi sắp được tham gia kháng chiến, thật không gì tả xiết, xen lẫn với sự vui mừng ấy là nỗi buồn man mác, sâu lắng và nặng nề khi tôi hiểu rằng, khi rời khỏi ngôi nhà này, không biết đến bao giờ tôi mới có thể gặp lại mẹ, bà ngoại yêu quý, anh Hải và hai em tôi: Lần và út Thành (lúc bấy giờ chị Hà, chị Chi và em Sang đã vào chiến khu trước đó rồi).
Như đã có kinh nghiệm chuẩn bị những chuyến đi trước đó cho chị Hà, chị Chi và Sang, mẹ và ngoại sắm sửa cho tôi nào là võng nilon, dây dù buộc võng, dầu xoa và tôi lại có thêm sáng kiến, mang theo hai con chó con đựng trong túi đệm để tặng các chú bộ đội… mặc dù cha tôi dặn dò không mang gì hết, ông sợ mang nhiều sẽ bị lộ.
Ngày 16 tháng 6 năm 1965, chia tay ngoại, má và các em tôi lên đường vào chiến khu. Hôm đó, cha tôi về công tác ở vùng giải phóng Chánh Lưu – Nhà Đỏ, nay là xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và luôn tiện đón tôi.
Từ nhà ở xã Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tôi cỡi chiếc xe đạp, trong mình quấn chặt chiếc võng nilon và dây dù, cùng một túi nhỏ, đạp xe một mạch đến Chánh Lưu mà không gặp một trở ngại nào. Khi đang đi trên quốc lộ 13, tôi chứng kiến một cuộc ném bom khủng khiếp của máy bay giặc Mỹ vào rừng Long Nguyên chỉ cách đường quốc lộ vài kilômét (sau này tôi mới hiểu đây là lần đầu tiên máy bay B-52 của giặc Mỹ ném bom rải thảm trên chiến trường miền Đông Nam Bộ). Vừa đạp xe tôi vừa tự nhủ thầm: Mình mới bắt đầu vào chiến khu, chưa đánh đá gì mà nó (Mỹ) đã dằn mặt mình rồi.
Cha tôi và các chú, các anh cùng đi với ông đón tôi giữa một vùng giải phóng rộng lớn, ngay sát các căn cứ quân sự, cơ quan đầu não của quân đội Mỹ và chế độ Sài Gòn. Vậy là tôi đã bước vào một chân trời mới, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi, với những dấu ấn vinh quang và những thử thách mà tôi phải vượt qua, để giữ được niềm tin và con đường mà tôi đã lựa chọn.
Theo cha (1965 -1966)
Những ngày tháng đấu ở chiến khu, mặc dù đã có sự chuẩn bị về mặt tinh thần và tâm lý cho sự “đổi đời” , “lột xác” từ một cậu học sinh tiểu tư sản thành thị trở thành người chiến sĩ Quân giải phóng – với quyết tâm theo cha làm cách mạng đến cùng để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhưng sự thay đổi quá đột ngột về cuộc sống, lao động và sinh hoạt, việc tạo các mối quan hệ trong hoàn cảnh mới đã làm cho tôi có lúc se lòng, bâng khuâng, tự ti vì có cái gì đó chưa hòa nhập với mọi người.
Tôi nhớ, một hôm khi đang đào chiến hào cùng các anh trong tiểu đội, đồng chí Trung đội phó (sau này tôi mới biết là đảng viên dự bị, được phân công giáo dục, giúp đỡ tôi) nêu cho tôi một câu hỏi trực tiếp, anh hỏi rằng:
– Cậu có hiểu cách mạng là gì không?
Tôi “đớ” người ra, thật lòng mà nói tôi hoàn toàn bất ngờ và không biết trả lời như thế nào! Sau đó anh ôn tồn giải thích với tôi rằng:
– Cách mạng căn bản là lao động, vì vậy hãy gắng sức lao động (đào hầm, tải gạo…) cùng với anh em.
Và cho đến tận bây giờ, tôi cũng không thể giải đáp được thỏa đáng lời giải thích này. Sau này tôi được biết trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, anh đã chiến đấu anh dũng và hy sinh oanh liệt trên chiến trường.
Sau thời gian thực tập làm “lính” tại cơ quan Tỉnh đội Phước Thành, với thử thách đầu tiên là hứng chịu những đợt bom của địch khi Lữ đoàn dù 173 của Mỹ mở cuộc hành quân lớn vào rừng Đất Cuốc thuộc Chiến khu Đ, tuy không trực tiếp chiến đấu, nhưng tôi đã cảm nhận được sự ác liệt, hy sinh. Điều này vô cùng bổ ích cho tôi trong chiến đấu sau này.
Gần cuối năm 1966, sau khi tỉnh Phước Thành hoàn thành sứ mạng lịch sử, cha tôi được điều động về Miền và được bổ nhiệm làm Chính ủy của một đơn vị tên lửa đầu tiên trên chiến trường Miền Nam. Cùng lúc đó, tôi cũng được cử đi học sửa chữa và lắp máy thông tin quân sự ở phòng thông tin Miền.
Giống tâm trạng khi rời khỏi gia đình, không biết lúc nào tôi mới gặp lại ngoại và mẹ tôi. Giờ đây cũng không biết lúc nào tôi có thể gặp lại cha và các chị em tôi. Mỗi người đi mỗi ngả, giữa lúc cuộc chiến đấu với sự leo thang chiến tranh của để quốc Mỹ đang đến hồi quyết liệt. Đây là thời điểm tôi phải tạo ra cho mình ý thức độc lập, phấn đấu không ngừng để thích ứng với những thử thách đang chờ đợi tôi ở phía trước.
Cuối năm 1966, tôi về đơn vị mới – Xưởng sửa chữa và lắp ráp máy thông tin (phiên hiệu là S3) thuộc Phòng Thông tin Miền. Đây là đơn vị huấn luyện, đào tạo những học viên được chiêu sinh từ các đơn vị khác nhau của chiến trường B2 (Nam Bộ và Khu 6).
Tuy đến trường để học tập, mà trước hết là lao động xây dựng doanh trại, nơi ăn, ở, sinh hoạt, đặc biệt là hầm hố, chiến hào để chiến đấu tại chỗ và phòng chống bom, pháo. Nhưng tôi cảm nhận được mọi việc sẽ không đơn giản như vậy, sẽ có những trận chiến đấu ác liệt diễn ra trên khu vực này. Điều này ít nhiều, tôi đã nhận biết trong suốt quá trình đi về đơn vị mới, đặc biệt khi vượt qua khu vực Chiến khu Dương Minh Châu (vùng Bắc, Đông Bắc tỉnh Tây Ninh) với những dấu vết của bom pháo, các trận địa dã chiến, mà cuộc hành quân trước đó của lữ đoàn 196 của Mỹ để lại.
Giờ đây với sự chuẩn bị chiến trường của cấp trên, việc lập kế hoạch và luyện tập kế hoạch chiến đấu tại chỗ bảo vệ căn cứ của cơ quan đã làm cho tôi càng tin vào suy nghĩ của mình.
Không khí chuẩn bị cho chiến đấu, với các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện quân sự (gài, gỡ mìn, bắn súng, bắn máy bay, phối hợp và hiệp đồng các tổ Trong chiến đấu…) đã làm cho tôi thực sự thích nghi, hòa quyện với quyết tâm và ý chí chiến đấu giết giặc lập công của cả cơ quan và đơn vị. Và tôi tự nhủ, phải chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để chiến đấu lập công ngay Trong trận chiến ác liệt này.
Thử thách và trưởng thành (1967-1974)
Trong tình hình nước sôi lửa bỏng, địch đang triển khai kế hoạch phản công chiến lược mùa khô lần (1966-1967), những cuộc hành quân lớn thăm dò với bom pháo đánh phá ác liệt, đặc biệt là những đợt đánh bom rải thảm của máy bay chiến lược B-52 đã làm cho cả vùng rừng núi Đông Bắc, Bắc Tây Ninh rung chuyến dữ dội hàng đêm, lớp học và xưởng sửa chữa S3 của chúng tôi cũng phải gánh chịu sự ác liệt và căng thắng này.
Khoảng đầu tháng 01 năm 1967, đơn vị và cơ quan (S3) được trên điều động vận chuyến hàng chiến lược trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia ở khu vực Móc Câu (Đông Bắc tỉnh Tây Ninh). Lần đầu tiên, tôi được đón một cái tết dã ngoại đầy thú vị, tuy không đầy đủ, nhưng những nhu cầu chính, cũng không thiểu thứ gì.
Sau gần hai tháng làm nhiệm vụ vận chuyến hàng chiến lược (súng tiểu liên AK, B40, máy thông tin loại mới K63, đạn dược các loại kế cả đạn tên lửa…) đơn vị được lệnh hành quân hỏa tốc về để làm nhiệm vụ chiến đấu.
Mang khẩu AK mới toanh cùng 4 băng đạn như những anh em khác, tôi vững tin sẽ lập được công trong những ngày sắp tới. Tôi nhớ, gần sáng ngày 22 tháng 2 năm 1967, từng đợt máy bay B-52 ném bom dữ dội dọc theo một tuyến dài ngay căn cứ. Sau đó, các máy bay chiến đấu phản lực, trực thăng tiếp tục ném bom và bắn phá. Và sau cùng là từng tốp máy bay vận tải cỡ lớn C-130 bay thấp, thả quân dù thuộc lữ đoàn dù 173 của Mỹ xuống khu vực sân bay Kà Tum cách đơn vị khoảng 4 ki-lô-mét đường chim bay.
Theo lệnh của Ban chỉ huy chống càn, các tổ bắn máy bay của cơ quan đơn vị nhanh chóng vận động chiếm giữ những vị trí thuận lợi nhất, nổ súng liên hồi vào những chiếc máy bay vận tải cỡ lớn này. Tuy không bắn rơi được chiếc nào, nhưng đã tạo được khí thế hồ hởi của toàn cơ quan và đơn vị.
Những ngày tiếp theo, ngoài việc ném bom, bắn pháo vung vãi liên tục của địch, tiếng gầm rú của xe tăng, xe bọc thép, những toán biệt kích lùng sục tìm kiếm thăm dò để phát hiện căn cứ của ta, đã làm cho tình hình xung quanh căn cứ vô cùng căng thẳng.
Trước tình hình đó, các đồng chí chỉ huy đội du kích nhận định: Địch đã phát hiện được căn cứ của chúng ta và cuộc chiến đấu nhất định sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Phương án chiến đấu tại chỗ đã được rà soát lại. Trận địa phục kích được tăng cường thêm hầm hào, mìn định hướng được tập trung bố trí theo cách đánh tiêu diệt phân đội đi cùng chỉ huy của địch.
Trung đội được biên chế thành 3 tiểu đội, 2 tiểu đội chiến đấu và 1 tiểu đội phục vụ (làm nhiệm vụ hậu cần và tải thương, mà hầu hết là các chị nữ). Súng đạn cũng được phân bổ lại, các đồng chí chỉ huy đội, tiểu đội trưởng, tiểu đội phó được trang bị tiểu liên AK, chọn một, hai đồng chí có kinh nghiệm chiến đấu để nắm giữ khẩu B40 và 4 quả đạn duy nhất của đơn vị, số còn lại sẽ sử dụng súng trường CKC và K44 (mà ta thường gọi là trường bá đỏ). Đương nhiên, tôi thuộc thành phần thứ ba, mang trường bá đỏ với 40 viên đạn, thật là buồn!
Tiểu đội của chúng tôi gồm 2 tổ. Trong đó, tôi nằm ở tổ chặn đầu do đồng chí Tiểu đội phó phụ trách. Sáng ngày 3 tháng 3 năm 1967, như thường lệ địch bắn phá vu vơ, nhưng sau đó đánh tập trung theo tuyến đường “xe bò” đi về hướng căn cứ, máy bay trinh sát chí điểm để máy bay chiến đấu liên tục ném bom. Toàn trung đội được lệnh triển khai ra các vị trí chiến đấu. Gần trưa, toán lính Mỹ đầu tiên thuộc lữ đoàn dù 173 xuất hiện, bộ phận đánh mìn để toán địch đi đầu vượt qua. Và khi bộ phận chỉ huy cùng nhóm thông tin phục vụ cho chỉ huy lọt trọn vào trận địa mìn đã bày sẵn của ta. Mìn nổ, ba quả mìn định hướng sát thương gần hết bộ phận này của địch. Chúng hoảng loạn la khóc inh ỏi, chạy nháo nhào, bộ phận khóa đuôi tiếp tục tiến công diệt gần hết lực lượng còn lại của địch. Để giải tỏa cho đại đội này, chúng dùng bom pháo đánh phá ác liệt trận địa. Đồng thời cho trực thăng đổ quân ngay bên sườn của ta. Trước tình thế đó, tổ chiến đấu chặn đầu của chúng tôi rút vào căn cứ, dựa vào công sự chiến đấu và chiến hào tránh bom pháo và chờ đợi địch đánh vào căn cứ. Khoảng 30 phút sau, những toán lính Mỹ đầu tiên từ những cánh đồng tranh xuất hiện, chúng bắn xối xả vào đội hình của ta; lực lượng ta – địch không cân sức. Ta chí có một tiểu đội của chúng tôi gồm hai tổ bảy người với 2 AK, 1 B40 và 4 súng trường K44, còn phía Mỹ là một đại đội được chi viện tối đa của không quân và pháo binh.
Sau nhiều giờ chiến đấu, địch không tiến được vào căn cứ, mặc dù dùng trái màu, phân tuyến đánh bom ác liệt, kế cả bom napan. Khoảng 4 giờ chiều, địch mở cuộc tấn công cuối cùng. Sau những đợt đánh phá quyết liệt của bom pháo, địch đồng loạt xung phong, ta bình tĩnh bắn hạ từng tên địch, trong đó có tên chỉ huy của đại đội này. Trận đánh kết thúc sau khi ta sử dụng một quả đạn B40 tiêu diệt ổ đại liên của địch.
Trong trận chiến ngày 3 tháng 3 năm 1967, riêng tiểu đội của tôi đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 30 tên địch, 3 đồng chí được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Tôi cũng vinh dự nhận được danh hiệu này. Trong báo cáo tổng kết về cuộc phản công chiến lược đánh bại cuộc càn Junction City của Mỹ có nêu: “Ngày 3 tháng 3 năm 1967, du kích xưởng thông tin S3 đã đánh phục kích địch ở bắc Kà Tum, loại khỏi vòng chiến đấu một đại đội và đánh thiệt hại nặng một đại đội thuộc lữ đoàn 173 của Mỹ”.
Nói về trận đánh này ngày 3 tháng 3 năm 1967, báo chí Sài Gòn đã viết: “Trong ngày 3 tháng 3, tin chiến sự cho hay, một đại đội quân Mỹ thuộc lữ đoàn dù 173 đã bị địch tấn công bất ngờ bằng mìn định hướng claymore tại một địa điểm cách thị xã Tây Ninh 46km về phía Đông Bắc lúc 12 giờ. Quân Mỹ phải gọi máy bay, trọng pháo yểm trợ mới khỏi bị tiêu diệt nhưng chí ít phút sau đó, quân Mỹ lại giao tranh với chừng một đại đội quân Việt cộng được trang bị với đủ loại vũ khí, kể cả súng phóng lựu M79 của Mỹ, ẩn nấp trong những hầm hố kín đáo. Quân Mỹ lại gọi trọng pháo và máy bay yểm trợ. Trận chiến kéo dài 2 giờ đồng hồ. Phía Mỹ được coi là thiệt hại nhẹ và không rõ tổn thất về phía bên kia”.
Sau trận chống càn Junction City thắng lợi, tôi được học lớp cảm tình Đảng, nằm Trong đồi tượng phát triển Đảng của chi bộ đơn vị. Sống để trở thành đảng viên, tôi còn phải trải qua nhiều thử thách nữa
Bắn máy bay
Những ngày tháng học tập, công tác và chiến đấu ở Bắc Tây Ninh, nếu không kể lại những trận đánh máy bay chiến đấu của Mỹ, là một khiếm khuyết. Sau chiến thắng đánh bại cuộc càn Junction City củaMỹ, khí thế chung của các cơ quan, đơn vị Trong vùng căn cứ rộ lên tinh thần quyết chiến giết giặc lập công.
Giờ đây, địch ở mặt đất không còn nữa, hàng ngày chí còn những đợt đánh phá, ném bom của không quân Mỹ, tập trung ở những vùng trọng điểm, xung yếu mà ta qua lại. Đơn vị tôi được trên phân công tổ chức trận địa ban máy bay địch tại một địa điểm sát cạnh biên giới Việt Nam – Campuchia (lúc bấy giờ gọi là Sóc Mới). Tôi nhớ, cứ sáng sớm đồng chí Trung đội trưởng cùng ba tổ (6 đồng chí) súng đạn đầy đủ, chủ yếu là súng trường, mang cơm vắt, nước uống, bông băng phục vụ cho chiến đấu lên đường ra trận địa phục kích máy bay địch.
Theo quy luật, sáng sớm máy bay trinh sát L-19 bay tuần tra trên trục đường, nếu phát hiện mục tiêu, sẽ bắn chỉ điểm cho máy bay chiến đấu đến ném bom. Tinh thần chỉ đạo của trên, là phải “kéo” máy bay địch vào trận địa của ta để chiến đấu. Và chúng tôi đã làm đúng như vậy. Nhiều trận ném bom dữ dội của máy bay chiến đấu vào trận địa của chúng tôi, các tổ đánh trả quyết liệt, có hôm sập hầm, mặt mày cháy nám vì khói thuốc nổ. Đợt chiến đấu này, may mắn không ai bị thương vong, nhưng cũng không bắn rơi được chiếc máy bay nào. Sau này, chiếc máy bay trinh sát L-19 mỗi ngày bay tuần tra cũng chẳng đoái hoài gì đến các tổ bắn máy bay của chúng tôi nữa còn các đồng chí chỉ huy của ta đánh giá về chúng tôi rất cao: Gan dạ, dũng cảm, chịu đựng ác liệt, sẵn sàng chiến đấu hy sinh. Tuy không hạ được máy bay, nhưng đã làm tiêu hao một số lượng lớn bom đạn của địch. Đến giờ tôi vẫn suy nghĩ về sự việc này, một sự dũng cảm hy sinh của thời chiến tranh.