Thứ ba, Tháng mười 15, 2024
Trang chủNHỊP CẦU BẠN ĐỌCBẠN ĐỌC VIẾTCẢM NHẬN CHUYẾN THĂM HANG PÁC BÓ

CẢM NHẬN CHUYẾN THĂM HANG PÁC BÓ

Niềm ước ao lớn nhất của tôi là được một lần ra thăm hang Pác Bó, Cao Bằng, nơi ở và làm việc của Bác Hồ, dù chỉ một lần tôi cũng cảm thấy mãn nguyện. Bao nhiêu năm trôi qua, ý định đó vẫn chưa thực hiện được, đến nay tôi mới có cơ duyên đi cùng đoàn từ TP.HCM để ra hang Pác Bó.

Đoàn đến đây trời cũng đã về chiều, khoảng 17h, trưởng đoàn hối thúc mọi người nhanh chân kẻo trời tối bởi cây rừng che khuất ánh sáng, không thấy đường chụp hình.

Mở ra trước mắt chúng tôi là khung cảnh thiên nhiên núi rừng hoang dã đẹp đến mê hồn. Tôi rất háo hức vì ước muốn bấy lâu nay đã thành hiện thực.

Mãi cũng đến cửa hang, hang nằm giữa núi rừng sầm uất, bên cạnh là dòng suối trong vắt những ghềnh đá nhấp nhô, cứ như cảnh tiên giáng trần, tôi cảm nhận mình đang trở về bối cảnh thời kháng chiến.

Tác giả đi tham quan hang Pác Bó.

Lúc này, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Những năm tháng kháng chiến, có lẽ dấu chân Bác đã in hằn nơi đây, cuội đời hoạt động cách mạng của Bác như thế, giản dị đến mức bình thường.

Có người trong đoàn leo mệt quá bỗng thốt lên “Ôi..! sao Bác Hồ giỏi thế”; “Khen ai không khen lại đi khen Bác Hồ, thế giới này có một không hai, tôi đáp lại!

Thời điểm đó, ngay cả tảng đá chông chênh Bác cũng dùng làm bàn để viết và dịch sửa tài liệu, giường nằm ngủ của Bác chỉ bằng hai tấm ván đặt ở trong hang, bên cạnh là bếp vừa dùng để nấu ăn vừa làm lò sưởi Bác dùng khi đông về giá lạnh.

Đoàn chúng tôi khi đi tham quan, ai nấy đều ngậm ngùi xúc động “Bác Hồ” sinh ra là để dành cho dân tộc Việt Nam. Cái hang Pác Bó ngày xưa là nơi Bác ở bây giờ còn đây/ lại thêm cái xắc bằng mây/ chiếc thau rửa mặt đến nay vẫn còn/ một mâm gổ, một bát con/ cái lon đựng bút màu son chưa mờ/ cháu xem cháu ngắm hàng giờ/ cháu đi lòng những ngẩn ngơ không rời/ ra về cháu nhớ Bác ơi/ nhớ từng vật nhỏ quảng đời Bác xưa; “Tố Hữu”.

Ở hang Pác Bó, nước từ đâu trong đá chảy ra mát lạnh, chúng tôi bước qua từng tảng đá gồ ghề cúi xuống uống một ngụm, nước vừa mát vừa xen lẫn vị ngọt tinh khiết của trời đất, rửa mặt cảm nhận nước suối tuyệt quá, “mát như nước suối ban mai giữa rừng”, Bác đặt tên; Núi Các Mác, Suối Lê Nin; bởi chủ nghĩa của Bác là đi theo con đường cách mạng Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin là con đường đi đến độc lập tự do. Bác ví Các Mác, Ăng Ghen cao ngất như núi non, Lê Nin như suối nguồn trong vắt từ lòng đất ban tặng.

Tôi thầm nghĩ những năm tháng Bác ở và hoạt động cách mạng tại đây người dân Việt Nam mình ít ai biết đến, bởi lúc bấy giờ đất nước ta còn bị bòn ngoại xâm xâm chiếm, đất nước nghèo nàn, người dân lam lũ sống trong sự thống trị của bọn Pháp, Mỹ không được ăn no, mặc ấm, không được học hành. Cứ nghĩ đến đó lại dấy lên một tình thương Bác đến não ruột.

Có lẽ trời đất ban tặng cho dân tộc Việt Nam Bác Hồ một con người hoàn hảo đến không tưởng, được ví Bác như thánh sống đã làm thay đổi hoàn toàn dân tộc Việt Nam, Bác lãnh đạo nhân dân ta đi đến bến bờ hạnh phúc, làm chủ hoàn toàn lãnh thổ, đưa đất nước sánh vai cùng năm châu.

Khi trở ra tôi đi sau đoàn có lúc dừng lại ngoảnh nhìn lần cuối về phong cảnh núi rừng nguyên sinh trãi dài, những núi đá hiểm trở cheo leo và cả thung lũng trù phú đến mê hồn mà năm xưa Bác Hồ đã quen thuộc “cháo bẹ, rau măng”, bởi ngày 2/9/1945 khi Bác đứng trên quảng trường Ba Đình đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lúc đó Bác rất gầy, bởi ngoài cháo bẹ, rau măng có còn gì đâu, cứ nghĩ đến đó tôi không làm sao cầm lòng được, một vị lãnh tụ cả một đời vì nước, vì non.

Nguyễn Nhị

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây