Thứ Hai, Tháng Chín 9, 2024
Trang chủDiễn đànBỘ LĐ-TB&XH: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NĂM 2023 ĐỂ LẠI NHIỀU ẤN...

BỘ LĐ-TB&XH: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NĂM 2023 ĐỂ LẠI NHIỀU ẤN TƯỢNG

“Năm 2023 là năm rất thành công của hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, trong đó Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đóng góp tích cực với nhiều hoạt động đối ngoại để lại ấn tượng, có hiệu ứng lan tỏa, thể hiện sự năng động, sáng tạo”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà thay mặt Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, lãnh đạo Bộ biểu dương, đánh giá cao thành tích trong công tác đối ngoại của Bộ trong năm 2023; đồng thời ghi nhận nỗ lực tích cực của Vụ Hợp tác Quốc tế, cùng sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cục, vụ, đơn vị có liên quan trong công tác đối ngoại của Bộ nói chung và công tác đối ngoại của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) nói riêng.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế được mở rộng với mức độ ngày càng sâu và rộng, Bộ LĐ-TB&XH đã tích cực, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đối ngoại năm 2023 theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu và triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Đảng và các chỉ đạo của Chính phủ về công tác đối ngoại và đạt được nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh mới.

“Năm 2023 là năm rất thành công của công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, trong đó Bộ LĐ-TB&XH đã đóng góp tích cực với nhiều hoạt động đối ngoại để lại ấn tượng, có hiệu ứng lan tỏa, thể hiện sự năng động, sáng tạo. Đặc biệt phải kể đến một số hoạt động nổi bật như: Ký kết Biên bản ghi nhớ về thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia Việt Nam – ILO về việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022-2026; Đối thoại Lao động Việt Nam – Hoa Kỳ, Hội nghị Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Việt Nam – Lào; lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam –Nhật Bản…” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.

Theo ông Lưu Quang Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước diễn ra với tần suất cao và có sự hiện diện ngày càng nhiều của lĩnh vực lao động và xã hội; các chuyến thăm làm việc của các đối tác nước ngoài tới Việt Nam nói chung và đến làm việc với Bộ LĐ-TB&XH nói riêng cũng gia tăng, đặc biệt liên quan đến nhu cầu nhận lao động của Việt Nam sang làm việc tại một số thị trường có tiềm năng, có điều kiện làm việc và mức lương tốt.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Hoạt động đối ngoại song phương, đa phương năm 2023 đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác đặc biệt của Việt Nam là nước bạn Lào, Cam-pu-chia, tiếp tục thúc đẩy mở rộng hợp tác về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với nhiều đối tác như: Nhật Bản, Hàn Quốc; Israel, UAE, Ả rập Xê út, Đức, đồng thời thúc đẩy bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư và mở ra hợp tác với Phần Lan, Singapore, Áo về giáo dục nghề nghiệp.

Trong năm, Bộ đã ký kết một số văn kiện hợp tác và đưa ra các đề xuất thúc đẩy hợp tác song phương về lao động và xã hội nhân các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Một số hoạt động tiêu biểu như: Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung ký Bản ghi nhớ về chương trình EPS với Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc tháng 6/2023. Trong chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, dự Hội nghị COP 28 và hoạt động song phương tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) từ 28/11-3/12/2023, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nguồn nhân lực UAE đã ký kết Bản ghi nhớ trong lĩnh vực nhân lực; đề xuất xúc thúc đẩy hợp tác về lao động với Thổ nhĩ Kỳ.

Hoạt động hợp tác đa phương cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hợp tác với ILO tiếp tục được đẩy mạnh với việc ký Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia Việt Nam-ILO về việc làm thoả đáng giai đoạn 2022-2026 vào tháng 3/2023 và đón đoàn Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế cũng như các đoàn chuyên gia cấp cao khác của ILO sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tham mưu thúc đẩy hợp tác với các tổ chức đa phương, tham gia các hoạt động đối ngoại đa phương của Lãnh đạo Nhà nước và tích cực tham gia cáchoạt động của Việt Nam trong các diễn đàn hợp tác đa phương như APEC, ASEM, ASEAN, WTO, IMF, JETP.

Đặc biệt, Bộ tiếp tục khẳng định được vị thế và uy tín quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN và các kênh chuyên ngành về lao động, bình đẳng giới, phúc lợi xã hội, bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em và lao động di cư. Năm 2023, Bộ đã đăng cai thành công Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Phúc lợi xã hội và Phát triển (SOMSWD) lần thứ 19 trong vai trò là Chủ tịch luân phiên của SOMSWD và các sự kiện liên quan với chủ đề Tăng cường An sinh xã hội trong bối cảnh mới.

Tiếp tục củng cố và tăng cường vị thế của Bộ

Về phương hướng, nhiệm vụ công tác đối ngoại năm 2024, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế về lao động và xã hội. Trong đó, chủ trì, phối hợp với tất cả các Bộ, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Báo cáo trả lời danh sách các vấn đề Ủy ban Quyền người khuyết tật của Liên hợp quốc yêu cầu đối với Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về tình hình thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật; thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban CRC và chuẩn bị cho việc Việt Nam bảo vệ Công ước CEDAW trong thời gian tới; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật việc làm, chính sách hỗ trợ việc làm, thông tin thị trường lao động để trình Quốc hội thông qua).

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp với trực tuyến.

Về thúc đẩy, mở rộng hợp tác song phương, Bộ tiếp tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác và triển khai các văn kiện đã có với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Lào, Hoa Kỳ, Nga, Đức, Anh, Thụy Sỹ; Thúc đẩy đàm phán và ký kết Hiệp định Bảo hiểm xã hội với Nhật Bản; Kết thúc các thủ tục pháp lý nội bộ để ký kết Bản ghi nhớ (MOU) với Ba-Lan về hợp tác trong lĩnh vực lao động; Bản ghi nhớ giữa Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Cơ quan lao động Liên bang Đức về hỗ trợ phát triển thị trường lao động việc làm, hợp tác di cư lao động có kỹ năng và trao đổi kiến thức.

Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố và tăng cường vị thế của Bộ trong đối ngoại đa phương; tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong các hoạt động hợp tác ASEAN; triển khai công tác hội nhập quốc tế; thúc đẩy hợp tác và quản lý hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đối ngoại.

Tại hội nghị, đại diện Lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc Bộ như Cục Quản lý lao động ngoài nước, Vụ Pháp chế, Trung tâm Lao động ngoài nước, Cục Việc làm, Vụ Bình đẳng giới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Sở LĐ-TB&XH một số tỉnh đã đưa ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác đối ngoại; đồng thời đề xuất, kiến nghị để việc thực hiện công tác đối ngoại của Bộ đạt hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà ghi nhận các ý kiến đóng góp của các cục, vụ, đơn vị trực thuộc Bộ, cũng như của các Sở LĐ-TB&XH, trong đó đã chỉ rõ những khó khăn trong việc triển khai công tác đối ngoại của Bộ.

Thời gian tới, để hoạt động hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế và các hoạt động đối ngoại của Bộ đạt hiệu quả hơn nữa, Thứ trưởng đề nghị Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với các đơn vị thúc đẩy, mở rộng các hợp tác song phương, trong đó triển khai các văn kiện đã có với các đối tác, đàm phán và ký kết các hiệp định; Chủ động và tích cực phối hợp và tham gia các hoạt động hợp tác với các tổ chức Liên Hợp quốc, đặc biệt là ILO, UNICEF, UN Women..; lồng ghép thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam về những vấn đề lao động, phát triển nguồn nhân lực, ý tế, môi trường và an sinh xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương…

Thứ trưởng cũng lưu ý các đơn vị cần chủ động trong công tác tổ chức, quản lý đoàn ra/đoàn vào; Tăng cường hiệu quả điều phối nguồn lực, tránh chồng chéo, lãnh phí.

Liên Liên (TH)

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây