Sáng 20-10-2022, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh (2 Lê Duẩn), lễ kỷ niệm 100 năm sinh Thiếu tướng Hòang Thế Thiện (1922-2022) được tổ chức trang trọng. Nhân dịp này, Bộ VHTT&DL phát hành tem bưu chính “Chiến sĩ cách mạng Hoàng Thế Thiện”. Sinh trưởng ở Hải Phòng, nhưng gốc gác của dòng họ Lưu ở thôn Lê Xá, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tên khai sinh của ông là Lưu Văn Thi, học trường Bonnal (Hải Phòng) tham gia cách mạng năm 18 tuổi, từng bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Sơn La. Vượt ngục về hoạt động vũ trang tuyên truyền ở Võ Nhai, làm Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Yên.
Tháng 4-1947, ông Hoàng Thế Thiện được điều động vào quân đội. Suốt 30 năm chiến tranh, ông chủ yếu đảm đương công tác Đảng công tác chính trị ở nhiều đơn vị nổi tiếng. Đặc biệt, ông là Chính ủy Ban nghiên cứu sân bay (tiền thân của bộ đội Không quân sau này), Chính ủy đầu tiên của Cục Không quân, có công đặt nền móng công tác chính trị ở quân chủng kỹ thuật hiện đại. Thế nên, không có gì lạ khi nhiều thế hệ cán bộ, phi công, thợ máy KQ luôn nói về cụ Thiện với niềm yêu kính sâu sắc và tự hào.
Vị tướng tài năng, đức độ, có mặt trên các chiến trường ác liệt, đặc biệt là ngồi “tàu không số” vượt biển vào Nam…, 3 lần Nam tiến, với nhiều công trạng. Ở đâu, ông cũng được cán bộ, chiến sĩ yêu quý và kính trọng. Với hàm Ủy viên (dự khuyết) BCH Trung ương Đảng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện chỉ có vậy thôi, quá ư khiêm nhường! Chả bù cho bi giờ, lắm kẻ sao vạch, hàm hiệu nặng muốn “gãy” cả vai, nhưng đức và tài của họ chỉ đọ được với sợi tơ trời! Thời nay, người như ông rất hiếm, nhẽ đốt đuốc soi giữa ban ngày cũng chả thấy!
Vị danh tướng mất năm 73 tuổi. Tên tuổi của ông được định vị trong “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam” và “Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam”. Theo thống kê sơ bộ, hiện có 15 tỉnh, thành đặt tên ông cho các đường phố. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, Nxb. Tổng hợp TP. HCM ấn hành cuốn sách “Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, người đi suốt cuộc trường chinh” tập hợp 100 bài viết của các tướng lĩnh, các nhà văn và thuộc cấp kính ngưỡng ông. Sách dầy hơn 700 trang, khổ 16 x 22, với ngồn ngộn tư liệu, hình ảnh. Bìa do Họa sĩ Trần Thắng Cty Starbooks thiết kế rất đẹp. Tôi giúp Hoàng Anh Thi (con út cụ Thiện) từ việc viết lời bạt (Nxb đứng tên) cùng 2 bài viết khác đi trong tập sách, đến việc làm cầu nối giới thiệu họa sĩ…
Năm ngoái, tôi làm một bài “khoán thủ” và được đưa vào cánh gấp của bìa 1. “TƯỚNG văn danh tiếng nức ba quân/ HOÀNG tâm võ trọng đức muôn phần/ THẾ trung nghĩa trượng hồn muôn dặm/ THIỆN tạc lòng Dân nức tiếng thơm”.
Sáng 20-10-2022, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh (2 Lê Duẩn), lễ kỷ niệm 100 năm sinh Thiếu tướng Hòang Thế Thiện (1922-2022) được tổ chức trang trọng. Nhân dịp này, Bộ VHTT&DL phát hành tem bưu chính “Chiến sĩ cách mạng Hoàng Thế Thiện”. Sinh trưởng ở Hải Phòng, nhưng gốc gác của dòng họ Lưu ở thôn Lê Xá, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tên khai sinh của ông là Lưu Văn Thi, học trường Bonnal (Hải Phòng) tham gia cách mạng năm 18 tuổi, từng bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Sơn La. Vượt ngục về hoạt động vũ trang tuyên truyền ở Võ Nhai, làm Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Yên.
Tháng 4-1947, ông Hoàng Thế Thiện được điều động vào quân đội. Suốt 30 năm chiến tranh, ông chủ yếu đảm đương công tác Đảng công tác chính trị ở nhiều đơn vị nổi tiếng. Đặc biệt, ông là Chính ủy Ban nghiên cứu sân bay (tiền thân của bộ đội Không quân sau này), Chính ủy đầu tiên của Cục Không quân, có công đặt nền móng công tác chính trị ở quân chủng kỹ thuật hiện đại. Thế nên, không có gì lạ khi nhiều thế hệ cán bộ, phi công, thợ máy KQ luôn nói về cụ Thiện với niềm yêu kính sâu sắc và tự hào.
Vị tướng tài năng, đức độ, có mặt trên các chiến trường ác liệt, đặc biệt là ngồi “tàu không số” vượt biển vào Nam…, 3 lần Nam tiến, với nhiều công trạng. Ở đâu, ông cũng được cán bộ, chiến sĩ yêu quý và kính trọng. Với hàm Ủy viên (dự khuyết) BCH Trung ương Đảng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện chỉ có vậy thôi, quá ư khiêm nhường! Chả bù cho bi giờ, lắm kẻ sao vạch, hàm hiệu nặng muốn “gãy” cả vai, nhưng đức và tài của họ chỉ đọ được với sợi tơ trời! Thời nay, người như ông rất hiếm, nhẽ đốt đuốc soi giữa ban ngày cũng chả thấy!
Vị danh tướng mất năm 73 tuổi. Tên tuổi của ông được định vị trong “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam” và “Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam”. Theo thống kê sơ bộ, hiện có 15 tỉnh, thành đặt tên ông cho các đường phố. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, Nxb. Tổng hợp TP. HCM ấn hành cuốn sách “Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, người đi suốt cuộc trường chinh” tập hợp 100 bài viết của các tướng lĩnh, các nhà văn và thuộc cấp kính ngưỡng ông. Sách dầy hơn 700 trang, khổ 16 x 22, với ngồn ngộn tư liệu, hình ảnh. Bìa do Họa sĩ Trần Thắng Cty Starbooks thiết kế rất đẹp. Tôi giúp Hoàng Anh Thi (con út cụ Thiện) từ việc viết lời bạt (Nxb đứng tên) cùng 2 bài viết khác đi trong tập sách, đến việc làm cầu nối giới thiệu họa sĩ…
Năm ngoái, tôi làm một bài “khoán thủ” và được đưa vào cánh gấp của bìa 1. “TƯỚNG văn danh tiếng nức ba quân/ HOÀNG tâm võ trọng đức muôn phần/ THẾ trung nghĩa trượng hồn muôn dặm/ THIỆN tạc lòng Dân nức tiếng thơm”.
Minh Ngọc Nguyễn