Chủ Nhật, Tháng mười 13, 2024
Trang chủĐặc san xuânÂN TÌNH SÂU NẶNG, CHUNG THỦY

ÂN TÌNH SÂU NẶNG, CHUNG THỦY

Đại tá Mạc Phương Minh

Trước ngày 22/12/2023, tôi có may mắn được tham gia cùng đoàn Cựu Chiến Binh, Chuyên gia Quân Tình Nguyện Việt Nam về thăm lại chiến trường xưa Campuchia.

Đại tá Mạc Phương Minh ( từ phải qua người đứng hàng đầu vị trí thứ 11 ) cùng đoàn CCB quân tình nguyện Việt Nam thăm chiến trường xưa tại Campuchia tháng 12/2023

Sáu ngày vòng quanh đất nước Bạn, chúng tôi đã đến Kongpong Chàm – QK2; thăm nhà truyền thống Mặt trận 479 – tỉnh Xiêm Riệp thuộc địa bàn QK4, nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, hiện vật quý giá cùng những công trình quân sự được chăm sóc cẩn thận. Nhìn thấy ảnh chân dung của các vị chỉ huy cầm quân các mặt trận, chúng tôi vô cùng xúc động! Có những người thời đó tóc đã pha sương. Họ vừa trải qua cuộc trường kỳ kháng chiến, góp máu xương giành lại hòa bình cho dân tộc. Chưa kịp “hồi sức”, chưa kịp báo hiếu cho cha mẹ già, chưa kịp chăm lo cho vợ con… họ đã lại lên đường tiếp tục cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.

tunky vòng quanh đất nước Ban chúng tôi đã đến cho dân tộc

Những địa danh một thời có thể gây “chấn động tâm lý” như: Tà Sanh, Pailin, Cao melai, PoiPet, Sam Lop, Am Pin, Đăng Cum, Niết Lương… giờ đây thật yên bình, trù phú như chưa từng có cuộc chiến khốc liệt nào, chưa từng là vùng đất khét tiếng của sốt rét, của rừng thiêng nước độc, lâm sơn chướng khí. Đất nước Campuchia hồi sinh mạnh mẽ như chưa từng có những “cánh đồng chết”, chưa từng trải qua cuộc diệt chủng tàn khốc dưới chế độ Pôn Pốt mấy mươi năm trước.

Thành viên trẻ nhất đoàn là anh Phạm Đức tuổi đã ngoài sáu mươi, luôn hân hoan thốt lên hai chữ Hòa Bình. Hòa Bình là vô giá. Bởi, như muôn vạn chiến sỹ tình nguyện khác, các anh đã gửi lại đây quãng đời trẻ trung tươi đẹp nhất. Với 5 lần dính thương nhưng anh may mắn trở về, còn đồng đội của anh thì không. Quá nhiều đồng đội thân thương của anh, quá nhiều người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại đây. Cuộc sống của họ đã dừng lại cho dân tộc Campuchia được hồi sinh. Vậy nên HOÀ BÌNH LÀ VÔ GIÁ.

Theo suốt hành trình, khi là những khoảng lặng trầm ngâm, sâu lắng, hồi tưởng về những trận chiến, nhớ về những đồng đội người còn người mất, người chẳng lành lặn khi là những câu chuyện sôi nổi của một thời máu lửa với những trận chiến khốc liệt, những mùa nắng cháy khô người, những cơn sốt rét rừng kinh khiếp.

“Con voi già trụi lông

Quay đầu về Bát Đom Pong

Tàn quân Pôn Pốt đến Tà Sanh

Lẩn quất cùng vi trùng sốt rét

Cùng lạch nước đen ngòm lá độc

Lũ giết người bằng búa bằng dao

Lũ giết người bằng gặm nhấm hồng cầu

Kết bạn”

(Trích bài thơ Tà Sanh của nhà thơ Vương Trọng)

Anh thương binh Bùi Xuân Tiến – thành viên của đoàn, đã từng cùng trung đoàn 174 của mình trải qua cơn khát khủng khiếp, khi hành quân phối hợp đánh chiếm căn cứ Pailin mùa khô năm 1979. Hơn 30 km đi bộ mà không gặp một dòng suối nào. Cả ngàn người khát đến kiệt sức, nằm phơi mình dưới cái nắng thiêu đốt tưởng chừng như khô cả máu trong người. Họ chỉ hồi tỉnh khi được “nhấm nháp” những ngụm nước đen ngòm từ vũng trâu đầm còn sót lại.

Gian khó, khốc liệt đến tột cùng! Con voi già sốt trụi lông bỏ chạy, nhưng bộ đội Việt Nam vẫn bám trụ kiên cưỡng! Lành thương rồi, hết sốt rét rồi thì quay lại vị trí vì bộ đội Việt Nam là hy vọng, là sự sống, là cứu tinh của người dân Campuchia.

Sau mấy mươi năm, có người nhiều lần cùng bạn mình trở về đây, tìm về nơi những đồng đội đã nằm lại, để thắp cho họ nền nhang, cho các liệt sĩ biết rằng: họ không bị lãng quên! Có người lần đầu trở về chiến trường xưa. Dù địa hình địa vật đổi thay, nhưng những nơi các anh từng sống chết thì không thể quên được. Gia đình nuôi chứa bảo vệ cho anh Xuân Tiến được anh đưa đoàn đến ghé thăm. Ngôi chùa bên cạnh đền Angko Vat được anh Triệu Xuân Hòa và Trung tướng Sun Sa Mon Phó Tư Lệnh QK2 Campuchia dẫn đoàn đến, kể lại chuyện đánh nhau với tàn quân Pôn Pốt ở đây.

Xe dừng lại ngay dốc cầu Tà Saman, xã Tơ Ria, huyện Svay Cheyk, tỉnh Banteay Meanchey, để nhìn lại địa điểm mà anh Ba Hòa và Năm Lượng may mắn không có mặt khi xe các anh bị dính mìn. Ngôi đền Banteay Chma đổ nát được xây dựng vào thế kỷ 12, từng là nơi trú quân của Phạm Đức cùng anh em trung đoàn 16 khi truy lùng tàn quân Pôn Pốt, được anh ấy ghi hình kỹ lưỡng, tìm lại những ngóc ngách đã chở che mình… Rối trên đường đi các anh nhớ lại bên này xưa là tiểu đoàn trinh sát đồng quân xa bên kia là trung đoàn 174; đây là đường vô Sư đoàn 330… Dòng hồi ức cứ trào dâng trong suốt hành trình.

Ngồi trên chiếc xe máy lạnh bon bon trên đường nhựa mới mở, nhưng chúng tối quặn lòng khi nghĩ về những đồng đội còn nằm lại đâu đó trên khắp đất nước này. Bến dưới những con đường mới này, bên dưới những thị trấn, làng mạc trù phú mới được dựng lên, bên dưới những vườn cây thửa ruộng tươi tốt hiền hòa trên khắp đất nước Campuchia hôm nay, vẫn còn nhiều, rất nhiều những đồng đội của chúng ta nằm lại. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ đi “giữ nước từ xa”. Và rồi mấy mươi năm qua, họ nằm lại đây, hướng về Đất Mẹ từ xal

Trong buổi tiếp đoàn của Bộ Tư lệnh QK4 Quân đội Hoàng gia Campuchia, khi nghe anh Năm Lượng – trưởng đoàn của chúng tôi nhắc về nỗi niềm đau đầu của những người mẹ, người cha, vợ con của các liệt sĩ còn nằm lại đầy; về trọng trách tâm nguyện của các đơn vị, của các tổ chức xã hội, của đồng đội xưa đối với việc tìm kiếm thông tin và hồi hương hài cốt liệt sĩ, Tư lệnh QK4 – Đại tướng Pav Heng đã xúc động không kìm nén được nước mắt. Sau đó ông đã nói: “Không có ngày 7/1/1979 thì không có chúng tôi hôm nay”. Cầu nói ngắn gọn mà hàm chứa nội dung cả một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc Campuchia và ân tình sâu nặng với đất nước Việt Nam anh em.

Đoàn Cựu Chiến Binh và Chuyên Gia Quân Tình Nguyện VN về thăm lại chiến trường xưa không có danh nghĩa chính thức, không có quân phục cấp hàm, nhưng vẫn được Bạn đón tiếp hết sức trọng thị, nồng hậu, chu đáo và chân tỉnh; cùng với những gì mắt thấy tai nghe trên đất nước Campuchia hôm nay, cho chúng tôi một niềm tin về ăn tình sâu nặng, cao cả, thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia vẫn sẽ được Bạn giữ gìn và trân trọng.

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây