Chủ Nhật, Tháng mười 13, 2024
Trang chủCHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCHHỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

 

Để dành được độc lập dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam như ngày hôm nay, dân tộc Việt nam đã phải đổ rất nhiều máu xương mới dành được. Máu và xương của người Việt Nam đã làm rạng danh non sông đất nước. Những mất mát, hy sinh của con người đất Việt luôn được ghi nhận từ trái tim những người đang sống. Đảng, Quốc hội, nhà nước đã có nhiều chủ trương, chế độ, chính sách vận động toàn xã hội tri ân, ghi nhớ, biết ơn những người đã ngã xuống tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc.

Ngày 16-2-1947, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công”, sau đó được bổ sung, sửa đổi bằng Sắc lệnh 242/SL ngày 12-10-1948 quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng “tử sĩ”, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình “tử sĩ”. Đây là các văn bản pháp luật đầu tiên ở Việt Nam đặt nền móng cho hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Đảng và Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý chọn ngày 27-7 hằng năm là “Ngày Thương binh – Liệt sĩ”, ngày nhân dân bày tỏ lòng hiếu nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, đánh dấu sự ra đời của các hoạt động tình nghĩa “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đối với người có công với cách mạng.

  1.  Từ năm 1947 đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  (1954), Nhà nước đã ban hành 24 văn bản dưới hình thức Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư, Thông lệnh quy định những vấn đề cơ bản về tiêu chuẩn để xác định thương binh, tử sĩ; quy định trợ cấp hằng tháng, các chính sách ưu tiên đối với thương binh; gia đình tử sĩ được tặng “Bảng Tổ quốc ghi ơn”, thương binh được cấp Huy hiệu Thương binh

 

  1. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhà nước đã ban hành 184 văn bản pháp luật, chế độ chính sách giải quyết quyền lợi cho những quân nhân, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật, bị chết trong chiến tranh; đối với những người hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, Nhà nước đã sửa đổi tiêu chuẩn “liệt sĩ” thay tiêu chuẩn “tử sĩ” trước đây, cấp Bằng Tổ quốc ghi công thay “Bảng Tổ quốc ghi ơn” liệt sĩ; quy định việc cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ.

3.Từ năm 1975 đến năm 1985, chính sách ưu đãi người có công có những thay đổi bổ sung cho                    phù   hợp tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước sau khi Tổ quốc thống nhất. Chính sách             ưu đãi người có công tập trung vào các nhiệm vụ như giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh,                    thống nhất các chế độ ưu đãi trong cả nước. Đảng và Nhà nước đã ban hành 523 văn bản pháp                luật ưu đãi người có công.

  1. Từ 1986 đến 2019: đáng chú ý là Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công) và Pháp lệnh phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng được công bố ngày 10-9-1994. Các Pháp lệnh này qua nhiều năm đều được sửa đổi bổ sung cho phù hợp thực tế và điều kiện thực

Phiên họp thứ 51, của UBTVQH ( ảnh: Bảo Yến)

       5. Những điểm mới của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi 2020) – có hiệu lực từ 01/7/2021.

Tại Phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) với nhiều điểm mới, quy định chặt chẽ, khả thi, bảo đảm chế độ cho người có công và thân nhân. Đây là văn bản pháp luật mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể chế rõ chủ trương ưu tiên chăm sóc, dành tối đa nguồn lực để nâng cao hơn nữa đời sống người có công với cách mạng.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) gồm 7 chương và 58 Điều. Quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Pháp lệnh mới bỏ 01 chương và 03 điều, bổ sung 03 chương, 13 điều; có 36 điểm mới thuộc 8 nhóm nội dung lớn về đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc thực hiện, điều kiện, tiêu chuẩn ưu đãi người có công với cách mạng, về tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, xử lý vi phạm.….

Đặc biệt nhiều nội dung đã được pháp lệnh hóa , cụ thể và chi tiết hơn.

* Mở rộng thành phần hưởng ưu đãi

Thứ nhất: Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020  mở rộng việc chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, bổ sung đối tượng người có công và thân nhân. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 3 đã làm rõ những đối tượng là thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ. Hoặc tại Khoản 10, Điều 16 quy định vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và bảo hiểm y tế…

Thứ hai: Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020 đã cụ thể các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng gồm: ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc các nguồn lực hợp pháp khác.

* Nâng cao chất lượng chăm lo người có công

Pháp lệnh mới đã định rõ nguyên tắc hưởng trợ cấp hằng tháng với Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) bằng 3 lần mức chuẩn. Mức chuẩn hiện hành theo Nghị định 58/2019/NĐ-CP ngày 1-7-2019. Như vậy, pháp lệnh mới đã bỏ quy định trợ cấp tuất theo số con liệt sĩ với Bà mẹ VNAH mà cố định rõ, đảm bảo các bà mẹ VNAH sống tốt mà không phụ thuộc vào số con liệt sĩ.

Nếu như pháp lệnh hiện hành nêu rõ: “Người phục vụ Bà mẹ VNAH sống ở gia đình được Nhà nước mua bảo hiểm y tế” thì tại pháp lệnh mới đã dành ra Điều 19 quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Bà mẹ VNAH. Cụ thể, ngoài bảo hiểm y tế như trên, thân nhân Bà mẹ VNAH sẽ được hưởng trợ cấp một số khoản (có mức độ chi tiết) khi Bà mẹ VNAH qua đời hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ VNAH”.

Những sửa đổi bổ sung là kịp thời, phù hợp, gần hơn với thực tế cuộc sống, nhưng còn cần sớm có hướng dẫn chi tiết hóa bằng văn bản của Chính phủ./.

Bác sĩ – luật sư Nguyễn Đồng Bằng (tổng hợp)

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây