Thứ năm, Tháng mười 10, 2024
Trang chủNHỊP CẦU BẠN ĐỌCBẠN ĐỌC VIẾTNGỜI SÁNG ĐẠO LÝ DÂN TỘC VIỆT NAM

NGỜI SÁNG ĐẠO LÝ DÂN TỘC VIỆT NAM

NGỜI SÁNG ĐẠO LÝ DÂN TỘC VIỆT NAM

Bút ký

Nhà báo, nhà văn NGUYỄN HỒNG VINH


Nhà báo Hồng Vinh, nguyên P. Trưởng ban TGTU (giữa) trò chuyện với anh Nguyễn Minh Triết (bên trái) ngày 29/4/2021 nhân K/n 46 năm – ngày Thống nhất đất nước.

     Vào dịp kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975), tôi có may mắn đến thăm Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hội Trần Thế Tuyển là người con Nam Định, từng vượt Trường Sơn vào chiến đấu ở đất Chín Rồng; hoà bình về, anh tình nguyện gắn bó với vùng đất phía Nam đầy nắng gió. Trong 2 căn phòng rộng thoáng của thành phố Hồ Chí Minh dành cho Thường trực Hội làm việc với đầy đủ tiện nghi cần thiết, Trần Thế Tuyển sôi nổi kể lại một vài kỷ niệm khó quên. Sau khi đến tuổi hưu, anh rời cương vị Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, cùng với một nhóm bạn bè thân thiết đã từng “nằm gai nếm mật” cùng Sư đoàn chiến đấu ở Long Khốt, Vĩnh Hưng…, bảo vệ căn cứ địa cách mạng của ta ở Đồng Tháp Mười trong những tháng năm chống Mỹ, cứu nước. Đau đáu trong tâm nỗi nhớ thương nhiều đồng đội đã ngã xuống, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt, “nhóm tình nguyện” của anh khởi xướng “cuộc hành quân” tìm mộ liệt sĩ; đồng thời kêu gọi sự quyên góp của các tổ chức, cá nhân để xây dựng những “căn nhà tình nghĩa” cho nhiều gia đình chính sách; tổ chức kết nối, tìm hiểu về liệt sĩ và gia đình liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp các cơ quan hữu quan tổ chức nhiều buổi giao lưu nghệ thuật “Mẹ trong trái tim người lính” nhằm tri ân, tôn vinh các Mẹ Việt Nam anh hùng… Với sự ủng hộ, trợ giúp tích cực của Quân khu 7 và UBND tỉnh Long An, Hội đã xây dựng mới Đền thờ liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử quốc gia ở khu vực đồn Long Khốt – nơi đã xảy ra những trận chiến ác liệt với hàng trăm chiến sĩ của ta đã anh dũng ngã xuống. Chính tại nơi đây, hôm khánh thành, đã treo 2 câu đối do Trần Thế Tuyển viết từ tấm lòng cà trí tuệ để tri ân đời đời các liệt sĩ nơi đây:
Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc
Hồn bay lên hoá linh khí quốc gia!
Cùng với các hoạt động trong lĩnh vực tinh thần, Hội chủ động vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm góp hàng trăm triệu đồng xây dựng “Nhà tình nghĩa” cho các mẹ liệt sĩ (mỗi căn trị giá 60 triệu đồng). Đến tháng 7 này, 35 căn nhà đã được giải ngân. Thực hiện Chương trình “Mẹ trong trái tim người lính”, Hội đã tặng 76 Mẹ Việt Nam anh hùng 76 triệu đồng, tặng con em liệt sĩ 200 triệu đồng nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ; hỗ trợ kinh phí cho một số thương binh nặng có hoàn cảnh khó khăn, như ông Nguyễn Triệu Hùng, thuơng binh, con liệt sĩ ở quận Bình Thạnh; thương binh Nguyễn Văn Trung ở thị trấn Vĩnh Hưng (Long An); thương binh Phạm Văn Tấn ở quận Tân Bình, với tổng số tiền là 80 triệu đồng; hỗ trợ hàng chục triệu đồng cho 10 gia đình liệt sĩ ở tỉnh Bắc Giang có con hy sinh tại Sài Gòn – Gia Định và miền đông Nam Bộ; góp 500 triệu đồng xây dựng Bia ghi danh các liệt sĩ thuộc Trung đoàn 174, hi sinh tại chiến trường Đăk Tô, Tân Cảnh…
Tôi xúc động, mắt rơi lệ khi đọc những bức thư, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ. Xin ghi lại đây đoạn mở đầu trong “Thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc” viết ngày 17/7/1947: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ. Của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta… Thương binh là những người đã hi sinh gia đình, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào… Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh hùng ấy.”
Đoạn cuối thư, Bác khẳng định: “Luôn luôn tin vào lòng nhường cơm sẻ áo của đồng bào ta, tôi chắc rằng “Ngày thương binh” sẽ có kết quả mỹ mãn”. Và, thật xúc động biết bao, khi Bác viết: “Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa của chị em đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi và của các nhân viên Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127.00)” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 50, NXB Chính trị quốc gia, H.2009, trang 175-176). Viết đến đây, tôi nhớ lại câu thơ da diết của Tố Hữu trong ngày vĩnh biệt Bác năm 1969: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người.” Bác đã kế thừa và phát triển đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Thương người như thế thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”… Trong các bài viết động viên các giai tầng xã hội tham gia công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Bác đều nhắc các câu châm ngôn nói trên. Thực tế, với việc làm ấy, Bác Hồ bằng lời nói gắn liền hành động đã sáng tạo nên “văn hoá Hồ Chí Minh” trên cơ sở kế thừa và phát triển văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. Vì lẽ đó, “Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7” hàng năm đã đi sâu vào tiềm thức của các tầng lớp nhân dân, trở thành động lực tinh thần vô giá của toàn dân tộc.


 Nhà báo Hồng Vinh cùng các đồng nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh

Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ Đội K39 đã vượt lên mọi gian khổ, hiểm nguy, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ đã hi sinh qua các thời kỳ làm nghĩa vụ quốc tế trên nước bạn Campuchia. 20 năm qua, họ đã đặt chân đến hơn 170 xã, 21 huyện thuộc 3 tỉnh Takeo, Konpong Speu, KoKong ở Campuchia và 28 xã thuộc 3 huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang. Nơi mà Đội K39 tìm kiếm, quy tập hài cốt trên đất Campuchia thường là đối núi hiểm trở, địa hình phức tạp, nhiều nơi còn bom, mìn và chất độc hoá học sót lại sau chiến tranh. Công tác khai quật chủ yếu bằng sức người. Cán bộ, chiến sĩ kiên trì lật từng tấc đất ở góc suối, khe núi, đào hàng chục ngàn khối đất đá bằng công cụ thô sơ, vừa đi vừa mở đường, với độ dài hàng ngàn km. Tìm kiếm được rồi, phải tìm mọi cách đưa an toàn những người con về đất Mẹ, quả thật không đơn giản chút nào. Nắng lửa, mưa rừng, thú dữ, rắn rết… không cản bước chân của những người làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh trái tim, thấm sâu ý thức: cha, anh mình đã ngã xuống trên đất bạn cũng vì độc lập, tự do của Tổ quốc; vì hoà bình, hữu nghị giữa hai dân tộc. Họ thấu hiểu nỗi đau của gia đình, thân nhân các liệt sĩ đang từng ngày, từng giờ chờ mong tin vui từ Đội. Nhiều Tết không có dịp về quê, nhưng không ít cán bộ, chiến sĩ vẫn tận tuỵ hoàn thành khối lượng công việc, đau đáu một mục tiêu cao đẹp: “tìm thêm được một hai hài cốt là niềm vui của chính mình”. Với ý thức và hành động ấy, trong suốt 20 năm, Đội đã quy tập, hồi hương được 1.956 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh trên đất Campuchia, trong đó có 251 hài cốt đã được xác định danh tính. Riêng trên địa bàn tỉnh An Giang, Đội K93 đã tìm kiếm, quy tập được 1.254 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 130 hài cốt cũng được xác định danh tính. Đảng, Nhà nước đã ghi nhận công lao to lớn nêu trên, tặng Đội 2 Huận chương chiến công Hạng nhì và hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Bộ Quốc phòng và tình An

Những ngày cuối năm 2020, dù bộn bề công việc, nhưng đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, trong chuyến đi công tác ở Lạng Sơn, vẫn dành thời gian đến huyện Văn Quán dự lễ bàn giao “nhà tình nghĩa” tặng gia đình ông Triệu Văn Lương là con trai liệt sĩ Triệu Văn Cúc ở thôn Lùng Tày, xã Tràng Phái có hoàn cảnh khó khăn. Đây là tấm lòng của cán bộ, công chức thuộc

Các đại biểu dự lễ khánh thành bia ghi danh liệt sĩ   -Nghĩa trang liệt sĩ Đăk Tô-Kon Tum.

Cụm thi đua số 5 tự nguyện quyên góp được hơn 76 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà tương đối khang trang. Trong cuộc trò chuyện thân tình, đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng, đây là một việc làm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Đó cũng là nhân tố tạo nên sức mạnh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm qua và hôm nay…
Nhiều người còn nhớ, cách đây hơn hai năm, có một cuộc triển lãm tại Festival Truyền thống Huế, gây sự quan tâm lớn của dư luận trong nước và quốc tế. Bà Đặng Ái Việt đã trưng bày tại đây 50 bức tranh chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở miền Trung (trong số gần 2000 bức tranh về các Mẹ ở 62/63 tỉnh, thành trên cả nước). Vào tuổi 71, chỉ với chiếc xe Honda cũ, mặc nắng mưa, gió rét, Bà hăm hở đi dọc dài đất nước, lên tận miền núi Lào Cai gặp các Mẹ anh hùng để vẽ chân dung. Cùng với việc làm ấy, Bà đã vẽ 210 chân dung anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Quân khu 7 và Quân khu 9. Khi được hỏi: Bà nghĩ gì khi có vị lãnh đạo gọi công việc của Bà là việc làm anh hùng? Bà cười, trả lời bình dị: “Đó là cách nói vui thôi. Tôi chỉ là một nghệ sĩ. Việc tôi đi vẽ, có thể tóm tắt thế này:
Ta đi đâu phải cần danh
Chẳng phải thiền sư, chẳng phải kinh
Ta tìm hình ảnh người mẹ Việt
Để lại nghìn năm cho thế nhân!
Vâng, tri ân những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng, là lương tâm, là trách nhiệm của các thế hệ trong và sau chiến tranh đối với những người đã đổ máu xương cho cây độc lập, tự do của đất nước ta đơm hoa kết trái. Lời tâm sụ của mẹ Đặng Ái Việt càng làm chúng ta thấm thía nhận xét của một học giả quốc tế đến thăm nước ta: Ở Việt Nam, ra ngõ là gặp anh hùng!

Hà Nội 7/ 2021
NHV

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận
Nhập tên của bạn

Bài viết phổ biến

Bình luận gần đây