DẤU ẤN CUỘC ĐỜI – HỒI KÝ CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG – kỳ mười ba
Phần năm
TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG QUA TRANG VIẾT CỦA ĐỒNG ĐỘI
- MỘT VÀI CẢM NHẬN ĐỌC “DẤU AN CUỘC ĐỜI” CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG
- Bùi Quang Huy (Chín Nhỏ) nguyên ủy viên trung ương đảng, nguyên phó ban thường trực ban chỉ đạo Tây nam bộ
Trung tướng Lưu Phước Lượng mà bạn bè thân quen hấy gọi là “anh Năm Lượng”, một con người tam thước vừa phải, vui tình, cởi mở, khi làm việc thì hết mình vì nhiệm vụ chung. Tôi quen biết anh Năm Lượng cuối năm 2003 đầu năm 2004, khi tôi từ Cà Mau về Trung ương nhận nhiệm vụ Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ – cơ quan đóng tại Cần Thơ, anh Năm Lượng lúc ấy là Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 9.
Do cơ chế phối hợp hoạt động của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, nên tôi và anh Năm Lượng thường hội họp chung hoặc đi công tác xuống các tỉnh cùng địa phương và các bộ, ban ngành Trung ương chỉ đạo giải quyết các điểm nóng giữ vững ổn định địa bàn. Mỗi lần hội họp, ý kiến anh Năm Lượng thường xác đáng, đề xuất biện pháp, quan điểm tư tưởng rõ ràng, đóng góp nhiều sáng kiến cho Ban, nên tôi càng quý mến, xem anh là một người bạn, người đồng chí thân thiết. Nay đọc “Dấu ấn cuộc đời” của anh Năm Lượng tôi càng hiểu, quý mến anh nhiều hơn, đặc biệt là tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu cách mạng, một lòng một dạ xả thân qua thử thách ở tuổi 48 trong quân đội, đi khắp các chiến trường miền Đông, miền Tây Nam Bộ, ở Campuchia và biên giới phía Bac của Tổ quốc, có những lần hiểm nghèo cùng bộ đội đánh vào Sài Gòn xuân Mậu Thân 1968, nhưng không làm anh nao núng, kiên cường chiến đấu vì mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Anh Năm Lượng từ người lính trưởng thành qua nhiều cấp lãnh đạo, chỉ huy bộ đội, cao nhất là cấp sư đoàn, quân đoàn, quân khu, mang quân hàm Trung tướng. Nhưng anh luôn khiêm tốn, Hòa đồng với mọi người, được đồng đội cảm mến, kính phục. Ngoài công tác chung, tôi đôi lần đến gia đình anh Năm Lượng – một gia đình mẫu mực, cả nhà đều là lính “Bộ đội Cụ Hồ”, đặc biệt là thân mẫu anh Năm Lượng vừa là người quyết định vừa là điểm tựa tinh thần, nguồn động viên, an ủi, khích lệ cả nhà đi đánh giặc, kiên cường đấu tranh với quân thù, góp phần cùng toàn dân giải phóng Miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
Đọc “Dấu ấn cuộc đời” của Trung tướng Lưu Phước Lượng – một tác phầm tốt, tuy văn vẻ không trau chuốt, kể lễ cái tôi, những thành tìch của riêng mình mà ghi chép người thật, việc thật của một cá nhân, gia đình đứng trong thời điểm lịch sử đặc biệt của dân tộc, đấu tranh sinh tử với quân thù, giành lấy độc lập tự do, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Kính chúc anh Năm Lượng và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc.
Thân ái!
- ÔNG TƯỚNG THÀNH PHẦN GIAI CẤP “TIỂU TƯ SẢN”
- Huỳnh Minh Đoàn, nguyên ủy viên trung ương đảng, nguyên bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp.
Anh Năm Lượng – Trung tướng Lưu Phước Lượng nguyên bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu 9 – một chức vụ tương đồng với Chính ủy Quân khu hiện hành. Vào tháng 10 năm 1976 có một lần đi thăm “ghệ” (vợ sắp cưới), tôi và anh “tao ngộ” tại Trường văn hóa Quân khu 9 tọa lạc trong căn cứ cũ của Sư đoàn Lục quân số 9 Mỹ ở Đồng Tâm, Mỹ Tho. “Ghệ” của anh là Phương Minh, Thiếu úy học lớp 9/10 bổ túc văn hóa. “Mèo” của tôi là Xuân Vân, thượng sĩ học lớp 5/10 nhưng được lãnh đạo nhà trường bố trí ở chung suất nhà với chị Phương Minh. Đó là lần đầu tôi quen biết sơ bộ về anh Năm Lượng. Cấp bậc của anh khi ấy là trung úy, giữ chức trợ lý cán bộ của trung đoàn 29 thông tin Quân khu. Tôi là trung úy giữ chức Chính trị viên Đại đội trinh sát trung đoàn Đồng Tháp I (Trung đoàn 2/Sư đoàn 330). Mặc dù đồng cấp bậc người nhỏ nhắn nhưng anh có phong thái đĩnh đạc, chững chạc, lịch lãm dáng dấp trì thức nhà binh và có hiểu biết cao rộng, hơn hẳn tôi “một cái đầu”.
Tôi hiểu rõ và thân tỉnh với anh ngày càng nhiều hơn, khi anh trở lại Quân khu 9 giữ chức bí thư Đảng ủy – Phó tư lệnh về chính trị Quân khu. Trên cương vị bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp – Đảng ủy viên Quân khu 9 nên anh em chúng tôi thường gặp nhau trong định kỳ họp Đảng ủy Quân khu và những lần anh đến Đồng Tháp kiểm tra công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Ngoài việc bàn luận chính sự trên bàn hội nghị, khi rảnh rỗi chúng tôi “đàm đạo tào lao” chuyện Đông – Tây – Kim – Cổ và cả chuyện “thượng vàng hạ cám” đương thời. Mọi chuyện anh đều tỏ ra hiểu biết am tường nên tôi ngầm xếp anh vào tốp đầu “vạn sự thông”. Tôi quý trọng anh bởi lối sống chân thành và thân tỉnh với đồng chí, đồng đội. Tôi kính nể anh bởi sự phối hợp tâm đầu ý hợp với “Công tử” – Tư lệnh Quân khu đưa ra những quyết định táo bạo làm thay đổi căn bản hệ thống doanh trại quân sự địa phương khảng trang, sạch đẹp trong giai đoạn anh làm bí thư Đảng ủy, “Công tử” làm Tư lệnh.
Gia thế củaTrung tướng Lưu Phước Lượng có bề dày truyền thống cách mạng nhưng bản thân anh bị liệt vào thành phần giai cấp “tiểu tư sản”. Nhập ngũ vào Quân giải phóng Miền Nam năm 1965 chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nơi diễn ra cuộc đọ sức điến hình khổc liệt giữa quân dân ta với những sư đoàn quân viễn chinh Mỹ và chư hầu rất kiêu căng và hung ác. Anh trở thành “Dũng sĩ diệt Mỹ” trên địa danh “Đất thép thành đồng”, được vinh dự làm thành viên đoàn công tác củaMặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam ra nước ngoài công cán, được ông Đặng Tiểu Bình, thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đón tiếp trọng thị trong Đại lễ đường nhân dân – thủ đô Bắc Kinh. Anh được tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở cả hai đầu đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia với vị trì có điều kiện tiếp cận các đồng chí lãnh đạo tối cao chiến trường.
Tháng 12 năm 2017, tình cờ tôi được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam xướng tên Năm Lượng trong giờ phát thanh quân đội nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Mậu Thân 1968. Tôi bàng hoàng sửng sốt, té ra nhân vật lịch sử đượm màu huyền thoại ấy trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 lại chính là anh Năm Lượng. Chuyện kể rằng: Anh là một trong những chiến binh Quân giải phóng, một nhân vật lịch sử tham gia đột kích vào Đô thành Sài Gòn trong trận tập kích chiến lược của Quân giải phóng vào các đô thị củachính quyền Sài Gòn trên chiến trường Miền Nam năm Mậu Thân 1968. Anh là nhân chứng sống hiếm hoi của một cánh quân đánh vào khu vực Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam cộng Hòa. Trong thời khắc hiểm nghèo anh lại bất ngờ “chui vào” tư gia bên vợ một viên quan chức đặc biệt của phía bên kia chiến tuyến để “chém vè” tạo thêm một kịch tính hiểm nghèo hơn. Nhưng một điều không tưởng lại xảy ra với anh và đồng đội là cả gia đình trong đó có vợ viên quan chức kia ra sức che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng các anh và móc nối đưa các anh vượt khỏi vòng vây tử thần trong bối cảnh khám xét lục soát gắt gao của quân thù.
Có lẽ, cuộc hành trình gần nửa thế kỷ (48 năm) trong đời binh nghiệp của một “tiểu tư sản” như anh đã trải qua trui rèn trong khói lửa chiến tranh khốc liệt trên nhiều mặt trận nóng bỏng và may mắn được tiếp cận các tướng lĩnh tài ba lẫy lừng như Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Nguyễn Thới Bưng… đã trau dồi cho anh những tố chất, những bản lĩnh đúng tầm của một tướng quân lãnh đạo chỉ huy cấp chiến dịch – chiến lược (Chính ủy Sư đoàn, Chính ủy Quân đoàn, Chính ủy Quân khu) trong đội hình quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Đó là những gì tôi biết về anh Năm Lượng – Trung tướng Lưu Phước Lượng, một người anh, người đồng chí, đồng đội mà tôi vô cùng quý mến và kính trọng!
- TƯỚNG LƯỢNG ANH NĂM TÂY NAM BỘ.
- Võ Văn Dũng, Ủy viên ban chấp hành trung ương đảng, phó trưởng ban thường trực ban nội chính trung ương, nguyên bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu.
Tôi gặp và biết anh Năm Lượng vào tháng 6 năm 2003, tại một hội nghị giao ban giữa lãnh đạo và Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 với Thường trực và Văn phòng các tỉnh ủy, Thành ủy trên địa bàn Quân khu, được tổ chức tại tình Bạc Liêu. Khi ấy tôi là Chánh Văn phòng Tình ủy, anh Năm là Bí thư Đảng ủy – Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9. Lúc bấy giờ, để trao đổi thông tin kịp thời, phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của quân khu và các tỉnh ủy, Thành ủy, Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu để xuất sáng kiến cần có cuộc giao ban định kỳ giữa Văn phòng Bộ Tư lệnh với Văn phòng các tỉnh ủy, Thành ủy (tất nhiên là có cả lãnh đạo Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu và Thường trực các tỉnh ủy, Thành ủy cùng dự). Sáng kiến này nhanh chóng được thường trực và văn phòng các tỉnh ủy, Thành ủy tìch cực ủng hộ.
Với dáng người nhỏ nhắn nhưng hoạt bát, luôn giữ nụ cười tươi trên gương mặt sáng, đồng chí bíthư Đảng ủy Quân khu cuốnhút cả hội trường khi đánh giá, phân tìc h tình hình, âm mưu, thủ đoạn củacác thế lực thù địch đối với địa bàn Quân khu, đặc biệt khi Trung tướng Lưu Phước Lượng để xuất cách “điều binh khiến tướng”, di chuyến lực lượng để khắc chế và tránh được các vũ khí công nghệ cao như tên lửa hành trình của địch. Là một đại biểu của hội nghị, nhưng lại là chủ nhà đăng cai nên ít nhiều làm cho tôi bị chi phối vào các việc khác, thế nhưng trước những hiểu biết sâu rộng của anh Năm về tình hình, chiến lược, chiến thuật quân sự, nhất là việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể đã làm tôi phải chú ý lắng nghe, nuồt từng lời một của vị tướng này, nhớ đến tận bây giờ.
Khi giải lao, đồng chí bí thư Đảng ủy Quân khu bước xuống bắt tay mọi người, bắt tay tôi hỏi: “Anh nói nghe được không em?”. Tôi nhanh chóng trả lời, có chút pha trò: “Anh không thấy sao, cả hội trường như nín thở, có ai dám thở khi anh đang nói đâu”. Cả tôi, anh và mọi người đứng xung quanh cười khà. Tôi quen, thân anh và “chịu” anh từ ngày ấy.
Sau thời gian đó, vào tháng 5 năm 2005, tôi được điều động về làm bí thư Thị xã Bạc Liêu, anh Năm cũng được Ban bí thư điều động về làm Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ để giúp cho đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, kiêm Trưởng ban Chỉ đạo.
Tôi nhớ rất rõ, tại Đại hội X của Đảng, tôi được Trung ương khóa IX giới thiệu ứng cử Ủy viên dự khuyết Trung ương khóa X, đây là đại hội đầu tiên khôi phục chế định Trung ương dự khuyết sau nhiều nhiệm kỳ dừng không áp dụng. Khi đại hội chia tổ để thảo luận nhân sự, thấy không khí cạnh tranh quyết liệt, đại biểu giới thiệu thêm nhiều quá, tôi có chút thiểu tự tin, nên điện thoại hỏi ý kiến anh Năm. Là người đã từng trải, anh Năm bảo không việc gì phải lo, em là người được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cân nhắc, thẩm định và giới thiệu; em không được làm khác ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Tôi nghe anh Năm và trúng cử Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa X, lúc đó vừa 46 tuổi, bước ngoặt quan trọng nhất đối với tôi mãi đến sau này. Làm bí thư thị xã hơn bốn năm, tôi được điều động lên làm Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ tháng 8 năm 2009. Nhận nhiệm vụ người đứng đầu chính quyền tỉnh trong lúc Bạc Liêu còn gặp rất nhiều khó khăn, đang là “vùng trũng” của Đồng bằng sông Cửu Long – theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng thường trực Chín phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ lúc bấy giờ. Mọi việc đều mới, mọi thứ đều bỡ ngỡ đối với tôi. Mặt khác, các chỉ số phát triển của Bạc Liêu đang gần như “đội sổ” so với các tỉnh trong vùng (chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh PCI hạng 61/63 tỉnh thành; thu ngân sách chưa tới 800 tỷ).
Trong lúc “chân ướt chân ráo” thì anh Năm Lượng là người đầu tiên đến với tôi để góp ý về định hướng phát triển Bạc Liêu. Tôi nhớ rất rõ những ý tưởng khá hay của anh Năm như: Muốn phát triển, Bạc Liêu phải có trong quy hoạch của quốc gia, của vùng. Tuy Bạc Liêu không nằm Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng Bạc Liêu Nam gần Cà Mau cũng là một lợi thế, phải biết tận dụng và khai thác lợi thế đó; trên cơ sở tiềm năng, phải kiến nghị Chính phủ đưa một số dự án động lực của Bạc Liêu vào quy hoạch của quốc gia, bởi vì có được quy hoạch mới có được đầu tư; cửa biển Gành Hào có khả năng làm cảng biển; vùng Gành Hào có khả năng xây dựng thành khu kinh tế biển, v.v… Những ý tưởng đó quý hơn vàng, giúp tôi định hình, phát triển Bạc Liêu sau này.
Tôi nhớ như in về cuộc làm việc đầu tiên của tôi trên cương vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với Thường trực Chính phủ và các bộ, ngành, trung ương về phát triển tình Bạc Liêu đầu năm 2010 mà anh Năm với tư cách là Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã kết nối, hướng dẫn từng việc một để sau đó đạt được kết quả khá mĩ mãn. Cuộc họp diễn ra suôn sẻ, mọi đề nghị của Bạc Liêu đều được các bộ, ngành đồng tình, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kết luận đồng ý; nhiều việc đã trở thành hiện thực sau này.
Trong đó cảng Gành Hào cho tàu tải trọng 5.000 tấn ra vào, được bổ sung vào quy hoạch cảng biến quốc gia. Trung tâm nhiệt điện Cái Cung cũng được bổ sung vào quy hoạch sơ đồ VII; nhiều ách tắc trong xây dựng cơ bản được tháo gỡ; chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh được cải thiện rõ rệt, năm 2012 Bạc Liêu đạt thứ hạng 7/63 tình thành, v.v…
Tháng 10 năm 2010, Đại hội Đảng lần thứ XIV của tình khai mạc, tôi được bầu làm Bí thư, vẫn kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tình. Sáu tháng, sau đó kiêm Chủ tịch
Hội đồng nhân dân tỉnh. Từ đó, có điều kiện lãnh đạo, chỉ đạo, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Bạc Liêu, trong đó có những thành quả gắn liền với công sức của anh Năm như: hình thành được nhà máy chế biến gạo có công suất 200 nghìn tấn năm gắn với bao tiêu sản phầm của nông dân thông qua mô hình cánh đồng mẫu lớn do Tập đoàn Lộc Trời đầu tư tại Hồng Dân; xây dựng hoàn thành kè sông Bạc Liêu đoạn qua nội ô – ước mơ của nhiều nhiệm kỳ trước đó; giảm hộ nghèo từ 18% năm 2010 còn 3,5% năm 2015; đưa Bạc Liêu có mặt trong bản đồ du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 8 sản phẩm du lịch cấp vùng (cả vùng có 24 sản phẩm) với tên gọi: “Bạc Liêu điểm hẹn văn hóa”; Bạc Liêu từ một đô thị loại 3 đã trở thành Thành phố loại 2 vào năm 2014; tổ chức thành công Festival đờn cấ tài tử quốc gia lần thứ nhất – Bạc Liêu 2014; nhưng dấu ấn đậm nhất là khởi công, khánh thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu trên thềm lục địa – dự án đầu tiên của Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Một Bạc Liêu với diện mạo hoàn toàn mới, là điểm sáng của miền Tây Nam Bộ.
Năm 2012, đồng chí Lưu Phước Lượng – Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nghỉ hưu, nhưng Trung tướng Lượng – Năm Lượng vẫn luôn sát cánh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, luôn chia sẻ, thậm chí còn tìch cực góp phần tiếng nói với Trung ương để tăng thuận lợi, bớt khó khăn cho các tỉnh, trong đó có Bạc Liêu. Cho đến tận bây giờ, tôi có cảm giác anh Năm Lượng chưa hề nghỉ hưu và vẫn còn đang làm việc. Bởi sự quan tâm, trách nhiệm, sự gần gũi của anh Năm với anh em đương chức, không những thế anh Năm còn luôn làm mới mình về tư duy, không ngừng làm dày thêm cho mình về kiến thức và nhanh nhạy, kịp thời về nắm bắt thông tin, đặc biệt anh vẫn trẻ trung như ngày nào. Điều này cho thấy anh Năm không ngừng học tập và rèn luyện sức khỏe – một phẩm chất đáng học.
Dế mến, dễ gần gũi, ít nói về mình, có phần khiêm nhường có thể làm cho nhiều người chưa hiểu biết về một vị tướng tài ba, thông tuệ cả về quân sự và chính trị; chưa biết hết những gì gian khổ, hy sinh mà tướng Lượng đã trải qua: từ biệt ghế nhà trường theo cha làm cách mạng từ lúc 17 tuổi, sau đó chưa đầy ba năm đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam; kinh qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở ngay chiến trường ác liệt Đông Nam Bộ và trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ lúc 19 tuổi; nhiều lần vượt qua cái chết khi trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, nhất là khi bị địch phản kích trong cuộc Tổng tiến công và nỗi dậy mùa Xuân năm 1968. Là người từng tập kết sống trên đất Bắc; từng chiến đấu, chỉ huy từ cấp tiểu đội, trung đội cho đến tiểu đoàn, sư đoàn, Quân đoàn; từng có mặt cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới ở hai đầu Tổ quốc; từng chiến đấu đánh Pôn Pốt ở chiến trường Campuchia trong nhiều năm ròng rã.
Trung với nước, hiểu với dân; vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và quân đội giao cho; giữ trọn hiểu đạo với mẹ cha; thủy chung với vợ, trách nhiệm với con; nghĩa tình với bè bạn, anh em, đồng chí; thông minh, đấ tài, nhưng khiêm nhường là những phầm giá cao đẹp mà tôi thấy được ở Trung tướng Lưu Phước Lượng. Về phần riêng, tôi cảm ơn anh Năm rất nhiều.
Hà Nội, ngày 27-1-2019 (22 tháng Chạp Mậu Tuất)
- VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC NHỮNG TRANG HỒI ỨC CỦA ANH NĂM KHỔNG MINH
- Trung tướng, PGS, TS. TRẦN XUÂN NINH Nguyên Giám đốc Học viện Lục quân – Bộ Quốc phòng
Anh có một trí nhớ tuyệt vời. Từ thuở ấu thơ cho đến khi trở thành một vị tướng trải qua các chiến trường đầy gian khổ hy sinh, anh đã lột tả không sót một chi tiết nào (trừ những điều anh không muốn nói ra); cả gia đình nội, ngoại, bạn bè “các bạn già” và những kỷ niệm khó quên từ người đứng đầu Chính phủ cho đến cu Tèo (cậu phục vụ). Cả cuộc đời anh chí biết dành cho lý tưởng cao đẹp của Đảng, là chiến đấu góp phần giải phóng quê hương, đất nước. Cho đến lúc về với cuộc sống đời thường, ngày đêm anh vẫn còn trăn trở làm sao cho đất nước mình ổn định, phát triển, cuộc sống củan hân dân ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Anh là người đam mê nghiên cứu, sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn; con người bản lĩnh, trì tuệ, kiên quyết và nhân văn, con người anh năng động, sáng tạo, nhạy bén, tư duy sắc sảo (kiến thức toàn diện).
Trong sinh hoạt thì giản dị thanh cao
Đối với cấp trên kính trọng,
Đối với bạn bè chung thủy,
Đối với cấp dưới gần gũi, tận tình, giúp đỡ, chí bảo,
Đối với gia đình hiểu thảo, mẫu mực.
Tôi thấy những gì anh có được bởi hai yếu tổ tạo nên:
+ Với ý chí, nghị lực của con người anh,
+ Truyền thống tốt đẹp, cao quý của gia đình là động lực, nền tảng cho anh, đó là một người cha kính trọng, người mẹ đảm đang, các anh, chị, em và tất cả các cá thế hòa quyện trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.
Khi anh trở thành người lãnh đạo, chỉ huy có công rất lớn đối với sư đoàn; bối cảnh sư đoàn lúc bấy giờ cực kỳ khó khăn và phức tạp, chuyển hướng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, đời sống sinh hoạt thiếu thốn và cơ cực, cán bộ chủ trì sư đoàn biến động, đồng chí Trần Hồng Phẩm – Sư đoàn trưởng chuyến đơn vị mới, đồng chí Hồ Tổ rồi đồng chí Tư Mạnh diễn ra trong thời gian ngắn (cũng phải biến động), như anh đã nói với đồng chí Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Trần Đình Hoan (1989) khi xuống làm việc với đơn vị: “nếu Bộ trưởng ra lệnh cho chúng tôi chết vì Đảng, vì dân thì chúng tôi chết một cách khỏe nhẹ, nhưng Bộ trưởng ra lệnh cho chúng tôi sống thì không biết lấy gì để sống”, tư tưởng cán bộ, chiến sĩ công thần, yêu cầu xây dựng sư đoàn ngày càng cao nhưng anh đã để xuất nhiều chủ trương, giải pháp mang tính đột phá, xây dựng sư đoàn từng bước ổn định và ngày càng phát triển, được cấp trên tin tưởng, cấp dưới kính trọng mến phục.
Khi anh về công tác ở Quân đoàn 4, đặc điểm quân đoàn lúc bấy giờ cũng rất khó khăn và phức tạp nhưng anh đã vận dụng những thành quả ở Sư đoàn, tạo được sự đồng thuận trong Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, xây dựng quân đoàn trở về đúng vị trì của nó là quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ trên các chiến trường để lại những dấu ấn tốt đẹp cho các thế hệ, đây là những bài học quý giá trong lãnh đạo, chỉ huy xây dựng đơn vị trước những yêu cầu của quân đội hiện nay; riêng Nghị quyết số 54 của Thường vụ Đảng ủy quân đoàn, tôi nghĩ rằng có sự hiểu nhầm nhà máy xay xát ở Ô Môn; 1.000ha cao su, tôi thấy đây là một chủ trương đúng đắn, hiệu quả kinh tế rất cao góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, không một ai không nhận thấy điều đó và không tư lợi riêng ai.
Khi anh trở lại Quân khu 9 với vị trì yêu cầu nhiệm vụ hoàn toàn khác với Quân đoàn 4, nhưng với con người bản lĩnh, trì tuệ, tư duy sáng tạo, năng động, đổi mới. “Các nhà quân sự tài giỏi không bao giờ là nhà quân sự thuần túy, trước hết họ là nhà chính trị”; ở anh là nhà chính trị sắc sảo và rất uyên thâm cả hai lĩnh vực; thông qua nội dung chỉ đạo Đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh Kiên Giang, anh nêu lên năm tình huống chiến lược nhưng đi sâu phân tích tình huống 1 và 2 (hai tình huống đấu tranh bằng chính trị là chủ yếu), trong lúc họ đang bí, đang thiếu, đang cần thì anh đã trang bị cho họ cả quan điểm, chủ trương, nhận thức, phương pháp, tổ chức sử dụng lực lượng… từ tầm nhìn cho đến cách xử lý những tỉnh huống cụ thể trên từng địa bàn cụ thể như biên giới, biển đảo, nội địa, đây là tư tưởng chỉ đạo, tầm nhìn chiến lược mang tỉnh quốc gia đâu chí riêng Quân khu 9.
Khi anh rời khỏi Quân khu 9 nhận nhiệm vụ mới trong anh vẫn còn băn khoăn và nỗi buồn, tôi nghĩ một phần do lịch sử để lại, một phần cũng nóng lòng muốn có nguồn vốn để chăm lo xây dựng nơi ăn chốn ở cho đơn vị khang trang, một phần tôi nói ra đây không biết có đúng hay không, nếu như và nếu như vị tư lệnh là một người khác… Hoàn thành nhiệm vụ bí thư Đảng ủy – Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9 lên làm Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, với tư duy sắc sảo và tâm nhìn xa, anh nhanh chóng thích nghi với nhiệm vụ mới, anh đã chủ động phối hợp đề xuất những chủ trương, giải pháp tập trung giải quyết hai vấn đềl ớn mang tầm quốc gia. Một là: tăng cường quan hệ với bạn Campuchia, cùng bóc gỡ những thế lực thù địch đội lốt sư sãi, kích động đồng bào dân tộc Khmer, sư sãi Khmer, họ đạo Bảo Lộc, tăng ni sư sãi khiếu kiện đòi đền bù đất đai, gây rồi mất trật tự an ninh, những chủ trương đó cùng một lúc vừa trừng trị những kẻ cầm đầu, vừa đưa ra được những chính sách đền bù thỏa đáng cho nhân dân, đã giải quyết được sự ổn định tình hình chính trị để tập trung xây dựng và phát triển. Hai là: anh là một trong những thành viên quan trọng trong đề án “diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long” mà anh đã bồn lần làm trưởng ban, một đề án tầm cỡ quốc gia không những nó gắn kết các tỉnh trong vùng, các bộ, ngành, các địa phương mà vươn ra một số nước trong khu vực, tạo sự giao lưu, quan hệ hợp tác và thúc đầy phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực.
Xin cảm ơn anh, chúc mừng anh đã đóng góp nhiều sức lực, trì tuệ không những cho quân đội mà cho cả quốc gia và dân tộc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17-1-2019
- NGƯỜI CÁN BỘ, NGƯỜI LÍNH, VỊ TƯỚNG XỨNG DANH LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ.
- Trung tướng, anh hùng LLVT Lê Thái Bê, nguyên chính ủy trường sĩ quan lục quân 2.
Xếp lại bản thảo của anh, rồi tôi lại mở từng trang đọc lại say sưa kính phục! Thật là một cuốn ký ức đầy ấn tượng, thân thương, bình dị mà hào hùng, sâu sắc, tin cậy biết bao!
Anh là người con của những miền quê kiên trung bất khuất và văn hiến. Đất Quảng Nam và đất Thủ Dầu Một lừng danh! Dòng dõi của anh thuộc những dòng tuấn kiệt của Miền Nam ruột thịt. Gia đình hai bên nội, ngoại đều là những gia đình thuần phong, khí tiết, có cha mẹ là những người kiên gan, nhân từ, vào sinh ra tử đóng góp xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng ta và Bác Hồ, giữa dòng tộc, gia đình như vậy, tất yếu sản sinh những con người ưu tú như những anh, chị, em của anh. Anh cũng có người bạn đời, người đồng chí tâm đầu ý hợp, một người con gái điển hình của đất mũi Cà Mau thân thương, anh dũng. Bởi vậy, chúng ta hiểu vì sao anh đã trải qua tuổi thơ êm đềm mà dữ dội; qua tuổi thanh xuân khói lửa hào hùng; trở thành một cán bộ xuất sắc của quân đội, của Đảng; là người đồng chí, người con, người anh, người bạn thân thương của nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ và nhân dân ta. Cũng như nhiều bậc cha anh và đồng chí cùng thế hệ, anh luôn có mặt ở những nơi khó khăn, ác liệt nhất, những nơi đầu sóng, ngọn gió và đã có những cống hiến không thế phai mờ cho Đảng, cho đất nước ta, quân đội ta.
Tôi có may mắn được làm cán bộ chính trị cấp dưới trực tiếp của anh từ năm 1990 ở Sư đoàn bộ binh 5, Quân khu 7. Sau này là ở Quân đoàn 4. Khoảng 10 năm dưới sự chủ trì về chính trị của anh và cho tới nay luôn được gần gũi anh, tôi hết sức khâm phục và tham thía về con người, phong cách làm việc hiệu quả của anh.
Anh em cán bộ, chiến sĩ chúng tôi thường tâm sự với nhau về anh Năm Lượng, anh Ba Hòa, anh Ninh… ở Sư đoàn 5; các anh Năm Chữ, Tư Nguyễn, Sáu Thành, Sáu Từ ở Quân đoàn 4… Các anh là những cán bộ chủ trì, chủ chốt có bản lĩnh trí tuệ và phong cách công tác mẫu mực cũng như lối sống chan Hòa.
Đã đóng góp có tình quyết định trong củng cố, xây dựng đơn vị vượt bao gian nan sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trở về, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với riêng anh, chúng tôi thấy rõ anh là người đặc biệt tâm huyết, trách nhiệm. Anh lao tâm khổ tứ có mặt khắp nơi, nắm, phân tìch, nhận định sâu sắc tình hình và giải quyết hiệu quả các vấn đề, các sự việc; chủ trì lãnh đạo dân chủ, đoàn kết, xác định những chủ trương biện pháp sắc bén của cấp ủy; chỉ đạo tiến hành công tác đảng, công tác chính trị hết sức tinh tế, thuyết phục. Anh có những ý kiến việc làm kiên định, sáng tạo góp phần hoàn thiện củng cố nâng cao vai trò tổ chức Đảng, người chỉ huy; chức năng, nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị. Anh quan tâm sâu sắcvà chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác cán bộ, đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp. Anh luôn nhấn mạnh: mọi suy nghĩ việc làm đều phải vì nhiệm vụ, vì tổ chức, vì từng con người. Chính vì vậy ở anh, ta thấy con người của sự nghiệp, đặt sự nghiệp tập thế lên trên hết. Anh thương từng người khi gặp khó, sẵn sàng giúp đỡ hết lòng.
Anh trân trọng từng ý kiến hay, từng việc làm tốt, dù nhỏ. Anh em chúng tôi cũng nhận thấy ở anh một người có trình độ quân sự cao,sắc sảo trong cả lĩnh vực xây dựng đơn vị chính quy, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cũng như khi anh tham gia xác định các quyết tâm, kế hoạch quân sự tác chiến từ cấp phân đội đến cấp chiến dịch, chiến lược.
Đặc biệt, càng về sau, các ý kiến, các bài viết của anh, khi trò chuyện với anh, càng cho thấy anh thật bản lĩnh, có thế giới quan, phương pháp luận chắc chắn; phân tìch thực tiễn hết sức sắc bén cả trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế – xã hội, ngoại giao… mang tầm chiến lược có ý nghĩa sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.
Với tôi, anh là người anh, người thầy, người bạn kinh mến và thân thương. Tôi thấy anh là người lính, là cán bộ, vị Tướng xứng danh lời dạy của Bác Hồ.
Đọc cuồ n sách củaanh, ta sẽ thấy thật là lý thú và bồ ìch.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2-4-2019
Vài suy nghĩ nhân đọc “Dấu ấn cuộc đời” của Trung tướng Lưu Phước Lượng
Đọc “Dấu ấn cuộc đời” của Trung tướng Lưu Phước Lượng, một vị tướng mà cả cuộc đời gắn bó với các cuộc chiến, sự thăng trầm của đất nước, tôi bất ngờ vì mình thân thiết với anh đã lâu nhưng đến nay mới cảm nhận về anh đầy đủ hơn. Càng thấy những quy chiều, phạm vi điều chỉnh củaviệc viết hồi ký, tự truyện hoàn toàn có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn.
( còn tiếp kỳ cuối )